Nâng cao chất lượng đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật

Một phần của tài liệu can thiệp hỗ trợ người khuyết tật (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của tiểu luận

3.2. một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật ở tỉnh bình

3.2.2. nâng cao chất lượng đào tạo nghề và việc làm cho người khuyết tật

Trước hết cần quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bắt buộc phải nhận 1 tỉ lệ lao động là NKT nhất định nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong giải quyết việc làm đối với NKT kèm theo chính sách ưu đãi đối với họ.

Về trách nhiệm bảo đảm điều kiện và môi trường làm việc thuận lợi cho NKTcủa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như trang thiết bị phù hợp với NKT, giờ làm việc linh hoạt, bàn phím máy tính với hệ thống chữ nổi Braille (cho người mù) …. Việc quy định cụ thể giúp tránh sự hiểu nhầm và giúp người sử dụng lao động hiểu rõ trách nhiệm của mình trong việc tạo môi trường làm việc phù hợp cho NKT.

Quy định chặt chẽ hơn về tổ chức dạy nghề cho NKT như: giáo án phù hợp, chính sách thỏa đáng cho giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề phiên dịch cho người khiếm thính. Thời gian học nghề cần phải linh hoạt.

Bên cạnh đó, tỉnh còn triển khai một số nội dung thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong từng năm học như sau:

Kiện toàn hệ thống quản lý chuyên môn về giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật của địa phương. Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giáo dục khuyết tật cho cán bộ, giáo viên và học sinh. Làm rõ vai trò và trách nhiệm của nhà trường, cộng đồng và gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng, đáp ứng nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ khuyết tật, bảo đảm quyền bình đẳng trong phát triển và giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Tiến hành tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật.

Triển khai thực hiện chương trình giáo dục phù hợp với trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tạo cơ hội cho trẻ em hòa nhập cộng đồng.

Các Phòng giáo dục đòa tạo cử cán bộ theo dõi, giám sát, đánh giá giáo dục hòa nhập của địa phương. Mỗi trường có cán bộ quản lý chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hoặc hỗ trợ giáo viên dạy hòa nhập. Cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật theo dõi chất lượng học tập của trẻ em khuyết tật, quản lý hồ sơ, tổ chức các hoạt động chuyên môn về giáo dục hòa nhập.

Hướng dẫn các cơ sở giáo dục, các trường thực hiện các chế độ ưu tiên hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong học tập thông qua các hình thức miễn, giảm học phí và các khoản đóng khác.

Đối với hoạt động trợ giúp dạy nghề, việc làm cho NKT thì tỉnh cũng chỉ đạo tạo mọi điều kiện như:

Tổ chức cho NKT được học nghề ngắn hạn, NKT được tạo việc làm tại huyện Phú Giáo với thu nhập hàng tháng từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/1 người/ 1 tháng.

Đào tạo các nghề thủ công như: nghề dệt, massage, in lụa, làm tăm tre, làm chổi, sơn mài, điện gia dụng... ở Trung tâm Dạy nghề NKT và các cơ sở dạy nghề của Hội Người mù, Hội Nông Dân.

Một phần của tài liệu can thiệp hỗ trợ người khuyết tật (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w