Các giải pháp lâu dài

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TỪ 1987 ĐẾN NAY (Trang 46 - 55)

IV. GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN FDI HIỆU QUẢ

2. Các giải pháp lâu dài

Trên đây là các giải pháp tình thế có tác dụng trong ngắn hạn. Tuy nhiên trong tương lai thì nhà nước ta cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ có tác dụng lâu dài trong q trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Xét một cách chi tiết thì các giải pháp đưa ra là nhằm cài thiện tính hấp dẩn của mơi trường đầu tư nước ta nhằm tạo ra những cơ hội đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư. mơi trườn đầu tư thì chiu sự tác động của rất nhiều các nhân tố, do vậy để cải thiện độ hấp dẩn của môi trường đầu tư chúng ta cần giải quyết tốt sự ảnh hưởg của các nhân tố đến môi trường đầu tư theo hướng có lợi.

2.1 Phát triển nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của mổi quốc gia nói chung cũng như sự hoạt động của các dự án nói riêng. Nếu chỉ có vốn mà khơng có con người thì nguồn vốn đó cũng trở nên vơ ích.

Ở Việt Nam hiện nay, nguồn nhân lực cịn rất nhiều bất cập: Trình độ kỉ thuật lao động thấp, trình độ cán bộ khoa học, quản lí yếu, cơ cấu đào tạo bất hợp lí, phân bổ khơng đồng đều tập trung ở vùng đồng bằng và thưa thớt ở vùng miền núi và trung du. Chính vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài, theo em, chúng ta cần giải quyết các tồn tại theo hướng sau.

Trước hết, công tác giáo dục và đào tạo, Nhà nước cần đề ra kế hoạch, chính sách giáo cục và đào tạo để tạo ra sự hợp lí trong cơ cấu sản phẩm đào tạo, chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ công nhân kỉ thuật, những người trực tiếp tham gia sản xuất, nhằm khắc phục tình trạng "thừa thầy thiếu thợ" hiện nay. Thực tế hiện nay cho thấy, để tuyển dụng một công nhân kỉ thuật dưới 30 tuổi tay nghề bậc năm cịn khó hơn là tuyển dụng một sinh viên tốt nghiệp đại học.

Tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lí, cơng nhân kỉ thuật bằng các khố huấn luyện ngắn hoặc dài ngày tại các trường, trung tâm đào tạo hay tại chính các doanh nghiệp.

Nhà nước cũng cần tăng cường công tác đào tạo ở các địa phương nhằm giảm bớt gánh nặng cho các trường ở trung ương cũng như thoả mản nhu cầu học tập của những người dân địa phương đó. Muốn vậy, Nhà nước cần có biện pháp hổ trợ về vốn, cán bộ giảng dạy cho những địa phương này.

Gắn công tác đào tạo với nhu cầu thị trường, kết hợp giáo dục phổ thông với giáo dục dạy nghề, kết hợp lí thuyết với thực hành, trang bị các thiết bị máy móc cần thiết, xây dựng cấc trung tâm thí nghiệm có đủ năng lực. Tiến hành xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, trình độ quản lí tiên tiến của nước ngồi cũng như tạo tác phong cơng nghiệp trong lao động sản xuất.

Sản phẩm của hệ thống giáo dục - đào tạo là một đội ngủ trí thức, lao động kỉ thuật nên phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu. Hiệu quả của công tác giáo dục và đào tạo phải được đo bằng năng lực trí tuệ, bằng trình độ chun mộn vững vàng, khả năng tư duy sáng tạo, chứ không phải bằng số lượng được đào tạo. chúng ta cần quán trriệt quan điểm "cần chất lượng hơn số lượng". Để có được điều đó Nhà nước cần thống nhất quan lí cơng tác giáo dục - đào tạo, ban hành một hệ thống thống nhất các văn bản chứng chỉ, quy chế thi cử, tiêu chuẩn cấp bằng, hệ thống học hàm học vị, nội dung chương trình giảng dạy, hồn thiện luật giáo dục. Tất cả những điều đó nhằm tạo uy tín cho hệ thống giáo dục của Việt Nam trên thế giới.

Nhà nước cần dành một khoản đầu tư thích đáng từ ngân sách cho công tác giáo dục - đào tạo, có các quy định về việc góp quỹ đào tạo của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm, hành vi ứng xử của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc sử dụng lao động Việt Nam.

Tiếp theo là giải pháp có liên quan đến phân bố, tổ chức, và xử lí nguồn nhân lực. Chúng ta cần hoàn thiện bộ luật lao động và các quy đinh có liên quan về tiền lương, chế độ lao động, điều kiện lao động ... của lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của bộ phận này. Nhà nước ta nên thành lập các tổ chức cơng đồn trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, để một mặt đại diện cho cơng nhân Việt Nam đàm phán với các nhà đầu tư nước ngồi để bảo vệ lợi ích của người lao động Việt Nam, mặt khác tiếp thu những ý kiến chính đáng từ các nhà đầu tư nước ngoài để phản ánh tới các cơ quan hữu trách. Việc làm này sẽ tạo ra sự tin cậy, hiểu biết, hoà hợp giửa những người lao động Việt Nam với nhà đầu tư nước ngoài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của dự án.

