1.ắc quy; 2. Cầu chì hệ thống; 3. Khóa điện; 4. Rơ le; 5. Lõi
Khi bật khóa điện lên vị trí START, dòng điện nối từ acquy đi vào cuộn giữ và cuốn hút. Sau đó dòng điện đi từ cuốn hút tới phần ứng qua cuộn cảm làm quay phần ứng với tốc độ thấp. Việc tạo ra lực điện từ trong các cuộn giữ và cuốn hút sẽ làm từ hóa các lõi cực và do vậy piston của công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ lực hút này mà piston di chuyển sang trái kéo cần gạt quay quanh chốt, đầu dưới nạng gạt đẩy ly hợp và bánh răng khởi động dịch chuyển sang phải vào vị trí ăn khớp với vành răng bánh đà. Khi đó đĩa tiếp xúc và nối cực 30 và cực C với nhau, nối điện từ acquy vào máy khởi động làm trục máy, ly hợp và bánh răng chủ động quay, kéo bánh đà và trục khuỷu động cơ ô tô quay, thực hiện khởi động động cơ.
Khi cực 30 và cực C được nối với nhau, thì dòng điện không chạy qua cuộn hút vì hai đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ acquy. Cuộn dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ khởi động. Ở thời điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có dòng điện chạy qua cuộn hút.
F 66 66
Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ cực 30 qua cực C tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ. Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.
2.4. Các chế độ làm việc của máy khởi động
Máy khởi động điện dùng trên ôtô đều có ba chế độ làm việc để đáp ứng được các yêu cầu làm việc đặc trưng:
+ Chế độ hãm + Chế độ vòng tua + Chế độ không tải
Mỗi chế độ phù hợp với một yêu cầu làm việc khác nhau:
Chế độ hãm là chế độ mà khi đó trị số dòng khởi động đạt bằng trị số cực đại (Ikd= Ikdmax), mômen điện từ (Mdt) và mômen (M2) của động cơ điện khởi động đạt giá trị lớn nhất, tương ứng với thời điểm bánh răng khởi động của động cơ khởi động bắt đầu làm quay bánh đà của động cơ ôtô
Chế độ quay vòng tua là chế độ mà khi đó công suất truyền từ động cơ điện khởi động sang động cơ ôtô đạt giá trị cực đại. Với giá trị này, mômen động cơ (M2) trên trục động cơ khởi động không được bé hơn mômen cản khi khởi động (Mc), ứng với tốc độ vòng quay khi khởi động bé nhất (nmin).
Chế độ không tải là khi động cơ đã làm việc tự lập, lúc này mômen cản trên trục động cơ khởi động rất nhỏ (mômen cản trong trường hợp này chủ yếu là do lực ma sát trong các ổ đỡ gây ra), tốc độ quay của động cơ điện khởi động đạt giá trị cực đại. Chế độ này ảnh hưởng lớn đến độ bền của cổ góp và các ổ đỡ của động cơ điện khởi động.
CHƯƠNG 3. CHUẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG MÁY KHỞI ĐỘNG XE TOYOTA VIOS 2016
3.1. Các hư hỏng thường gặp của máy khởi động
Máy khởi động trên ô tô là loại động cơ điện 1 chiều dẫn động bánh răng khởi động, bên cạnh động cơ điện luôn kèm theo bộ rơ le đóng mạch khởi động. Máy khởi động của động cơ làm việc ở điện áp thấp 12V hoặc 24V một chiều đòi hỏi cường độ dòng điện khá lớn, vì vậy khi làm việc với thời gian dài có rất nhiều sai hỏng gặp phải.
Sai hỏng của phần mạch điện bao gồm: Cháy hỏng các tiếp điểm khởi động Cổ góp bẩn
Chổi than mòn, kẹt Các cuộn dây chập đứt Hỏng rơ le mạch khởi động
TT Tình trạng Nguyên nhân có thể Kiểm tra hoặc sửa chữa
1 Động cơ không quay nhưng đèn vẫn sáng -Hở mạch trong công tắc đánh lửa
-Hở mạch trong môtơ khởi động
-Hở mạch trong điều khiển -Hở cầu trì nối
-Kiểm tra tiếp điểm và chỗ nối của công tác -Kiểm tra cổ góp, các chổi than và các chỗ nối
-Kiểm tra cuộn dây, rơle, công tác và các chỗ nối -Hở cầu trì thì nối hoặc thay cầu trì mới
Động cơ không quay
-Động cơ hỏng -Kiểm tra động cơ để tìm hư hỏng
-Điện áp acquy thấp -Sạc lại hoặc thay thế acquy mới
2 và đèn sáng rất mờ
-Các bạc lót bị bó cứng, bị ngắn mạch trong môtơ
-Sửa chữa môtơ khởi động
