Đánh giá chung về vấn đề chính sách và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ cho

Một phần của tài liệu can thiệp hỗ trợ người khuyết tật (Trang 28 - 32)

5. Kết cấu của tiểu luận

2.4. Đánh giá chung về vấn đề chính sách và thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ cho

hỗ trợ cho người khuyết tật tại tỉnh Bình Dương

2.4.1. ưu điểm:

Việc thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 trong những năm qua luôn được tỉnh Bình Dương nói riêng và cả nước nói chung quan tâm thực hiện nhằm đảm bảo cho NKT thụ hưởng tất cả các chính sách hỗ trợ, tạo động lực để họ vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Những năm vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, và các cấp lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội đã cơ bản tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người khuyết tật được hưởng các chính sách về Giáo dục, Y tế, Đào tạo việc làm. Giới thiệu việc làm, tham gia các hoạt động xã hội và các công trình cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Những năm vừa qua, mặc dù có gặp nhiều khó khăn nhưng các cơ quan ban ngành cũng cố gắng xây dựng và thực hiện nghiêm túc đề án 1019 của Chính phủ, dù biết chưa thật sự đem lại tốt nhất cho người khuyết tật nhưng những năm sắp tới Ủy ban nhân dân tỉnh cùng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đưa ra nhiều chính sách phù hợp hơn đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

2.4.2. hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, thực tế vẫn còn tồn tại những khó khăn hạn chế như:

Trong xác định mức độ khuyết tật: Còn chưa có sự phù hợp giữa các tiêu

chuẩn trong giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật, khuyết tật gây nên và Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH do đó gây ra những khó khăn nhất định trong việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã. Chưa có Danh mục các loại bệnh hiếm để làm căn cứ, cơ sở cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã khi xác định dạng khuyết tật khác.

Nhận thức về người khuyết tật: Tuy nhận thức xã hội về người khuyết tật đã

từng bước thay đổi so với trước nhưng cũng còn hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu. Vẫn còn một số người khuyết tật chưa tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống mà luôn tự ti với bản thân. Đây là một vấn đề rất khó khi thực hiện trợ giúp, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên, khi người khuyết tật tự ti với bản thân họ sẽ có tâm lý trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của gia đình và xã hội.

Hiện nay, Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn

trong việc tuyển sinh người khuyết tật học nghề. Họ đa phần sống ở cộng đồng, chưa có nghề nghiệp ổn định nhưng không muốn tham gia học nghề, có nguyện vọng được giới thiệu việc làm để có thu nhập ngay. Mặt khác, người khuyết tật tham gia học nghề tại Trung tâm là người khuyết tật khiếm thính, thiểu năng trí tuệ chiếm đa số, quá trình truyền đạt kiến thức kỹ năng nghề các em tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Rất nhiều em khoảng 2, 3 năm mới có thể tốt nghiệp sơ cấp nghề. Số cơ sở có nhu cầu tuyển dụng người khuyết tật trên thực tế còn hạn chế so với nhu cầu tìm việc làm của người khuyết tật. Các thông tin về các chính sách, tiếp cận giao thông và tiếp cận công nghệ thông tin đối với người khuyết tật còn hạn chế: người khiếm thị chưa thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình (phần mềm đọc chữ, chữ nổi, ..) và chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp. Gia đình có người khuyết tật thường cưng chiều do họ bị thiệt thòi nên cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng để người khuyết tật ỉ lại không muốn tự lực vươn lên.

Pháp luật về người khuyết tật: Luật người khuyết tật chưa quy định ghi nhận

và đảm bảo thực hiện hóa nguyện vọng được làm việc của người khuyết tật, chưa quy định rõ về các chế tài xử phạt, đặc biệt là các hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử với người khuyết tật, vấn đề kì thị xã hội đối với người khuyết tật, hoặc không thực hiện những vấn đề được quy định trong luật liên quan đến nhu cầu và quyền của người khuyết tật về vấn đề giải quyết việc làm.