Nhà nước cần phân bố lại nguồn nhân lựcgiữa các vùng, các miền nhằm giải toả bớt ách tắc đầu ra của công tác giáo dục - đào tạo, mặt khác góp phần tạo điều kiện thuận lợi về lao động các vùng miền núi trung du.

Bố trí những cán bộ cóa năng lực vào làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng, tinh thần dân tộc của họ đối với lợi ích của bên Việt Nam cũng như đối với các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề cho mối quan hệ hợp tác lâu dài trên ngun tắc "đơi bên cùng có lợi".

2.2 Cải thiện mơi trường pháp lí về đầu tư.

Mơi trường pháp lí về đầu tư mà cụ thể là luật đầu tư nước ngồi có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là cơ sở pháp lí điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngồi nên nó có thể thúc đẩy hoặc cản trở các nhà đầu tư nước ngồi. Một mơi trường pháp lí thơng thống chặt chẽ có tác dụng lơi cuốn các nhà đầu tư nước ngồi hơn là một mơi trường pháp lí rắc rối, chồng chéo nhiều bất hợp lí.

Thu hút đầu tư nước ngoài là một lĩnh vực rất mới mẻ đối với nước ta. Từ khi ra đời tới nay luật đầu tư nước ngoài đã liên tục sửa đổi bổ sung nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngồi. Tuy nhiên theo đánh gía thì luật đầu tư nước ngồi hiện nay mặc dù có thơng thống hơn các nước trong khu vực nhưng vẩn còn nhiều bất cập. Vì vậy, để tạo ra một mơi trường pháp lí thơng thống, hấp dẫn hơn thì trong thời gian tới ta cần tiến hành theo các hướng sau.

Trong quá trình soạn thảo cần quy định rõ ràngcụ thể các điều khoản thực thi để tránh trường hợp luật mới ra đời nhưng vẩn khơng thể thực thi vì cịn chờ nghị định hướng dẩn thực hiện, quy dịnh rõ ràng các khung pháp lí thay choviệc sử dụng những từ ngữ chung chung gây khó khă hiểu lầm trong thực thi.

Về hình thức đầu tư, ngồi ba hình thức đầu tư đã quy định thì cần bổ sung thêm một số hình thức đầu tư mới như: BOT, BTO, BT, hợp đồng kí trên cơ sở hiệp định .... Điều này nhằm tạo ra nhiều cơ hội đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn.

Mở rộng thêm các lĩnh vực cho phép các loại hình đầu tư khác hoạt đơng, mà trước vẩn chỉ quy định cho loại hình doanh nghiệp liên doanh. Quy đinh rõ ràng tỉ lệ góp

vốn của các bên và có thêm quy định về việc chuyển đổi từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể.

Trong thời gian tới, cần sát nhập luật đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài thành một bộ luật thống nhất nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, xố bỏ đi những ưu đãi bất hợp lí giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và các doanh nghiệp trong nước.

Cùng với việc hoàn thiện bổ sung luật đầu tư nước ngồi thì chúng ta cần rà sốt, loại bỏ các văn bản có tác dụng chồng chéo triệt tiêu nhau trong việc điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài, điều chỉnh và bổ sung một số ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi như: thuế sử dụng đất, thuế lợi tức ....

Cuối cùng, trong các hoạt động tài phán thì chúng ta cần dành cơng bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài, coi họ là một bộ phận của chúng ta, xét xử theo đúng pháp luật đã quy định không thiên vị dù là bên Việt Nam.

2.3 Xúc tiến và lựa chọn đối tác đầu tư.

Xúc tiến đầu tư là một cách quảng cáo nhằm cung cấp thông tin cần thiết để hấp dẩn các nhà đầu tư nước ngoài. Hoạt động xúc tiến đầu tư ở Việt Nam hiện nay rát kém, thiếu về thiết bị, yếu về trình độ năng lực. Phần lớn họ chỉ mới đảm nhận được chức năng tư vấn mơi giới cịn chức năng tư vấn tác nghiệp thì rất ít. Hệ thống xúc tiến tổ chức manh mún, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất.

Trước thực trạng đó, để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo em thấy cần phải đẩy mạnh hoạt động tư vấn đầu tư theo các hướng sau: Trước hết, cần nhận thức đúng và nhất quán đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, coi hoạt động này là một bộ phận của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận của cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp theo, cần hoạch định một chiến lược xúc tiến đầu tư cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu của mục tiê ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Cũng cố bộ phận xúc tiến đầu tư đủ mạnh về đội ngũ, trình độ, năng lực theo hướng tập trung hóa cao độ. Tăng cường và

