CHƯƠNG 3 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM
3.4. Đánh giá chung
Sau quá trình thử nghiệm có thể nhận thấy rằng việc sử dụng phần mềm dạy học toán làm phương tiện hỗ trợ một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao trong quá trình dạy và học đối với cả thầy và trò. Phần mềm mô phỏng những chuyển động hình học, chuyển động điểm,... để cho người học có thể quan sát được từ đó có những phán đoán suy luận đưa ra được lời giải bài toán.
Sử dụng phần mềm Geogebra GV và HS tiết kiệm được nhiều thời gian hơn trong việc vẽ hình, tính toán, tránh được các nhầm lẫn khi thực hiện bằng thủ công, việc chỉnh sửa hình vẽ khi gặp sai sót đơn giản và nhanh hơn, HS có nhiều thời gian hơn để thực hành nên tránh được tình trạng nhàm chán cho người học.
Ngoài những ưu điểm thu được thì vẫn còn một số hạn chế như là: Do điều kiện thử nghiệm có hạn, trường thử nghiệm ở xã, thường chỉ có học sinh thuộc xã và một số ít thuộc khu vực lần cận học, giáo viên bộ môn Toán cũng còn hạn chế. Do đó phạm vi thử nghiệm chưa được rộng dẫn đến kết quả thử nghiệm chưa được như mong muốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong thời gian TNSP và qua quá trình học tập của HS, trao đổi với HS, GV hướng dẫn thu được đánh giá về hiệu quả của đợt TNSP như sau: Nội dung TNSP như đã lựa chọn là phù hợp với trình độ nhận thức của HS, đáp ứng được yêu cầu đã đề ra là nhằm tăng tính trực quan, tích cực hóa hoạt động học tập cho học sinh, giúp học sinh kiến tạo tri thức mới một cách nhanh chóng, sinh động, tạo nên sự hứng thú cho học sinh trong giờ học môn Toán qua đó thể hiện được vai trò quan trọng của các phần mềm toán học trong dạy học Toán.
TNSP đã giúp cho người thực hiện đề tài, những GV cộng tác thực nghiệm rút ra bài học kinh nghiệm và hiểu rõ hơn về phương pháp, kỹ năng tổ chức, thiết kế giờ học Toán cho HS. Kết quả TNSP chứng tỏ đề tài khóa luận có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm nhận thức của HS tại các trường THCS.
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận đã rút ra được một số kết quả sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc khai thác các ứng dụng của phần mềm Geogebra tích cực hóa hoạt động dạy học giải bài tập hình học ở trường THCS.
- Làm rõ được sự cần thiết của việc vận dụng phần mềm tích cực hóa hoạt động dạy học giải bài tập hình học ở trường THCS.
- Thiết kế được các bài tập hình học với sự hỗ trợ của phần mềm Geogebra để đưa ra được lời giải.
- Đã bước đầu kiểm nghiệm được bằng thử nghiệm sư phạm nhằm minh họa cho tính khả thi và tính hiệu quả của việc ứng dụng phần mềm Geogebra hỗ trợ dạy học giải bài tập hình học.
- Ngoài ra đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho GV Toán ở trường THCS.
Những kết quả thu được ở trên bước đầu cho phép kết luận rằng: Nếu khai thác phần mềm Geogebra hỗ trợ dạy học theo hướng khám phá một cách hiệu quả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường THCS, đáp ứng được yêu cầu của đổi mới PPDH Toán.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Đức Chính (2009), Toán 6 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[2]. Phan Đức Chính (2009), Toán 7 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[3]. Phan Đức Chính (2009), Toán 8 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[4]. Phan Đức Chính (2009), Toán 9 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[5]. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
trong dạy học môn toán, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.
[6]. Nguyễn Bá Kim (2002), PPDH môn Toán, Nhà xuất bản Đại học sư
phạm Hà Nội, Hà Nội.
