3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.6. Nhận xét bộthí nghiệm sau khi chế tạo
3.6.1. Những điểm mới
- Bộ thí nghiệm tương đối gọn, đẹp, chắc chắn, có tính di động khá cao, kết quả thí nghiệm chính xác và có thể trực tiếp mang xuống các lớp học.
- Có thể sử dụng được các thiết bị dùng chung trong phòng thí nghiệm.
- Bộ thí nghiệm điện phân sử dụng với điện áp tối đa 15V dòng 2A đảm bảo quy tắc an toàn cho người sử dụng.
- Thí nghiệm sử dụng trong các bài trong chương trình vật lí lớp 11 có thể sử dụng làm thí nghiệm mở, học sinh có thể tự lắp ráp tiến hành thí nghiệm. - So với các bộ thí nghiệm điện phân đã có tại phòng thí nghiệm tại trường Đại học Hùng Vương bộ thí nghiệm mới chế tạo có:
- Bộ thí nghiệm điện phân dung dịch được thiết kế bằng 100% nhựa mica trong suốt, có khối lượng nhẹ thuận tiện cho việc vận chuyển, vệ sinh sau các bài thí nghiệm.
- Các bản cực anot và catot là đồng nguyên chất 98% có dạng hình vuông có diện tích bề mặt lớn gia tăng hiệu suất của quá trình điện phân nhằm rút ngắn tối đa thời gian tiến hành thí nghiệm.
- Rãnh cài các điện cực được thiết kế song song, có độ rộng 0,1 (cm) đảm bảo khoảng cách, tính chính xác và luôn dữ các điện cực song song với nhau trong suốt quá trình điện phân.
- Bộ thí nghiệm điện phân còn được thiết kế để có thể nghiên cứu quá trình điện phân muối natriclorua trong trường hợp có màng ngăn và không có màng ngăn.
- Bộ thí nghiệm điện phân trong khảo sát đặc trưng Vôn – ampe vẫn còn tồn tại sai số do chưa tích hợp được thiết bị đo thời gian (tiến hành bằng phương pháp thủ công với đồng hồ bấm giờ)
- Bộ thí nghiệm tương đối cồng kềnh.
3.6.2. Hướng phát triển
Qua quá trình học tập và trực tiếp nghiên cứu khoa học em có định hướng phát triển cho bộ thí nghiệm như sau: Sử dụng đồng hồ đo thời gian kiểu tương tác từ để chế tạo các bộ thí nghiệm mới hoàn thiện hơn:
Khắc phục được những nhược điểm của các bộ thí nghiệm đã có Đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của người sử dụng
Gia công uấn nóng nhựa mica để tăng độ bền và nâng cao tính thẩm mĩ của thiết bị.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Trong chương III, chúng tôi giải quyết được các vấn đề sau:
- Từ việc nghiên cứu các mục tiêu, nhiệm vụ học tập đưa ra cách bố trí và tiến hành thí nghiệm khảo sát trên bộ thí nghiệm mới phục vụ nội dung giảng dạy trong bài 14 dòng điện trong chất điện phân thuộc chương trình vật lí lớp 11 THPT từ đó đưa ra các nhận xét, kết luận vềtính khả thi của bộ thí nghiệm. - Tiến hành các thí nghiệm khảo sát có trong chương trình thực hành vật lí đại cương sử dụng với bộ thí nghiệm mới, thu thập kết quả, phân tích và so sánh số liệu từ đó đưa ra được một phương án quy trình thí nghiệm hoàn chỉnh. - Nghiên cứu đưa ra các nhận xét khách quan về bộ thí nghiệm. Những điểm mới, hạn chế và hướng phát triển bộ thí nghiệm.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Khóa luận đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Tổng hợp kiến thức về giáo dục học, tâm lí học, lí luận dạy học để xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm điện phân trong dung dịch khắc phục được những nhược điểm của các bộ thí nghiệm đã có trước đó: Từ đó đặt ra nhiệm vụ cần thiết kế bộ thí nghiệm như thế nào, tìm hiểu các bộ thí nghiệm đã có xem đã đáp ứng được nhu cầu chưa, còn cần bổ sung gì; thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm mới theo yêu cầu đã đặt ra.
- Bộ thí nghiệm hoàn thành có thể hỗ trợ công tác giảng dạy các mục, nội dung có trong bài 14 dòng điện trong chất điện phân trong chương trình vật lí 11 THPT.
Một số kiến nghị:
- Cải thiện cơ sở vật chất, máy móc phục vụ cho việc chế tạo các bộ thí nghiệm dùng trong dạy học.
- Bổ sung thêm các học phần lí luận và phương pháp giảng dạy để cung cấp cho sinh viên kiến thức vững vàng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Tú Anh, Vũ Như Ngọc (1981), thực hành vật lí đại cương, NXB Giáo dục.
[2]. Lương Duyên Bình (chủ biên) (1995), Vật lí đại cương tập 1, NXB Giáo Dục.
[3]. Nguyễn Văn Khải (2012), Lí luận dạy học Vật lí ở trường phổ thông,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Nguyễn Ngọc Hưng (2009), thí nghiệm vật lý ở trường trung học phổ
thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
[5]. Trần Thị Tuyết Oanh (1996),Giáo trình Giáo Dục Học, NXB Đại học sư phạm.
[6]. Nguyễn Duy Thắng (2000), Thực hành Vật lí đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Nguyễn Xuân Thành (2001), Giáo trình hướng dẫn thực hành thí nghiệm
vật lý phổ thông, giáo trình điện tử của khoa vật lý, trường đại học sư phạm
Hà Nội.
[8]. Bộ sách giáo khoa và sách giáo viên vật lý lớp 11 theo chương trình chuẩn và nâng cao (2008), NXB giáo dục, Hà Nội.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………