có kế hoạch đưa các bộ, viện, trường và các cơ quan làm tốt công tác đối ngoại tham gia vào các hoạt động xúc tiến đầu tư, phối hợp với các chương trình nghiên cứu nhằm tạo thế chủ động trong giao tiếp và xử lí các quan hệ với bên ngồi. Thiết lập quan hệ với các cơ quan quản lí Nhà nước về đầu tư của một số nước để trao đổi thông tin và kinh nghiệm. Đẩy mạnh quan hệ với các công ty tư vấn pháp luật, dịch vụ đầu tư quốc tế để có nguồn thơng tin và sự trợ giúp từ trong công tác xây dựng luật, vận động đầu tư. Tổ chức mạng lưới xúc tiến đầu tư ở một số nước, khu vực trọng yếu, trânh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế như: UNDP, UNIDO ... và Việt kiều ở nước ngoài để giới thiệu môi trường đầu tư của Việt Nam. Xem xét lại sự hoạt động của các công ty tư nhân đang làm chức năng tư vấn trong lĩnh vực đầu tư, kiên quyết thu hồi giấy phép nếu các công ty hoạt động khơng có hiệu quả.

Song song với hoạt động xúc tiến đầu tư thì chúng ta cần có sự lựa chọn đối tác trong đầu tư. Khơng phải bất kì đối tác nào cũng được hoan nghênh mặc dù thực tế nước ta hiện nay rất cần nguồn vốn đầu tư này. Việc làm này nhằm mục đích tạo ra sự ổn định và lành mạnh trong môi trường đầu tư của nước ta. Để làm được điều đó, nước ta nên chỉ đặt quan hệ với các đối tác có thện chí kinh doanh lâu dài ở Việt Nam, các đối tác có năng lực cần thiết về tài chính, kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sẵn sàng chuyển giao công nghệ cần thiết vào Việt Nam.

Phát hiện và loại trừ các đối tác có những tư tưởng kinh doanh khơng chính đáng như : manh mún, chộp giật, lừa đảo..., chỉ đạo các cơ quan chức năng như : công an, hải quan... phát hiện và xử lí nghiêm minh các đối tác vào Việt Nam với mục tiêu phi kinh tế.

2.4 Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạnh khoa học -cơng nghệ hiện nay thì cơ sở hạ tầng hiện đại là điều kiện tiên quyết thu hút đầu tư nước ngồi vì một cơng nghệ kĩ thuật hiện đại chỉ được phát huy trong một cơ sở hạ tầng thích hợp.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam hiện nay còn yếu kém và chưa đầy đủ, phù hợp với các yêu cầu của hoạt động chuyển giao công nghệ hiện đại: hệ thống giao thơng vận tải cịn non kém, chất lượng thấp, nhiều nơi chưa có đường giao thơng, phương tiện

vận tải cũ nát, hệ thống cấp thốt nước lạc hậu điển hình như nhiều nơi hiện nay vẫn thiêú nước về mùa khô hoặc ngập lụt về mùa mưa .... Nếu so với hơn mười năm về trước thì hệ thống cơ sở hạ tầng chúng ta đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, để đáp ứng cho nhu cầu thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì Nhà nước cần giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế - chính trị với các quốc gia để tiếp nhận các khoản viện trợ đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện trạng hiện nay nhiều khi một con đường mới vừa được làm xong thì đã bị đào lên để làm hệ thống cấp thốt nước .... Đó là một sự lãng phí rất lớn.

Ngồi ra, Nhà nước cần có các biện pháp để huy động tiềm năng trong nước đưa vào xây dựng cơ sở hạ tầng như : xây dựng đường giao thông nông thôn, hệ thống cấp thoát nước theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” ....

Những điều này nhằm làm giảm chi phí đầu vào, đầu ra cho các dự án đầu tư từ đó kích thích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước ta.

2.5 Giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Sự ổn định về chính trị có một ý nghiã quyết định đến việc thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, bởi vì mỗi khi tình hình chính trị khơng ổn định thì sẽ dẫn đến những sự thiệt hại về lợi ích trong đó có thiệt hại của nhà đầu tư nước ngồi nên làm nản lịng các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư.

Đối với nước ta, từ khi thực hiện đổi mới, tình hình chính trị ln ln được bảo đảm.Tuy nhiên, đứng trước nguy cơ diễn biến hoà bình và sự phá hoại của các thế lực phản động trong nước cũng như quốc tế thì chúng ta ln ln cảnh giác, đồng thời tiếp tục duy trì và tăng cường sự ổn định hơn nữa.

Để giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, chúng tá cần phải tiếp tục thực hiện đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cả về kinh tế - chính trị - văn hố - tư tưởng, đổi mới hệ thống chính trị, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia. Yếu tố quyết định sự thành cơng đó là tăng cường vai trị lãnh đạo của Đảng, vai trị quản lí của Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân, thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội văn minh”, kịp thời

ngăn chặn mọi âm mưu của các thế lực phản động, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Cùng với sự ổn định chính trị chúng ta cịn thực thi chính sách ngoại giao mềm dẻo, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, đa phương hoá, đa dạng hoá trong quan hệ đối ngoại với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG FDI Ở VIỆT NAM TỪ 1987 ĐẾN NAY (Trang 46 - 55)