Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối vớ

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm điện phân trong dung dịch (Trang 25 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.4. Thí nghiệm trong dạy học vật lý

1.4.3. Những yêu cầu về mặt kĩ thuật và phương pháp dạy học đối vớ

dụng thí nghiệm trong dạy học vật lý

Xác định rõ logic tiến trình dạy học, trong đó thí nghiệm phải là một bộ phận hữu cơ, giải quyết một nhiệm vụ cụ thể trong tiến trình nhận thức. Trước mỗi thí nghiệm cần đảm bảo học sinh ý thức đầy đủ sự cần thiết, mục đích của thí nghiệm.

Xác định rõ các dụng cụ cần sử dụng, sơ đồ bố trí chúng, tiến trình thí nghiệm.

Đảm bảo cho học sinh ý thức rõ ràng và tham gia tích cực vào tất cả các giai đoạn thí nghiệm.

Thử nghiệm kĩ lưỡng mỗi thí nghiệm trước giờ học, đảm bảo thí nghiệm phải thành công.

Việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm phải tuân theo quy tắc an toàn.

1.4.3.2. Những yêu cầu đối với thí nghiệm biểu diễn

Yêu cầu trong việc đặt ra kế hoạch thí nghiệm:

 Xác đinh chính xác mục đích của thí nghiệm cần phải tiến hành và chức năng lí luận dạy học của nó (đề xuất vấn đề, hình thành kiến thức mới, củng cố hay kiểm tra kiến thức)

 Xác định các nhiệm vụ mà học sinh cần phải hoàn thành trong việc: chuẩn bị thí nghiệm, tiến hành và xử lí kết quả thí nghiệm.

 Từ mục đích và chức năng lí luận dạy học của thí nghiệm lựa chọn phương án thí nghiệm đáp ứng đòi hỏi về mặt sư phạm: tính trực quan, tính hiệu quả, tính an toàn; đặt ra kế hoạch tiến hành một chuỗi thí nghiệm sao cho đủ cứ liệu theo yêu cầu đặt ra.

Yêu cầu trong việc chuẩn bị thí nghiệm:

 Nghiên cứu kĩ tính năng của các dụng cụ thí nghiệm và sử dụng thành thạo chúng.

 Trước giờ học phải kiểm tra dụng cụ, thử nghiệm lại thí nghiệm sẽ tiến hành.

 Kết thúc công việc chuẩn bị phải đảm bảo thí nghiệm có thể lặp lại nhiều lần, cho kết quả rõ ràng, đơn trị.

Yêu cầu trong việc bố trí thí nghiệm:

Bố trí thí nghiệm đảm bảo sao cho mọi học sinh từ vị trí ngồi trong lớp học đều nhìn rõ dụng cụ, độ lệch các kim chỉ các dụng cụ đo; đẹp về thẩm mĩ.

Yêu cầu trong việc tiến hành thí nghiệm

 Cần định hướng học sinh vào những trọng điểm cần quan sát.

 Đối với thí nghiệm định lượng cần lập bảng ghi các giá trị đo thích hợp trước khi tiến hành thí nghiệm.

 Trong suốt quá trình thí nghiệm, giáo viên không che khuất tầm quan sát của học sinh.

 Thí nghiệm cần được lặp lại vài lần Yêu cầu trong việc xử lí kết quả thí nghiệm:

 Thu nhận cứ liệu phải trung thực, đủ để khái quát rút ra kết luận.  Xử lí số liệu phải đủ thời gian, thực hiên một cách chu đáo.

1.4.3.3. Những yêu cầu đối với thí nghiệm trực diện

Yêu cầu trong việc lựa chọn thí nghiệm trực diện để sử dụng trong dạy học vật lí:

Các thí nghiệm trực diện được sử dụng trong các trường hợp sau:

 Các dụng cụ thí nghiệm không quá phức tạp; việc bố trí tiến hành thí nghiệm không quá khó đối với học sinh; hiện tượng vật lí diễn ra trong các thí nghiệm dễ quan sát, không quá phức tạp.

 Có thể sử dụng các dụng cụ, vật liệu dễ kiếm trong đời sống hàng ngày, quen thuộc với học sinh.

