TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TỪ 1987 ĐẾN NAY (Trang 40 - 44)

NAM

Khi nước ta chưa tiến hành đổi mới, nguồn vốn FDI khơng chảy vào Việt Nam. Chỉ sau khi có Luật đầu tư nước ngồi năm 1987, thì FDI mới bắt đầu tìm đến. Từ đó đến nay đã gần 25 năm, nhờ vào dịng vốn này mà nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, nhưng bên cạnh đó nó cũng mang lại khơng ít tác đơng tiêu cực.

1. Tác động tích cực

 Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng, giúp giải tỏa cơn khát vốn đầu tư của nền kinh tế Việt Nam. Như chúng ta đã biết trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn ln được đề cập với vai trị là một trong số những nhân tố quan trọng nhất. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngồi, trong đó vốn FDI là mong đợi nhiều nhất. Như vậy, với nguồn vốn đầu tư dồi dào sẽ làm cho lưu thông vốn được thuận lợi hơn.

 Thứ hai, đầu tư trực tiếp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hố - hiện đại hoá. Để tham gia ngày càng nhiều vào q trình phân cơng lao động quốc tế, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngồi, địi hỏi mỗi quốc gia phải

thay đổi cơ cấu kinh tế của mình cho phù hợp, “thích ứng với thời đại”. Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia ưu tiên phát triển nông nghiệp sang ưu tiên phát triển lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ - những ngành mang lại hiệu quả cao hơn. Mặt khác, sự gia tăng của hoạt động đầu tư nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngành mới, lĩnh vực mới.

 Thứ ba, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi đã góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động trong nước. Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ th mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong q trình th mướn đó, việc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Khơng chỉ có lao động thơng thường, mà cả các nhà chun mơn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

 Thứ tư, hoạt động của các dự án đầu tư nước ngồi đã góp phần tăng tỷ trọng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Đối với nhiều nước đang phát triển như Việt Nam, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng FDI về số lượng DN và đóng góp thuế thu nhập (nguồn Vietnam Report)

 Thứ tư, góp phần thúc đẩy sự phát tiển nhanh chóng trình độ kĩ thuật-cơng nghệ của nhiều ngành kinh tế, thúc đẩy sự gia tăng năng suất lao động ở các ngành này và tăng tỷ phần của nó trong nền kinh tế.

 Thứ năm, đầu tư trực tiêp nước ngoài thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Tận dụng, tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, các nước đang phát triển đã sử dụng để thực hiện các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế nhằm đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thốt khỏi vịng luẩn quẩn của sự nghèo đói. FDI đã giúp Việt Nam phát triển bền vững, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP cao liên tục kể từ năm triển khai Luật đầu tư nước ngoài năm 1987.

Biểu đồ: Diễn biến tăng trưởng GDP của Việt Nam 1985-2010 (nguồn: TCTK)

2. Tác động tiêu cực

Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngồi vào Việt Nam cịn bộc lộ nhiều mặt hạn chế.

 Một là, đầu tư nước ngoài đã tạo ra một cơ cấu bất hợp lí, làm mất cân đối các lĩnh vực ngành nghề và các vùng lãnh thổ. Mục đích của các nhà đầu tư nước ngồi là tìm kiếm lợi nhuận ngày càng nhiều do đó họ chủ yếu đầu tư vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, nơi có mức tỷ suất lợi nhuận cao. Hai ngành này tạo tỉ suất sinh lợi cao nên được các nhà đầu tư đặc biệt chú trọng. Trong khi đó ngành nơng nghiệp ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn do có kinh nghiệm lâu đời và địa thế thuận lợi thì khơng được quan tâm đúng mức vì các nhà đầu tư nhận thấy sẽ không thu được mức lợi nhuận thỏa đáng khi đầu tư vào lĩnh vực này. Diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp khiến người dân lo ngại cho

tương lai của họ cịn chính phủ lo lắng cho việc cung cấp nguồn lương thực thực phẩm cho cả nước sẽ bị ảnh hưởng xấu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng khơng, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án FDI nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm.

 Hai là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại hiện tượng “chảy máu chất xám”. Các nhà đầu tư nước ngoài đã tạo điều kiện thuận lợi về thu nhập, việc làm do đó đã lơi kéo một bộ phận khơng nhỏ cán bộ khoa học, nhà nghiên cứu, công nhân lành nghề của nước ta về làm việc cho họ.

 Ba là, chuyển giao công nghệ lạc hậu. Dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, quá trình nghiên cứu - ứng dụng ngày càng được rút ngắn, máy móc thiết bị nhanh chóng trở nên lạc hậu. Để loại bỏ chúng, nhiều nhà đầu tư đã cho chuyển những trang thiết bị, máy móc lạc hậu này sang các nước nhận đầu tư như một phần vốn góp dưới hình thức “chuyển giao cơng nghệ”. Việc làm này đã làm cho trình độ cơng nghệ của Việt Nam chịu ảnh hưởng xấu, ngày càng trở nên lạc hậu hơn. Tất nhiên ta đang nói đến mặt sau của vấn đề các nhà đầu tư nước ngồi cung cấp cơng nghệ cho nước ta, nguồn cơng nghệ đó khơng được kiểm chứng chất lượng trong kho, nước ta vẫn cứ nhập vào ồ ạt. Trong trường hợp này nước ta vơ tình trở thành cái kho chứa của các nhà đầu tư nước ngoài.

 Bốn là, chi phí để tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn. Các nước nhận đầu tư như Việt Nam đã phải áp dụng nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như: giảm thuế, miễn thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng ... nhằm tạo những thuận lợi để tiếp tục thu hút FDI. Điều này là những “mức giá ngầm” mà Việt Nam phải trả khi tiếp nhận và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

 Năm là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tạo ra sự cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước. Với ưu thế về vốn, công nghệ, các dự án đầu tư nước ngoài đã đặt các doanh nghiệp trong nước vào vịng xốy cạnh tranh khốc liệt về thị trường, lao động và các nguồn lực khác. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã bị phá sản, một phần là

do các doanh nghiệp này mới hình thành, cịn non yếu, khơng thể cạnh tranh với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi hay các cơng ty liên doanh, cơng ty mẹ-con với những công nghệ tiên tiến, trình độ kĩ thuật chuyên sâu

 Sáu là, các tác động tiêu cực khác: hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn có thể gây ra những bất ổn về chính trị, mang theo nhiều tệ nạn xã hội mới xâm nhập vào nước ta.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TỪ 1987 ĐẾN NAY (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w