Những mục tiêu cần đạt được trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác (Trang 34)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰCTIỄN

1.5.2. Những mục tiêu cần đạt được trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam

tam giác” trong hình học lớp 10

Có thể nói nội dung kiến thức của chủ đề này không quá nhiều nên việc làm được bài tập, ghi nhớ công thức cũng không khó khăn lắm. Sau khi học xong nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” trong hình học lớp 10 đòi hỏi HS phải đạt được những mục tiêu sau đây:

Tiết Tên bài Mục tiêu

23 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 1/4)

1. Kiến thức:

+ HS nắm được các “Hệ thức lượng trong tam giác vuông”.

+ HS nắm được định lí côsin, hệ quả và công thức tính độ dài đường trung tuyến.

cạnh, góc, đường trung tuyến.

3. Tư duy, thái độ:

+ HS tư duy linh hoạt trong việc tính toán biến đổi công thức.

+ HS nắm được công thức từ đó biết liên hệ toán học vào trong thực tiễn

4. Năng lực hướng tới:

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề.

- Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ. 24 Các hệ thức lượng trong

tam giác và giải tam giác (tiết 2/4)

1. Kiến thức: Giúp cho HS nắm được định lý hàm số sin.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tính số đo cạnh, góc, bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác khi biết một số yếu tố cho trước.

3. Tư duy, thái độ:

+ HS tư duy linh hoạt trong việc vận dụng công thức.

+ Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập

4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.

25 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 3/4)

1. Kiến thức: Giúp cho HS nắm được các công thức về tính diện tích tam giác.

đường cao trong tam giác, bán kính đường tròn nội tiếp và ngoại tiếp tam giác khi biết một số yếu tố cho trước.

3. Tư duy, thái độ: HS tư duy linh hoạt trong việc biến đổi công thức

4. Năng lực hướng tới: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác.

26 Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác (tiết 4/4)

1. Kiến thức: Giúp HS biết cách vận dụng định lý cosin, định lý sin để tính độ dài các cạnh và các góc của tam giác, tính diện tích tam giác.

2. Kỹ năng: Rèn cho HS biết cách tính toán và ứng dụng vào giải quyết một số bài toán thực tiễn.

3. Tư duy, thái độ: Rèn cho HS khả năng tư duy logic, linh hoạt trong việc lựa chọn công thức phù hợp, có thái độ nghiêm túc học tập, tính toán cẩn thận và chính xác.

4. Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy logic sáng tạo, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

27 Bài tập 1. Kiến thức: Củng cố định lý côsin, định lý sin, công thức về độ dài đường trung tuyến, các công thức về tính diện tích tam giác.

2. Kỹ năng: Vận dụng thành thạo các định lý và các công thức vào giải tam giác và một số bài tập dạng khác.

toán học trong thực tiễn toán học, đo đạc. Liên hệ được với các kiến thức đã học. Rèn luyện tư duy logic, cẩn thận chính xác trong tính toán, rèn luyện kĩ năng sử dụng máy tính cầm tay.

4. Năng lực hướng tới: Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tư duy logic, năng lực hợp tác, năng lực tính toán.

1.5.3. Thực trạng dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” trong chương trình Hình học lớp 10

Phần nội dung kiến thức của chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” là một trong những nội dung khá thú vị và được ứng dụng nhiều trong thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những nội dung khá khó với cả người dạy và người học. Để phục vụ cho nghiên cứu các nội dung của luận văn, chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập ý kiến cũng như tìm hiểu thực trạng dạy, học toán của một số GV và HS tại trường THPT Đoan Hùng. Để trên cơ sở đó có những hiểu biết và cái nhìn chính xác hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy của HS, đề ra được các biện pháp phù hợp với cả GV và HS mục đích để nâng cao chất lượng học và dạy nội dung chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”.

