Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giáo dục toán thực (RME) trong dạy học môn toán lớp 8 (Trang 75 - 80)

Chƣơng 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.2. Phân tích định tính

Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm, chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong nhận thức và cách thức học tập của HS, căn cứ vào các bài kiểm tra, các phiếu báo cáo sản phẩm thực hành, nhận xét của GV. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có rất nhiều tiến bộ tích cực so với trƣớc khi thực nghiệm.

Đối với bài học chính khóa, mức độ hiểu bài ở lớp thực nghiệm hơn hẳn so với lớp đối chứng. Giờ thực hành HS tích cực hơn trong giờ, hoạt động tƣơng tác giữa các nhóm HS cũng có sự khác biệt rõ rệt so với lớp đối chứng. Đặc biệt với các giờ học , lớp học luôn sôi nổi, sự trao đổi giữa GV và HS hiệu quả hơn so với lớp đối chứng. Không chỉ mạnh dạn phát biểu ý kiến, nêu lên thắc mắc về bài học, trình bày lời giải, HS có sự hứng thú học tập, khả năng nhận biết các dạng nội dung dễ dàng hơn và nhanh chóng tìm ra cách giải phù hợp. Với các nội dung TT, HS không còn sự dè dặt, lo lắng, thay vào đó là thái đô tích cực. Cho thấy HS đã tự tin hơn trong việc sử dụng các kiến thức toán học để giải quyết vấn đề TT một cách nhanh gọn, cụ thể để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.

Đối với kết quả khảo sát cũng đã thể hiện nội dung kiến thức đã đánh giá khá đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần truyền thụ và hình thành. Ngoài ra, chúng tôi đã tích hợp các kiến thức toán học trong các tình huống TT với mục đích kiểm tra năng lực mô hình hóa toán học các tình huống TT của ngƣời học và năng lực giải quyết các vấn đề TT. Đối với lớp thực nghiệm, HS nắm vững kiến thức cơ bản của bài học và chất lƣợng làm bài của HS là khá tốt, với lớp đối chứng các em thực hiện có chƣa cao, kết quả bài làm còn ở mức trung bình khá. Mặc dù bài kiểm tra sau khi thực nghiệm mức độ yêu cầu cao hơn so với bài kiểm tra trƣớc thực nghiệm, nhƣng số lƣợng HS đạt điểm trung bình trở lên sau thực nghiệm lại nhiều hơn, số lƣợng điểm giỏi tăng lên, số lƣợng HS có điểm dƣới trung bình giảm đi đáng kể. Điều này cho thấy tính

Kết luận chƣơng 3

Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm với hai lớp 8A2, 8A3 của trƣờng THCS Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ cùng với việc đánh giá định tính, định lƣợng chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

- Quá trình thực nghiệm cùng những kết quả rút ra đƣợc cho thấy hoàn thành mục đích thực nghiệm, tính hiệu quả và phù hợp của các cách thức vận dụng lí thuyết RME đƣợc đề xuất đã đƣợc kiểm chứng. Việc liên hệ với TT trong quá trính dạy học Toán 8 đã góp phần thúc đẩy tinh thần tự học, niềm yêu thích toán học và kích thích khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.

- Sự linh hoạt trong quá trình giảng dạy, cũng nhƣ việc phân phối thời gian hợp lí các nội dung liên hệ TT dựa trên cơ sở những định hƣớng và cách thức vận dụng đã trình bày ở Chƣơng 2, thực sự khiến công việc giảng dạy trở nên hứng thú, gây hiệu ứng tích cực đối với HS.

- Đa dạng hóa số lƣợng, mức độ các bài toán có nội dung TT đƣợc lựa chọn, sự cẩn trọng trong nội dung và tính thích ứng điều kiện hoàn cảnh đƣa vào giảng dạy một cách phù hợp. Từ đó nâng cao dần tính tích cực, khả năng sáng tạo độc lập cũng nhƣ kỹ năng hoạt động nhóm của HS. Tác động đến quá trình tiếp thu kiến thức tốt hơn, tích cực tham gia luyện tập và đạt kết quả nhƣ mong đợi.

- Việc chuyển giao nội dung thực nghiệm cho GV rất thuận lợi đƣợc sự phản hồi tích cực, ít gặp phải những trở ngại lớn, các mục đích thực nghiệm đƣợc thực hiện một cách toàn diện, vững chắc thể hiện ở sự thành công của thực nghiệm sƣ phạm.

Có thể khẳng định việc thiết kế hoạt động kiến tạo tri thức, hoạt động vận dụng tri thức bằng cách liên hệ với TT và thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học Toán 8 bƣớc đầu thể hiện tính khả thi và mang lại hiệu quả trong việc tạo hứng thú, lôi cuốn HS, và góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học trong trƣờng THCS.