[7]. Tôn Thân (2009), Bài tập Toán 6 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[8]. Tôn Thân (2009), Bài tập Toán 7 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[9]. Tôn Thân (2009), Bài tập Toán 8 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[10]. Tôn Thân (2009), Bài tập Toán 9 (Tập 1, 2), Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.
[11]. Trịnh Đức Toàn (2016), Luận văn thạc sĩ “Khai thác phần mềm
Geogebra hỗ trợ dạy học hình học lớp 7 theo hướng khám phá”, Trường Đại học Tây Bắc, Sơn La.
[12]. LUCKXAY POUMMYXAY (2015), Luận văn thạc sĩ “Khai thác phần
mềm Geogebra trong dạy học môn Toán lớp 10 ở trường THPT nước CHDCND Lào”, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN
Họ và tên:……….
Hiện là giáo viên trường:………
Thầy (cô) hãy đánh dấu (x) vào những lựa chọn của mình:
1. Xin thầy (cô) vui lòng cho biết khả năng về việc sử dụng phần mềm, ứng dụng CNTT trong dạy học của mình theo biểu dưới đây.
STT Nội dung điều tra
Ý kiến trả lời
Sử dụng tốt Biết cơ bản Không biết
sử dụng 1 Word 2 Excel 3 Power Point 4 GeoGebra 5 Cabri 6 Sketchpad
2. Để nâng cao chất lượng dạy học Toán ở trường THCS, ngoài việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống, thầy (cô) đã sử dụng phần mềm toán học nào sau đây trong hỗ trợ dạy học môn Toán?
Cabri Sketchpad Maple
Ý kiến khác: Đó là………. 3. Thầy cô có biết đến phần mềm toán học Geogebra không?
Có Không
4. Thầy (cô) biết đến các phần mềm trên bằng cách nào? Học ở trường đại học
Tìm hiểu thông tin trên mạng internet Đồng nghiệp giới thiệu
Chưa biết
5. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các phần mềm toán học trên để hỗ trợ giảng dạy không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
6. Thầy (cô) đã sử dụng những phần mềm trên vào những việc nào sau đây? Hỗ trợ dạy học khái niệm toán học
Hỗ trợ giải bài tập toán học Hỗ trợ dạy học định lý toán học
Phương án khác, ghi rõ:... 7. Thầy (cô) đánh giá tầm quan trọng của việc ứng dụng các phần mềm toán học vào trong môn Toán theo mức độ nào sau đây?
Quan trọng Bình thường Không cần thiết
8. Thầy (cô) hãy đề xuất các phương án sử dụng các phần mềm Toán học trong hỗ trợ dạy học giải bài tập toán học ở trường THCS?
……… ………
………
Phụ lục 2
PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI HỌC SINH
Để phục vụ cho việc nghiên cứu về hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung, việc sử dụng các phần mềm Toán học nói riêng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Toán cho học sinh THCS, các em vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề sau.
Các em hãy đánh dấu (x) vào những lựa chọn của mình:
1. Các em thường được các thầy, cô dùng những hình thức nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán?
Bồi dưỡng, phụ đạo kiến thức trên lớp Hướng dẫn tự học ở nhà
Sử dụng các phần mềm toán học
Hình thức khác: Đó là ……… 2. Thầy (cô) có thường xuyên sử dụng các phần mềm toán học để hỗ trợ dạy học giải bài tập hình học cho các em không?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
3. Em có thích học môn Toán với sự hỗ trợ của các phần mềm toán học không?
Rất thích Thích Bình thường Không thích
4. Theo em, thì việc ứng dụng các phần mềm toán học trong dạy học sẽ có đóng góp gì cho quá trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kỹ năng, thái độ của bản thân?