Kết quả khảo sát thực tế cho thấy:

a) Về phía giáo viên

Bảng 1.1. Đội ngũ giáo viên Toán của trường THPT Đoan Hùng

Số lượng

Tuổi nghề Hệ đào tạo Chất lượng GD

1-10 10-20 > 20 CĐ ĐH SĐH TB Khá Giỏi

9 1 8 0 0 7 2 0 4 5

Qua khảo sát cho thấy, một số GV ra trường lâu có thâm niên công tác, có những kinh nghiệm nhất định trong hoạt động giảng dạy nhưng khó tiếp cận, đổi mới trong dạy học. Trong khi đó, cũng có GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, còn gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình dạy HS.

Dự giờ của GV giảng dạy môn Toán nói chung, dạy học Hình học 10 nói riêng, chúng tôi nhận thấy hầu hết giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy học quen thuộc như thuyết trình, diễn giải, đàm thoại... Giờ học diễn ra gần như là giống nhau, GV đưa ra những kiến thức mới cho HS chứ không phải là những cái HS phát hiện được. GV chủ yếu là cho HS tự đọc và nghiên cứu nội dung SGK và sau đó làm bài tập trong SGK và sách bài tập. Chưa rèn cho HS khả năng tự nghiên, tự tìm hiểu và phát hiện vấn đề.

Qua thăm dò về công tác dạy và học nội dung hệ thức lượng trong tam giác của GV trường THPT Đoan Hùng tôi đã thu được một số kết quả như sau:

Bảng 1.2. Đánh giá về nội dung “Hệ thức lượng trong tam giác” trong chương trình

Số lƣợng GV

Nội dung chƣơng trình Mức độ kiến thức

Phù hợp Không phù hợp Dễ Bình thường Khó

9 8 1 0 7 2

Thông qua kết quả điều tra cho thấy nội dung về “Hệ thức lượng trong tam giác của HS trường THPT Đoan Hùng là tương đối phù hợp, phân bố hợp lý, mức độ nhận thức về nội dung này tương đối phù hợp với HS.

Trong vấn đề kiểm tra đánh giá: GV kiểm tra đánh giá năng lực của HS chủ yếu thông qua hình thức là trả lời miệng, những bài kiểm tra 15 phút, những bài kiểm tra 1 tiết hay những câu kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Qua đó GV một phần nào kiểm tra được năng lực, kĩ năng thực của HS. Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cũng chỉ đúng với những HS tích cực vì vẫn còn những HS chưa trung thực trong học tập, học bài tủ, học đối phó.

Như vậy, có thể nói nguyên nhân chính của việc dạy học chưa phát triển được năng lực tư duy cho HS là do GV ngại nghiên cứu, ngại đổi mới phương pháp, giờ dạythì khá ít nên không có thời gian đào sâu, thời lượng một tiết học không đủ để trao đổi. Phương pháp dạy học như trên còn gặp ở nhiều GV kể cả những GV lâu năm và những GV mới vào nghề.

* Khả năng đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy cho HS trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”.

Dựa vào kết quả điều tra qua các phiếu thăm dò ý kiến của cả GV và HS, kết hợp với kết quả trao đổi với các cán bộ chuyên môn, kết quả thu về thực trạng của việc dạy học phát triển tư duy cho HS lớp 10 chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” cho thấy:

- Về phía lãnh đạo: Nhiều GV còn chưa tiếp cận với phương pháp dạy học phát triển tư duy, chưa thấy được việc dạy học phát triển tư duy cho HS trong Toán học hay qua dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” là quan trọng. Trong các buổi họp, sinh hoạt chuyên môn có đề cập đến nhưng chỉ mới dừng lại ở mức nhận xét, đánh giá hay tham gia vào các buổi dạy mang tính hình thức, chưa mang tính đào sâu.