 Nội dung của các thí nghiệm cần thực hiện mang tính chất định tính hoặc bán định lượng. Tuy nhiên cũng cần tăng dần các thí nghiệm trực diện định tính ở các lớp trên.

 Các thí nghiệm không đòi hỏi nhiều thời gian trong bố trí và tiến hành thí nghiệm.

 Việc sử dụng các dụng cụ và tiến hành thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho học sinh, không làm hỏng thí nghiệm.

Yêu cầu trong việc chuẩn bị thí nghiệm trực diện:  Đối với giáo viên:

Chuẩn bị phương án thí nghiệm ngay khi soạn bài, dự đoán các phương án thí nghiệm mà học sinh có thể đề xuất, phân tích ưu, nhược điểm và lựa chọn một phương án phù hợp

Chia nhóm học sinh

 Đối với học sinh: thực hiện nhiệm vụ mà giáo viên đã giao cho.

Yêu cầu trong việc tổ chức và hướng dẫn hoạt động tự lực của học sinh trong thí nghiệm trực diện.

 Bố trí các bàn thí nghiệm thành vòng cung hoặc chữ U để tiện theo dõi, giúp đỡ.

 Đảm bảo cho học sinh các nhóm đều tích cực, tự lực trong giờ học.  Phối hợp các hình thức làm việc cá nhân, theo nhóm, làm việc chung

toàn lớp.

 Giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng dẫn, trọng tài.

1.4.3.4. Những yêu cầu đối với thí nghiệm thực hành

Yêu cầu trong công việc chuẩn bị thí nghiệm thực hành  Đối với giáo viên:

Tìm hiểu kĩ nội dung SGK, xác định rõ nhiệm vụ cần giao cho học sinh, cách thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ đó. Chuẩn bị đầy đủ, kiểm tra chất lượng các dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm học sinh.

Làm thử tất cả các thí nghiệm trong bài thực hành để dự kiến các khó khăn mà học sinh có thể gặp phải, cách thức hướng dẫn học sinh vượt qua khó khăn đó.

Nếu cần thiết có thể điều chỉnh nội dung, yêu cầu bài thực hành trong SGK cho phù hợp với trường phổ thông.

 Đối với học sinh:

Nghiên cứu SGK, chuẩn bị sẵn bản báo cáo theo mẫu SGK

Tự tìm kiếm, chế tạo các dụng cụ theo chỉ dẫn trong bài thực hành. Yêu cầu trong việc tổ chức và hướng dẫn hoạt động tự lực của học sinh trong thí nghiệm thực hành

 Phân nhóm và bố trí bàn thí nghiệm được thực hiện như trong thí nghiệm trực diện.

 Đầu buổi thí nghiệm thực hành: kiểm tra chuẩn bị của hịc sinh, hướng dẫn sử dụng dụng cụ.

 Trong lúc các nhóm học sinh tiến hành công việc: giáo viên theo dõi, kịp thời tháo gỡ khó khăn học sinh gặp phải

 Sau khi học sinh làm xong thí nghiệm: yêu cầu học sinh tháo rỡ các chi tiết đã lắp ráp, sắp xếp gọn gàng, yêu cầu học sinh nộp báo cáo ngay hoặc cho về nhà hoàn chỉnh nốt(Nguyễn Ngọc Hưng, 2009).

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Trong chương này chúng tôi đã tổng hợp, phân tích các kiến thức về lí luận và phương pháp giảng dạy và làm rõ các vấn đề sau:

Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học vật lí ở trường phổ thông

Quá trình dạy học nói chung; quá trình dạy học vật lí; sự khác biệt quá trình dạy học và quá trình nghiên cứu khoa học; tính khoa học, phát huy tính tích cực, tự chủ sáng tạo của quá trình dạy học vật lí.

Các phương pháp dạy học vật lí.

Từ đó, chúng tôi chỉ ra các bước cần tiến hành để thiết kế phương án dạy học một tiết học sao cho vừa khoa học, vừa phát huy tính tích cực, tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Cuối cùng, chúng tôi chỉ ra đặc điểm, chức năng, yêu cầu của thí nghiệm trong dạy học vật lí; phân loại thí nghiệm vật lí.

CHƯƠNG IITHIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM ĐIỆN PHÂN TRONG DUNG DỊCH

Một phần của tài liệu Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm điện phân trong dung dịch (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)