KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của EL NINO và biến đổi khí hậu đến lượng bốc hơi tiềm năng khu vực nam trung bộ và tây nguyên luận văn thạc sĩ phần 3 (Trang 42 - 46)

1. Kết luận

Do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng mạnh của El Nino, kết hợp với các tác động của BĐKH đã gây ảnh hưởng đáng kể đến lượng bốc hơi tiềm năng trên khu vực này. Mức độ ảnh hưởng này được thể hiện qua các kết quả tính toán chỉ số ETo trong giai đoạn 2046 – 2065 so với giai đoạn 1977 – 2018 dựa trên kịch bản BĐKH RCP4.5 và RCP8.5.

Bằng phương pháp kiểm định phi tham số Mann-Kendall và xu thế Sen, kết quả xác định xu thế cho thấy ETo có xu thế tăng khá rõ với 20/22 trạm có xu thế tăng với độ tin cậy trên 70%. Theo 2 tiểu vùng khí hậu là NTB và TN thì mức tăng ETo trong hơn 40 năm qua so với ETo trung bình trên các khu vực khác thì mức tăng này là khá nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1,5% đến 1,8% và sẽ không làm tăng đáng kể đến yêu cầu nước cho cây trồng. Theo kiểm định t-test cho thấy mức tăng ETo trung bình khu vực này là không có sự khác biệt.

Kết quả khảo sát xu thế của các biến khí tượng có liên quan đến ETo cho thấy nhiệt độ thể hiện sự thay đổi rõ nét nhất và có xu thế tăng với độ tin cậy từ 99% trở lên và mức tăng trung bình khoảng 0,6 ± 0,17 oC trong hơn 40 năm qua. Các yếu tố còn lại có xu thế chưa thực sự rõ rệt, thể hiện qua mức thay đổi trung bình cũng như phần trăm số trạm có xu thế rõ rệt. Qua việc khảo sát vai trò của các yếu tố khí tượng có liên quan bằng cách thay giá trị các yếu tố còn lại bằng giá trị trung bình, kết quả cho thấy vai trò của nhiệt độ là rõ rệt nhất đến xu thế tăng hay giảm của ETo. Kết quả cho thấy trong 40 năm qua nhiệt độ tăng đã đóng góp tới 98,8% vào mức tăng của ETo. Độ ẩm tương đối tuy có mức giảm nhẹ nhưng rất nhạy cảm với ETo và đã làm tăng ETo tăng khoảng 15%. Số giờ nắng giảm nhẹ cũng làm cho ETo giảm khoảng 10%. Tốc độ gió do có sự thay đổi không đáng kể nên gần như không đóng góp vào sự thay đổi của ETo.

85

khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 5. Trong khoảng thời gian này mức chênh ETo giữa các năm El Nino và La Nina tăng trung bình khoảng 0,34 mm/ngày. Do khoảng thời gian khô hạn nhất đối với khu vực NTB và TN là từ tháng 1 đến tháng 5 nên nó ảnh hưởng đến độ ẩm đất trước mùa khô và làm tăng lượng tưới trong mùa khô. Trong các năm EL Nino, lượng mưa mùa khô ở khu vực NTB và TN thường thiếu hụt nghiêm trọng, ngoài ra các tháng cuối mùa khô cũng là thời gian có ETo và ΔETo cao nhất và nên hạn hán nghiêm trọng trên khu vực NTB và TN thường xảy ra vào cuối mùa khô.

Trong số các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm tương đối, số giờ nằng và gió, khi giữ lại l yếu tố và thay các yếu tố còn lại bằng giá trị trung bình, kết quả khảo sát cho thấy số giờ nắng giữ một vai trò quan trọng nhất đến chênh lệch ETo giữa pha ấm và pha lạnh của ENSO. Trong khoảng từ tháng 11 đến tháng 5, số giờ nắng trong các năm El Nino cao hơn so với các năm La Nina từ 0,77 giờ/ngày đến 1.58 h/ngày. Mức tăng này của số giờ nắng đã đóng góp chính vào mức chênh trung bình của ETo giữa pha ấm và pha lạnh trong các tháng này từ từ 58% đến 86%. Do tốc độ gió không sự thay đổi rõ rệt giữa 2 pha nên phần còn lại là đóng góp của độ ẩm và nhiệt độ. Mức độ đóng góp của nhiệt độ và độ ẩm cao nhất vào tháng 4 và tháng 5 nhưng cũng chỉ dưới 20% cho mỗi yếu tố. Do số giờ nắng giữ một vai trò quan trọng nên để giảm hạn nông nghiệp cần chọn và bố trí cây trồng phù hợp vào các năm El Nino.