2.4.2.1. trong xác định mức độ khuyết tật

Còn chưa có sự phù hợp giữa các tiêu chuẩn trong giám định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật, khuyết tật gây nên và Thông tư 01/2019/TT- BLĐTBXH do đó gây ra những khó khăn nhất định trong việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã.

Chưa có Danh mục các loại bệnh hiếm để làm căn cứ, cơ sở cho Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã khi xác định dạng khuyết tật khác.

2.4.2.2. Nhận thức về người khuyết tật

Tuy nhận thức xã hội về người khuyết tật đã từng bước thay đổi so với trước nhưng cũng còn hạn chế, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu.

Vẫn còn một số người khuyết tật chưa tự nỗ lực vươn lên trong cuộc sống mà luôn tự ti với bản thân. Đây là một vấn đề rất khó khi thực hiện trợ giúp, tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên, khi người khuyết tật tự ti với bản thân họ sẽ có tâm lý trông chờ, ỷ lại sự giúp đỡ của gia đình và xã hội.

Hiện nay, Trung tâm Dạy nghề người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển sinh người khuyết tật học nghề. Họ đa phần sống ở cộng đồng, chưa có nghề nghiệp ổn định nhưng không muốn tham gia học nghề, có nguyện vọng được giới thiệu việc làm để có thu nhập ngay. Mặt khác, người khuyết tật tham gia học nghề tại Trung tâm là người khuyết tật khiếm thính, thiểu năng trí tuệ chiếm đa số, quá trình truyền đạt kiến thức kỹ năng nghề các em tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Rất nhiều em khoảng 2, 3 năm mới có thể tốt nghiệp sơ cấp nghề.

2.4.2.3. pháp luật về người khuyết tật

Luật người khuyết tật chưa quy định ghi nhận và đảm bảo thực hiện hóa nguyện vọng được làm việc của người khuyết tật, chưa quy định rõ về các chế tài xử phạt, đặc biệt là các hành vi ngược đãi, phân biệt đối xử với người khuyết tật, vấn đề kì thị xã hội đối với người khuyết tật, hoặc không thực hiện những vấn đề được quy định trong luật liên quan đến nhu cầu và quyền của người khuyết tật về vấn đề giải quyết việc làm.

2.4.3. nguyên nhân của những hạn chế

Trong xác định mức độ khuyết tật: trên lý thuyết đặt ra con số đo lường là tuyệt đối trong việc giám định mức độ khuyết tật ở địa phương nhưng khi áp vào thực tiễn thì lại là thuyết tương đối, chính vì thế gây ra sự khó khăn của các Hội đồng giám định mức độ khuyết tật ở cấp xã, phường, thị trấn của tỉnh. Bên cạnh đó, với môi trường phát triển kinh tế xã hội gắng liền với kinh tế công nghiệp thì sẽ sinh ra những biến thể dị tật mà chúng ta chưa đưa vào danh mục hỗ trợ.

Nhận thức về người khuyết tật: Nguyên nhân là do những người khuyết tật họ bị mặc cảm, tự ti với bản thân. Và sự nhận thức của xã hội đối với người khuyết tật vẫn còn hạn chế, những người khuyết tật đang sinh sống cùng gia đình và chưa thực sự muốn thoát li ra xã hội để hòa nhập cộng đồng. Chính vì điều đó đã góp phần làm cho những người khuyết tật đó không tiếp cận được với các chính sách mà Đảng và Nhà nước đưa ra.

Sự nhận thức, động viên từ gia đình của những người khuyết tật là nguồn động lực để họ cố gắng vượt qua khó khăn thử thách học nghề, hòa nhập cộng đồng. Một mặt của hạn chế nữa là do những người khuyết tật không muốn bị gò bó mà tự đi ra ngoài mưu sinh như: bán vé số, xin ăn, đánh giầy… gây ra sự khó khăn trong công tác vận động người khuyết tật tham gia vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

chương 3

GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖTRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

Một phần của tài liệu can thiệp hỗ trợ người khuyết tật (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w