Củng cố và mở rộng kiến thức cơ bản
Rèn luyện các kỹ năng: (kỹ năng tổ chức, kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ
năng suy luận, kĩ năng dự đoán,…)
Kích thích hứng thú học tập và tính tích cực, tự lực nhận thức. Ý kiến khác: ………
5. Nếu có thể, em mong muốn các Thầy (cô) sẽ sử dụng các phần mềm toán học trong hoạt động nào sau đây?
Giúp vẽ hình minh họa Giúp tìm tòi lời giải bài toán Giúp tính toán, biểu diễn
Hoạt động khác: ……… 6. Em có biết đến phần mềm toán học Geogebra không? Nếu biết rồi thì em đã sử dụng phần mềm đó để hỗ trợ việc học chưa?
không biết đến phần mềm đó có biết nhưng chưa từng sử dụng có biết và đã sử dụng
7. Nếu không biết thì em có muốn tìm hiểu hay được học về phần mềm toán học Geogebra không?
Có Không
8. Theo em, thầy (cô) cần làm gì để giúp em học môn Toán hiệu quả hơn với sự hỗ trợ của các phần mềm toán học?
……… ……… ………
Phụ lục 3
Giáo án tiết 47 bài: “Cung chứa góc” SGK Toán lớp 9 - Tập 2 I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS hiểu được quỹ tích cung chứa góc, nắm được mệnh đề thuận, đảo của quỹ tích để giải toán.
2. Về kỹ năng:
- HS biết sử dụng thuật ngữ cung chứa góc dựng trên một đoạn thẳng.
- HS biết dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình.
- HS biết trình bày lời giải bài toán quỹ tích gồm phần thuận, phần đảo và kết luận.
3. Về thái độ:
Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và cẩn thận trong tính toán.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Rèn phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin và có tinh thần vượt khó. - Rèn năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực dự đoán logic.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính điện tử có cài Geogebra, máy chiếu.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng nhóm.
III. Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (kết hợp)
Hoạt động 1: Bài toán quỹ tích “Cung chứa góc”
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS tìm hiểu bài toán. - Bài toán cho gì và yêu cầu gì?
- Yêu cầu HS làm ?1
- Như vậy với một điểm N sao cho 0
90
CND . Ta có nhận xét gì về
quỹ đạo của điểm N?
- GV dùng Geogebra để minh họa quỹ đạo chuyển động của điểm N?
- Đọc bài toán.
- Cho đoạn thẳng ABvà góc
0 0
(0 180 ). Yêu cầu tìm quỹ
tích các điểm M thỏa mãnAMB.
a, b, CN D1 900, CN D2 900, 0 3 90 CN D CN D1 ;CN D2 và 3 CN D
là các tam giác vuông.
1 2 3 ON ON ON 1 2 OC OD CD
(tính chất trung tuyến ứng với cạnh
huyềnCD)
N N N1, 2, 3 nằm trên đường tròn
đường kínhCD.
- Chọn công cụ tạo quỹ tích cho
điểm N hoặc chọn công cụ di
chuyển điểm N và để lại vết.
Kết quả: Quỹ tích là đường tròn
- Yêu cầu HS làm ?2
- Hướng dẫn HS dùng Geogebra khai thác bài toán:
+ Chọn công cụ vẽ một đường
tròn tâm O.
+ Chọn công cụ lấy hai điểm A,
B, M trên đường tròn vừa vẽ.
+ Chọn công cụ vẽ đoạn thẳng
AB.
+ Chọn công cụ đo góc AMB
(chẳng hạn kết quả là 750)
+ Cho M thay đổi vị trí và quan sát quy luật và cho HS dự đoán quỹ tích.
+ Cho HS minh họa quỹ tích.
- Hướng dẫn HS chứng minh 2 phần: Phần thuận và phần đảo bằng phương pháp phát vấn.
- Giới thiệu phần chú ý. Cho HS nhắc lại chú ý.
- Hãy nêu cách vẽ cung chứa góc.
- Tìm hiểu ?2
- Dự đoán quỹ tích là 2 cung tròn. - Chứng minh theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý: SGK – 85.
- Cách vẽ cung chứa góc :
+ Vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB.
- Kết luận: AmB được vẽ như trên
là một cung chứa góc .
