1. Kết luận
Trong nghiên cứu này, một phương pháp xếp loại học tập của sinh viên được thực hiện trên mơ hình mới, thay vì mơ hình theo thang điểm cứng trước đây. Tuy nhiên, tác giả vẫn giữ tồn bợ kết quả học tập theo quy định của Nhà trường, và đưa ra kết quả song song để gợi ý cho nhà trường có những chọn lọc cụ thể để giới thiệu đến các đơn vị sử dụng lao đợng. Qua đó, nhà trường có cái nhìn tổng qt hơn về quá trình đào tạo và xây dựng hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo tạo tốt hơn để làm tiền đề cho việc phân loại sinh viên trong quá trình học tập tại trường trong giai đoạn hợi nhập quốc tế ASEAN với những nhóm sinh viên chất lượng cao và những nhóm sinh viên cịn lại phục vụ trong tỉnh hoặc trong nước.
Trong quá trình thực nghiệm với 15 tập dữ liệu kết quả trên, tác giả đã chọn ngành Điều dưỡng khoá 6 để so sánh ngẫu nhiên với kết quả của sinh viên sau khi tốt nghiệp thì kết quả dự báo từ các thuật toán trên đều mang lại hiệu quả như mong đợi, cụ thể số lượng sinh viên tham gia việc làm đạt khoảng 60% trong kết quả dự báo của giải thuật; đây cũng là kết quả khả quan cho nghiên cứu này. Tuy nhiên, tác giả chỉ sử dụng mợt tập ngẫu nhiên vì thế chưa đánh giá hết hiệu quả của các tập dữ liệu khác.
Đây cũng là bước đột phá mới của nhà trường trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin để giải quyết bài tốn cải cách hành chính tại Trường CĐYT Đồng Tháp và cũng là điều kiện để nâng cấp phần mềm Quản lý Đào tạo tại trường lên mợt mức cao hơn vừa có thể hỗ trợ cho nhà trường, vừa có thể giúp cho các đơn vị trong ngành giải quyết bài toán sinh viên chất lượng cao hiện nay, đồng thời cũng là mục tiêu ứng dụng CNTT cho việc chuyển đổi số nhà trường giai đoạn 2021 – 2025 và tầm nhìn 2030 tiến đến trở thành trường đào tạo chất lượng cao khu vực Mekong.
60