Xuất các giải pháp thích ứng và ứng phó với tình hình khí hậu hiện nay tại khu vực NTB và TN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của EL NINO và biến đổi khí hậu đến lượng bốc hơi tiềm năng khu vực nam trung bộ và tây nguyên luận văn thạc sĩ phần 3 (Trang 38 - 42)

nay tại khu vực NTB và TN

Khu vực NTB và TN của Việt Nam được đánh giá là một trong những vùng chịu tác động mạnh nhất của hiện tượng El Nino và BĐKH. Do đó việc thích ứng với sự thay đổi thời tiết do tác động của hiện tượng El Nino và BĐKH trở thành vấn đề bức thiết trước mắt và lâu dài. Các nội dung hoạt động thích ứng cần được triển khai theo lĩnh vực và vùng/miền/địa phương.

Khu vực NTB và TN chủ yếu là phải tập trung vào bảo đảm quản lý tổng hợp và phát triển bền vững từ đó đảm bảo an ninh lương thực, an toàn cho nhân dân và các giá trị văn hóa trong điều kiện phải gánh chịu tác động nghiêm trọng của hiện tượng El Nino và BĐKH. Các cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương cần sớm đề xuất thực hiện xây dựng các kế hoạch hành động nhằm thích ứng với các tác động của hiện tượng El Nino và BĐKH đối với khu vực địa phương.

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 76% diện tích tự nhiên. Các giải pháp quản lý, sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu, El nino cho vùng Duyên hải Nam trung bộ nên được xây dựng trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng như lượng bốc hơi tiềm năng, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi, từ đó đề xuất thay đổi các loại hình sử dụng đất, từ đó xây dựng các giải pháp thích ứng để sử dụng hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất nông nghiệp của vùng này. Các giải phám có thể kể đến như chuyển dịch cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước. Sử dụng các giống chịu hạn, sinh trưởng nhanh, đặc biệt là các giống cây bản địa, các cây họ đậu phù hợp với hệ thống nông nghiệp của vùng và các tỉnh

81

trong vùng. Nhưng giống cây khỏe chịu khô hạn có thể kể đến như: điều, ca cao, ôliu.., các cây nông nghiệp ngắn ngày: hành tím, khoai lang, đậu, mía.., các cây ăn quả đan xen: thanh long, xoài, mãng cầu xiêm....Đối với 2 tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ tình trạng khí hậu cực đoan là Ninh Thuận và Bình Thuận, cần thay lúa bằng những loại cây chịu hạn, có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Đối với khu vực Tây Nguyên căn cứ vào các dự báo nắng nóng, lượng mưa ngày mà chủ động gieo trồng sớm hơn so với canh tác truyền thống để tránh hạn, tránh mưa bất thường khi chuẩn bị thu hoạch. Bên cạnh đó, cũng nên có thể kết hợp rồng xen canh theo hướng đa dạng sinh học vừa giảm thiểu ảnh hưởng vừa để ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu cũng như giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất trồng. Trồng xen các loại cây trong vườn cà phê, hồ tiêu không chỉ tạo độ ẩm trong đất, chắn gió cho cây trồng, thích ứng tốt với biến đổi khí hậu mà còn đem lại thu nhập thêm từ các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như sầu riêng, bơ ngoài ra, việc đa dạng hóa cây trồng cũng sẽ giúp nông dân đối phó với những diễn biến khó lường của thời tiết.

Tây Nguyên không nên mở rộng thêm diện tích mà phải chuyển diện tích cà phê bấp bênh về nguồn nước sang trồng cây chịu hạn, cùng với đó là cải tạo giống cây trồng cho năng suất, chất lượng tốt. Xem xét chuyển một số diện tích đất ở các vùng có điều kiện khí hậu không thuận lợi, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn và những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự biến đổi khí hậu. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiểu vùng khí hậu và thổ nhưỡng cũng là một giải pháp đang được triển khai để thích ứng với biến đổi khí hậu. Ví dụ như tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông với đặc thù đất pha cát và khí hậu nóng khắc nghiệt có thể tiến hành thích hợp với các loại cây ăn quả như nhãn, vải thiều, cam, quýt… Không chỉ thế cần triển khai và áp dụng các ứng dụng khoa học – công nghệ để nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, xây dựng các nhà màng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tưới nước tiết kiệm; chống bốc thoát hơi nước để nuôi trồng nhằm giảm lượng nước sử dụng tưới cho cây trồng bằng cách dung các sản phẩm phụ như rơm, rạ, cỏ,