Ảnh hưởng của BĐKH đến lượng bốc hơi tiềm năng tại khu vực NTB và TN theo kịch bản RCP4.5 và kịch bản RCP8.5 được tính bằng sự thay đổi chỉ số ETo ở các mốc thời gian trong tương lai (2046 – 2065) so với chỉ số ETo trong giai đoạn chuẩn (1977 – 2018). Khu vực NTB và TN giai đoạn 2046 – 2065, ETo có xu thế tăng cao hơn so với giai đoạn 1977 - 2018. Theo kịch bản RCP4.5 thì khu vực này có tháng có mức tăng ETo lên tới trên 4 % so với giai đoạn 1977 – 2018 tại khu vực trạm An Khê, Kom Tum và Playcu thuộc TN còn đối với kịch bản RCP8.5 thì khu vực tăng cao nhất tại trạm An Khê thuộc TN, tăng lên tới 5,5%. Thống kê số liệu cũng cho thấy khu vực TN có mức tăng ETo cao hơn khu vực NTB. Xét 10 trạm có mức tăng cao trung bình năm cao nhất trong cả hai kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 thì TN có 7 trạm,

86

NTB chỉ có 3 trạm, trong đó 3 trạm cao nhất đều nằm ở khu vực TN: Trạm An khê, Playcu và Liên Khương.

Ngoài ra có thể thấy các tháng thường xảy ra khô hạn là tháng 1 đến tháng 4, mức tăng của ETo thường cao hơn so với các tháng còn lại. Điều này cho thấy ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm yêu cầu nước tưới sẽ tăng cao vào mùa khô, sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

2. Kiến nghị

Hiện nay khu vực NTB và TN đang chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH kết hợp cùng hoạt động của hiện tượng El Nino làm tăng mức độ khô hạn tại khu vực đang là vấn đề nguy cấp gây bất ổn cho môi trường và cuộc sống của con người trong khu vực nghiên cứu. Chính vì vậy, cần có các giải pháp nhằm thích ứng với hiện tượng El Nino và BĐKH phù hợp và cần được triển khai thực hiện để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thất gây ra do tác động tiêu cực của hiện tượng El Nino và BĐKH. Để cải thiện khả năng ứng phó, phòng ngừa tác động của hiện tượng El Nino và BĐKH, trước mắt cần ưu tiên cao cho việc chuẩn bị biện pháp ứng phó đối với các sự kiện biến đổi khí hậu liên quan đến El Nino và BĐKH, xây dựng bản đồ nguy cơ và hỗ trợ xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hiệu quả, thường xuyên nhằm dự báo trước các biến động bất lợi có thể xảy ra trong tương lai từ đó có các phương pháp thích ứng hiệu quả hơn. Tiến hành thí điểm thí điểm một số nơi sau đó chia sẻ kinh nghiệm một cách thiết thực nhất với các khu vực khác và họ cũng là những đơn vị chia sẻ bài học kinh nghiệm từ cấp cộng đồng rất tốt đối với các cấp huyện, tỉnh và cấp Trung ương để các cấp trên có thể đề ra các chính sách triển khai một cách phù hợp. Các tổ chức phi chính phủ cũng sẵn sàng thực hiện việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như sẵn sàng tham gia vào các cuộc tham vấn với các cơ quan chính phủ để có thể xây dựng được các tài liệu hướng dẫn lập và triển khai kế hoạch một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, các can thiệp về dự phòng El Nino và BĐKH theo các thách thức cụ thể là rất cần thiết ở những vùng tổn thương cao, xác định ưu tiên chính sách về giá và

87

dự trữ đủ lương thực trước các sự kiện El Nino và BĐKH, điều chỉnh các chính sách an sinh xã hội phù hợp.

Nghiên cứu này còn chưa đầy đủ nhưng đã cho thấy El Nino và BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng bốc hơi tiềm năng nói riêng và tình hình khô hạn ở tại NTB và TN nói chung. Trong tương lai cần nghiên cứu chuyên sâu hơn về tác động tổng hợp của hiện tượng El Nino – BĐKH đến các lĩnh vực khác nhau, nhất là nông nghiệp (ảnh hưởng đến an ninh lương thực, đe dọa xuất khẩu lương thực, tăng giá thành sản xuất lương thực, phát sinh nạn đói,…) và xây dựng kế hoạch thích ứng phù hợp từ ngắn hạn cho đến dài hạn theo từng giai đoạn từ đó góp phần tìm kiếm lời giải cho các nhà hoạch định chính sách (lĩnh vực dễ bị tổn thương, cải cách chính sách nông nghiệp...).

88

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của EL NINO và biến đổi khí hậu đến lượng bốc hơi tiềm năng khu vực nam trung bộ và tây nguyên luận văn thạc sĩ phần 3 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)