+ Vẽ tia Ax tạo với AB góc .
+ Vẽ đường thẳng Ay vuông góc với Ax. Gọi là giao điểm của Ay với d.
+ Vẽ cungAmB, tâm O, bán kính OA
sao cho cung này nằm ở nửa mặt phẳng bờ AB không chứa tia Ax.
Hoạt động 2: Cách giải bài toán quỹ tích
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và cho biết cách giải bài toán quỹ tích?
- Nghiên cứu sách giáo khoa.
Để chứng minh quỹ tích các điểm M thỏa mãn tính chất Tlà một hình H nào đó, ta phải chứng minh 2 phần: Phần thuận, phần đảo, cuối cùng rút ra kết luận chung.
4. Củng cố:
Cho học sinh làm bài 46/SGK - 86. Sau đó hướng dẫn học sinh thực hiện các bước vẽ hình bằng phần mềm Geogebra.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc cách vẽ cung chứa góc , cách giải bài toán quỹ tích.
Giáo án 2: tiết 48 bài: “Luyện tập” SGK Toán lớp 9 - Tập 2 I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: HS hiểu được quỹ tích cung chứa góc, nắm được mệnh đề thuận, đảo của quỹ tích này để giải toán, HS được củng cố cách giải bài toán dựng hình.
2. Về kỹ năng:
- Rèn cho HS kỹ năng dựng cung chứa góc và biết áp dụng cung chứa góc vào bài toán dựng hình.
- HS biết trình bày lời giải bài toán quỹ tích gồm phần thuận, phần đảo và kết luận.
3. Về thái độ: Học sinh có thái độ nghiêm túc, say mê trong học tập, biết quan sát và phán đoán chính xác, tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức và cẩn thận trong tính toán.
4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất:
- Rèn phẩm chất: Trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin và có tinh thần vượt khó. - Rèn năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực dự đoán logic.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính điện tử có cài phần mềm Geogebra, máy chiếu.
2. Học sinh: Thước thẳng có chia khoảng, compa, bảng nhóm.
III. Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề, vấn đáp.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số và chuẩn bị của học sinh.
Lớp Ngày dạy Tiết Sĩ số Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình luyện tập.
Hoạt động 1: Bài tập 44/SGK - 86
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Cho HS tìm hiểu bài 44/SGK – 87. - Đề bài cho gì? Yêu cầu gì?
- GV: Yêu cầu HS xác định giả thiết, kết luận của bài toán và vẽ hình; xác định yếu tố cố định và yếu tố không cố định của bài toán khi điểm I di động?
- GV: sử dụng phần mềm Geogebra vẽ hình minh họa cho HS. Dựa vào phần mềm để di chuyển điểm A từ đó dự đoán được quỹ tích của điểm I. - Di chuyển điểm A trùng với điểm B và yêu cầu HS nhận xét về vị trí của điểm I.
- Di chuyển điểm A trùng với điểm C và yêu cầu HS nhận xét về vị trí của điểm I.
- Di chuyển điểm A đến một vị trí bất kì trên nửa đường tròn tâm O, khác
- Tìm hiểu bài 44/SGK – 87.
- Đề bài cho ABC vuông ở A,
cạnh BC cố định, I là giao điểm của 3 đường phân giác trong.
Yêu cầu tìm quỹ tích I khi A thay đổi?
- HS: Yếu tố cố định: Điểm A, B. Yếu tố không cố định: Điểm I, A.
- Khi đó, HS sẽ nhận thấy I B.
- Khi đó, HS sẽ nhận thấy I C.
HS quan sát và nhận xét về vị trí tương đối của 3 điểm B, I, C. HS
với 2 điểm B và C.
- GV yêu cầu HS dự đoán quỹ tích điểm I?
- Sau khi dự đoán được quỹ tích điểm I thì dựa vào các gợi ý HS trình bày lời giải.
+ Nhận xét gì về tổng 2 góc C2 B2?