82

lá cây… để phủ xung quanh gốc hoặc trên mặt luống chống bốc thoát hơi nước, giữ ẩm cho vùng rễ cây, hạn chế khả năng bốc hơi nước.… cũng như tăng cường sử dụng phân hữu cơ (phân xanh, phân chuồng, phân ủ)

Một số biện pháp khác cũng có thể được áp dụng để thích ứng và hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực từ biến đổi khí hậu và El nino như sau:

- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về quản lý, sử dụng đất đai trong điều kiện biến đổi khí hậu.

+ Rà soát hệ thống pháp luật, chính sách hiện hành, đánh giá mức độ quan tâm đến yếu tố BĐKH trong các văn bản pháp luật và chính sách đất đai của Nhà nước liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất nói chung, nông nghiệp nói riêng.

+ Cần có chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên, hướng tới sử dụng đất bền vững. Khuyến khích thành lập các trang trại sản xuất nông lâm kết hợp cũng như sử dụng các biện pháp bảo vệ, phục hồi đất bị tác động của biến đổi khí hậu. Các khu vực đất bị tác động nặng (như Ninh Thuận, Bình Thuận,...) cần có chính sách hỗ trợ, ưu đãi người sử dụng.

+ Có chính sách giao bảo vệ rừng phòng hộ nơi xung yếu và rừng phòng hộ đầu nguồn, ưu tiên quỹ đất và ưu đãi tài chính trong trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.

+ Có chính sách nhằm mở rộng hợp tác quốc tế, thiết lập các kênh trao đổi hợp tác song phương, đa phương trong khắc phục hậu quả tác động của biến đổi khí hậu.

+ Quy hoạch và quản lý tổng hợp đất lâm nghiệp trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án trồng rừng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng, phục hồi rừng, tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng tại những khu vực đất trống đồi trọc. Bảo vệ nghiêm ngặt, tăng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn và nâng cao độ che phủ của rừng (đặc biệt là khu vực đầu nguồn sông Thu Bồn, sông Trà Bồng, Trà Khúc…). Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất, khoán rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật Đất đai; Luật bảo vệ và phát triển rừng; củng cố hệ thống các

83

cơ quan quản lý nhà nước để hướng dẫn khai thác, sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng, kết hợp với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư.

- Đối với các khu vực đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhất là tình trạng khô hạn do ảnh hưởng của BĐKH gây nên thiếu nước trầm trọng cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Cần đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thủy lợi để chủ động nguồn nước là tiền đề quan trọng hàng đầu để cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân ứng phó với hạn hán. Xây dựng các công trình ngăn chặn việc xâm nhập mặn dọc hai bên các bờ sông không chỉ để ngăn xâm nhập mặn mà còn lưu giữ nguồn nước ngọt, góp phần thoát lũ vào mùa mưa, cấp nước vào mùa khô hạn. Xây dựng các kênh “nối mạng” để tận dụng triệt để nguồn nước xả từ các nhà máy thủy điện vào mùa mưa để đưa nước những nơi thừa đến những khu vực khô hạn.

- Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi và xử lý nước thải một cách đồng bộ ở các khu vực nuôi tôm trên cát vùng ven biển nhằm hạn chế cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra cần nghiên cứu và triển khai các phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, giảm các ngành sử dụng nhiều nước ngọt: phát triển trồng cây công nghiệp thay cho cây lúa; phát triển các ngành nghề đặc trung của từng vùng như nuôi dê, cừu, lạc đà, đà điểu, trồng sa nhân, nha đam, trầm hường, xương rồng không gai…; phát triển các ngành nghề liên quan đến nước lợ và nước mặn như nuôi trồng thủy hải sản, du lịch, chế biến đánh bắt xa bờ, khôi phục và phát triển các rạn san hô và rừng ngập mặn…

84

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của EL NINO và biến đổi khí hậu đến lượng bốc hơi tiềm năng khu vực nam trung bộ và tây nguyên luận văn thạc sĩ phần 3 (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)