- Đối với GV: Khi đặt câu hỏi cho các GV thì 100% GV được hỏi đã đổi mới phương pháp dạy học phát triển tư duy cho HS vào dạy học môn Toán, thì có tới 48% GV chưa áp dụng (Do chưa đổi mới phương pháp, chưa biết cách dạy hoặc chưa có cách nhìn đúng thế là nào dạy học phát triển tư duy, do năng lực HS còn hạn chế nên rất khó áp dụng...). Một số GV khác họ lại nói rằng, do không có thời gian để tìm hiểu và nâng cao phương pháp. Một số GV khi đã áp dụng phương pháp dạy học phát triển tư duy cho HS họ nhận định rằng đây là một phương pháp quan trọng, nâng cao được chất lượng, HS thì say mê, hứng thú, và có khả năng tự mình giải quyết vấn đề đồng thời linh hoạt hơn trong mọi tình huống.

b) Đối với HS

Đa số các em đều đã có đầy đủ SGK và SBT, số HS có các loại sách tham khảo phục vụ cho việc học còn rất hạn chế, số lượng sách tham khảo chỉ tập chung có ở những HS khá giỏi của ban tự nhiên và ban xã hội.

Phần lớn các HS đều học một cách thụ động, trên lớp nghe giảng, ghi chép sau đó về nhà học thuộc lòng nội dung kiến thức theo vở ghi hoặc theo SGK. Trong giờ còn có HS không chú ý, ghi chép mà không hiểu bản chất vấn đề. Số các em HS tích cực tham gia hoạt động, tích cực xây dựng bài còn hạn chế chỉ chiếm khoảng

25%. Một số em HS còn học và làm bài tập với mục đích để chống đối, để kiểm tra, một số sử dụng sách tham khảo để chép bài tập, các em hoàn toàn không chịu tư duy, không chịu suy nghĩ, tìm tòi ra cách làm.

Do đặc thù của bộ môn toán là kiến thức của Toán học được xuyên suốt từ THCS lên tới THPT nếu như HS bị mất gốc thì rất khó có thể theo tiếp. Nhiều kiến thức lại phức tạp, trừu tượng đòi hỏi phải có trí tưởng tượng tốt và nhiều kiến thức HS được học nhưng không áp dụng vào trong thực tiễn. Và một trong những nguyên nhân làm cho HS không có hứng thú học bộ môn Toán là GV chưa có phương pháp dạy học thích hợp, chưa kích thích được sự hứng thú cho HS, trong quá trình tiếp nhận tri thức HS còn bị thụ động, máy móc, thiếu sự sáng tạo thay vào đó là chỉ học một cách máy móc, sao chép, học thuộc lòng.

Để thấy được tình hình học tập của HS tôi đã tiến hành khảo sát điều tra về HS lớp 10, trường THPT Đoan Hùng, huyện Đoan Hùng. Kết quả thu được được thể hiện thông qua biểu đồ điều tra sau:

Bảng 1.3. Đánh giá về môn Toán và nội dung chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”

Stt Nội dung Lớp 10A1 10A2 1 Tính hứng thú học tập Hứng thú 10 11 Bình thường 34 32 Không hứng thú 6 7 2 Đánh giá môn toán Dễ 10 10 Bình thường 28 27 khó 12 13 3 Mức độ kiến thức nội dung hệ thức Dễ 14 13 Bình thường 28 30

lượng trong tam

giác Khó 8 7

* Nhận xét:

Hiện nay, phương pháp dạy học nhằm phát triển tư duy đang được nhiều trường học qua tâm đến, một số trường đã áp dụng phương pháp này vào dạy học và thu được nhưng kết quả nhất định. Việc dạy học nhằm phát triển tư duy cho HS của môn toán nói chung và trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” nói riêng có những thuận lợi và khó khăn như sau:

* Thuận lợi:

- GV nhiệt tình trong công việc, trách nhiệm trong giảng dạy, có tinh thần học hỏi cao. Đội ngũ GV có trình độ cao ngày càng tăng, từ đó dễ dàng tiếp cận được với những phương pháp dạy học mới.