-Nhiệt độ acquy rất lạnh -Bình acquy phải được sạc đầy đủ, điều chỉnh mạch điện và môtơ 3 Động cơ không khởi động và đèn sáng hơi mờ - Dẫn động môtơ hỏng hoặc trượt -Thay thế các bộ phận
-Điện trở quá lớn hoặc hở mạch trong môtơ khởi động
-Làm sạch cổ góp hoặc thay thế các chổi than, sửa chữa các chỗ nối không tốt 4 Động cơ không khởi động và đèn tắt -Chỗ nối kém hoặc có thể tại bình acquy -Làm sạch kẹp dây cáp và cực acquy, xiết chặt kẹp nối cực bình 5 Động cơ khởi động nhưng đèn không sáng -Acquy hỏng -Hở mạch
-Sạc lại hoặc thay thế -Làm sạch, xiết chặt các chỗ nối, thay thế dây dẫn điện 6 Động cơ quay chậm nhưng không khởi động được - Acquy bị phóng điện -Nhiệt độ bình rất thấp -Môtơ khởi động hỏng -Dây cáp hoặc acquy dưới kích cỡ
-Hư hỏng phần cơ khí trong động cơ
-Kiểm tra lại, sạc lại hoặc thay thế
-Bình acquy phải được sạc đầy đủ. Động cơ,dây dẫn và môtơ khởi động trong tình trạng tôt nhất. -Kiểm tra môtơ khởi động -Lắp dây cáp và bình acquy có kích cỡ phù hợp
-Người lái làm phóng điện acquy khi cố gắng khởi động
-Kiểm tra động cơ
7 Động cơ quay với tốc độ bình thường nhưng không khởi động được -Hệ thống đánh lửa bị hỏng -Hệ thống nhiên liệu bị hỏng -Không khí rò rỉ trong cổ góp hoặc trong bộ chế hoà khí
-Động cơ bị hỏng
-Thực hiện kiểm tra tia lửa điện, kiểm tra thời điểm và hệ thống đánh lửa -Kiểm tra bơm nhiên liệu, ống dẫn, bộ chế hoà khí hoặc hệ thống bơm nhiên liệu
-Xiết chặt các chỗ nối, thay đệm nếu cần thiết
8 Rơle hoặc cuộn dây có tiếng kêu -Hở mạch cuộn giữ -Điện áp acquy thấp -Các tiếp điểm bị ch ¸y
-Thay thế cuộn dây khác -Sạc acquy
-Thay thế
9
Bánh răng ăn khớp chậm sau khi khởi động
-Piston và cuộn dây kẹt -Li hợp một chiều bị kẹt trên trục của phần ứng. Li hợp một chiều bị hỏng -Lò xo hồi về dịch chuyển yếu -Làm sạch và làm lỏng piston -Làm sạch trục phần ứng và ống bọc ngoài của li hợp . -Thay thế li hợp -Thay lò so mới 10 Các tiếng kêu bất thường
-Tiếng kêu khi bánh răng vào ăn khớp tốc độ cao khi vào quay máy(Trước khi động cơ đánh lửa)
-Tiếng kêu bánh răng dẫn vào ăn khớp sau khi động
-Khe hở quá lớn giữa bánh răng và vành răng -Khe hở quá nhỏ giữa bánh răng dẫn và vành răng
cơ đánh lửa, khi công tác thả lỏng
-Tiếng kêu lớn và rú lên hoặc âm thanh như tiếng còi sau khi động cơ đánh lửa nhưng trong khi máy khởi động ăn khớp có tiếng kêu giống tiếng còi
-Phần ứng bị cong hoặc không cân bằng.
-Hư li hợp một chiều hoặc thay thế vành răng
Bảng 3.1: Hư hỏng và sửa chữa
3.2. Phương pháp sửa chữa
TT Chi tiết Sửa chữa 1.
Rotor
- Cuộn dây rotor bị đứt thì phải hàn lại - Cuộn dây chạm mát với trục thì phải thay
- Cuộn dây chạm thì phải thay rotor hoặc sửa chữa , lót lại chỗi bị chập
2.
Cổ góp
- Bị cháy rám, nếu bị cháy rám nhẹ thì dùng giấy nhám mịn đánh lại
- Bị tróc rỗ nhiều thì tiện lại trên máy tiện
- Cổ góp mòn ít thì dùng giấy nhám đánh lại. Nếu mòn nhiều hoặc mòn không đều thì đưa lên máy tiện tiện lại hay thay thế cổ góp mới
- Cách điện giữa các phiến góp nhô cao ta dùng lưỡi cưa cắt lại rồi làm sạch
3. Stato
- Cuộn dây kích từ bị đứt cho phép hàn lại bằng thép nhưng phải kẹp chặt
- Cuộn dây chạm mát thì lót cách điện chỗ làm mát và tẩm sơn cách điện lại hoặc thay thế khung từ
- Cuộn dây chạm mát do lớp Êmay vá với sợi bọc cách điện hỏng thì thay thế hoặc quấn lại lớp cách điện và tẩm sơn lại.
4. Chổi than
- Chổi than bị mòn nứt vỡ do masat.Nếu độ dài chổi than ngắn hơn độ dài tiêu chuẩn thì phải thay mới
5. Lò xo chổi than
- Lực ép lò xo chổi than phải đúng quy định, nhỏ hơn thì phải thay mới
6. Giá đỡ chổi than
- Giá đỡ chổi than bị cháy xám thì phải thay cách điện mới
7. Rơle kéo
- Cọc tiếp điểm, đồng xu bị cháy dùng giấy nhám đánh sạch - Cuộn hút và cuộn giữ bị đứt, chạm mát thì phải thay rơle mới hoặc quấn lại
8. Vòng bi - Vòng bi bị mòn kẹt tì thay mới 9. Khớp 1
chiều
-Khớp một chiều mòn hỏng thì thay mới
10. Bánh răng khởi động
-Bị mòn nhiều thi thay mới