KẾT LUẬN

Qua quá trình hoàn thành luận văn với mục đích đổi mới giảng dạy theo xu hƣớng nâng cao năng lực của ngƣời học, thông qua việc dạy học Toán gắn với TT trong chƣơng trình Toán 8. Một số kết quả luận văn đã thu đƣợc:

- Tóm lƣợc và trình bày một số nội dung cơ bản về Lí thuyết giáo dục toán thực cũng nhƣ một số gợi ý, biện pháp vận dụng trong dạy học môn Toán.

- Tác giả luận văn cũng đã khai thác, thiết kế một số hoạt động học môn Toán (lớp 8) dựa trên các khuyến nghị lí thuyết đã trình bày, nhằm nâng cao hứng thú và hiệu quả học tập môn Toán của học sinh.

- Có thể thấy rằng, việc vận dụng lí thuyết RME trong dạy học là khả thi và đem lại sự hứng thú, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. Qua đó, HS sẽ thấy đƣợc những mối liên hệ giữa toán học và TT, thấy đƣợc ý nghĩa, dù còn nhỏ bé, của việc học Toán trong nhà trƣờng. Dù rằng có những hạn chế về thời gian và khó khăn, phức tạp trong quá trình tổ chức các hoạt động học cho học sinh nhƣng giáo viên và học sinh có thể triển khai một “kiểu” dạy học nhƣ thế trong nhà trƣờng phổ thông. Điều này trƣớc hết sẽ góp phần đổi mới chƣơng trình lớp học và chƣơng trình nhà trƣờng.

- Việc thực nghiệm tại trƣờng THCS Hạ Hòa đã bƣớc đầu chứng tỏ tính khả thi, và hiệu quả của các biện pháp đã nêu ra trong luận văn.

- Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học môn Toán lớp 8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nghị quyết số 29- NQ/TW, ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" [Mục tin tức].

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo, Chƣơng trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018.

[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018a), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

[4] Hà Xuân Thành (2017), Dạy học Toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Viện khoa học giáo dục Việt Nam.

[5] Lê T.T, Phạm A. G, T.T. (2021), Vận dụng lí thuyết giáo dục toán thực trong dạy học: Một số thách thức, nguyên tắc và khuyến nghị, Tạp chí Giáo dục, 2( 294), tr 37- 43.

[6] Nguyễn Bá Kim (2014), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản đại học sƣ phạm, Hà Nội.

[7] Nguyễn Danh Nam (2016), Phương pháp mô hình hoá trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông, NXB Đại học Thái Nguyên.

[8] Nguyễn Tiến Trung, Kim Anh Tuấn, Nguyễn Bảo Duy (2019), Vận dụng lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số 458 tháng 7/2019, tr. 37-44.

[9] Nguyễn Tiến Trung, Hoàng Ngọc Anh, Nguyễn Dƣơng Hoàng (2017),

Đổi mới quá trình dạy học môn Toán thông qua các chuyên đề dạy học,

NXB Giáo dục Việt Nam.

dụng lí thuyết giáo dục toán gắn với thực tiễn trong dạy học môn Toán,

Tạp chí giáo dục số 458, tr 37 - 44.

[11] Nguyễn Tiến Trung, Phạm Anh Giang, Phan Thị Tình (2020), Nhiệm vụ thực tiễn trong dạy học môn Toán: Trường hợp dạy học thống kê góp phần giáo dục kinh tế cho học sinh trung học phổ thông,VNU Journal of Science: Education Research, 36 (2), 27-39.

[12] Nguyễn Tiến Trung, Phan Thị Tình (2020) Giáo dục toán thực: Một số nghiên cứu lí luận và gợi ý cho việc nghiên cứu phát triển chương trình giáo dục toán học ở Việt Nam, HNUE Journal of Science, Education Sciences, Volume 65, 130-145.

[13] Nguyễn Tiến Trung, Trịnh Thị Phƣơng Thảo, Phạm Anh Giang (2020).

Phân tích sách giáo khoa môn toán dựa trên lí thuyết giáo dục toán thực và một số khuyến nghị, HNUE Journal of Science, Education Sciences, 65 (7), 136-149.

[14] Phạm Nguyễn Hồng Ngự (2020), Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh qua khai thác chức năng của tình huống thực tiễn trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh. [15] Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy

Đoan, Lê Văn Hồng, Trƣơng Công Thành, Nguyễn Hữu Thảo, Sách giáo khoa Toán 8, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tập một, tập hai, 2017.

[16] Trần Cƣờng, Nguyễn Thuỳ Duyên (2018), Tìm hiểu lí thuyết giáo dục toán học gắn với thực tiễn và vận dụng xây dựng bài tập thực tiễn trong dạy học môn Toán, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kì 2 tháng 5/2018, tr. 165-169.

Một phần của tài liệu Vận dụng lí thuyết giáo dục toán thực (RME) trong dạy học môn toán lớp 8 (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)