- HS có hứng thú với nhiều tình huống đòi hỏi tính tư duy hơn.

- GV điều khiển các hoạt động học và chủ động tạo được không khí sôi nổi, phát huy được tính tích cực của HS.

* Khó khăn:

- Thời gian trong một tiết học còn bị hạn chế nên để đảm bảo cung cấp hết kiến thức và phát huy được tính tích cực của HS còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thay đổi cũng như trao đổi thảo luận về việc dạy học phát triển tư duy cho HS còn nhiều bất cập. Khi một người GV đang muốn thay đổi một phương pháp dạy học mới nhưng không được sự hợp tác của HS thì bài giảng cũng không thành công được.

- Đa số HS chưa có phương pháp học tập đúng đắn, không có khả năng tư duy liên hệ.

1.6. Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, luận văn trình bày cụ thể cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề dạy học phát triển năng lực tư duy cho HS trong dạy học bộ môn toán. Phương pháp dạy học phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh đang ngày

càng được áp dụng vào trong dạy học tạo được hứng thú, nâng cao được kết quả học tập cho HS, phát huy được tính tích cực đó cũng chính là lí do mà tôi muốn nghiên cứu vấn đề này.

Một trong những mục tiêu quan trọng nhất của dạy học bộ môn Toán trong nhà trường phổ thông là phát triển năng lực trí tuệ và năng lực tư duy cho HS.

Chƣơng 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƢ DUY TOÁN HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “HỆ THỨC LƢỢNG TRONG

TAM GIÁC”

2.1. Một số định hƣớng về phát triển năng lực tƣ duy toán học cho học sinh khi dạy chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác”

2.1.1. Định hướng 1. Xây dựng các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực tư duy toán học cho HS khi dạy chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” phải coi trọng duy toán học cho HS khi dạy chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” phải coi trọng các nguyên tắc tư duy cơ bản (trong mục 1.4.1).

2.1.2. Định hướng 2. Xây dựng các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực tư duy toán học cho HS khi dạy học môn Toán nói chung, dạy học chủ đề “Hệ thức duy toán học cho HS khi dạy học môn Toán nói chung, dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” nói riêng phải coi trọng các nguyên tắc cơ bản của phát triển tư duy (trong mục 1.4.2).

2.1.3. Định hướng 3. Xây dựng các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực tư duy toán học cho HS cần phải coi trọng đặc điểm thể chất, tâm lý lứa tuổi, tri thức, duy toán học cho HS cần phải coi trọng đặc điểm thể chất, tâm lý lứa tuổi, tri thức, vốn sống, kinh nghiệm xã hội của các em.

2.1.4. Định hướng 4. Xây dựng các biện pháp sư phạm để phát triển năng lực tư duy toán học cho HS cần phải bám sát mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học duy toán học cho HS cần phải bám sát mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác”, đặc biệt chú ý đến vấn đề liên hệ toán học với thực tiễn cuộc sống.

2.2. Biện pháp 1: Rèn luyện một số thao tác trí tuệ cho HS trong dạy học chủ đề “Hệ thức lƣợng trong tam giác”

2.2.1. Mục đích của biện pháp

Việc rèn luyện một số thao tác trí tuệ cho HS trong dạy học chủ đề “Hệ thức lượng trong tam giác” có vai trò vô cùng quan trọng. Trong nội dung của chương này tôi trình bày các thao thác trí tuệ đó là khả năng phân tích - tổng hợp, rèn hoạt động tương tự hóa, khái quát hóa và đặc biệt hóa, rèn luyện thông qua các đặt câu hỏi của GV.

Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích và tổng hợp góp phần nâng cao chất lượng học tập cho HS, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục là đổi mới về

Một phần của tài liệu Phát triển năng lực tư duy toán học cho học sinh lớp 10 trong dạy học chủ đề “hệ thức lượng trong tam giác (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)