C. Bài tập củng cố:
3. Nỗi nhớ của cháu về bà và bếp lửa
- Khổ thơ cuối là lời tự bạch của người cháu đi xa khi đã trưởng thành. Nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh cội nguồn ấy. Khoảng cách về không gian, thời gian và khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả không thể làm cháu lãng quên ánh sáng và hơi ấm từ bếp lửa của bà, của quê hương, không quên được những lận đận đời bà, tấm lòng ấm áp của bà, những tận tuỵ hy sinh vì tình nghĩa của bà… Đó là đạo lý thuỷ chung cao đẹp của con người Việt Nam được nuôi dưỡng trong mỗi tâm hồn con người từ thuở ấu thơ.
- Bài thơ được kết thúc bằng câu hỏi tu từ: “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”. Câu hỏi tu từ ấy gợi cho người đọc cảm nhận như có một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, một nỗi nhớ đau đáu khôn nguôi, luôn nhớ về bà. Nhớ về bà cũng chính là nhớ về quê hương, nhớ về cội nguồn và chúng ta lại bắt gặp tình cảm ấy “Đôi dòng tiễn đưa bà nội” mà tác giả viết khi bà nội qua đời, đó là những tình cảm kính trọng, biết ơn, là nỗi nhớ thương da diết của đứa cháu dành cho người bà kính yêu của mình: “Đôi mắt càng già càng thấm thía yêu thương – Dù da dẻ khô đi, tấm lòng không hẹp lại – Giàu kiên nhẫn, bà còn hy vọng mãi – Chỉ mỗi ngày rắn lại ít lời thêm”.
III. Kết bài:
- Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận: giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.
- Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: những gì thân thiết của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
C. Bài tập củng cố:
Câu 1: Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”.Theo em vì sao nhà thơ lại viết „‟Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa!‟‟?
Gợi ý: Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng.
Câu 2: Hình ảnh bếp lửa gợi lại những kỷ niệm nào giữa bà và cháu? Vì sao người cháu có “ngọn lửa trăm tàu, có lửa trăm nhà, có niềm vui trăm ngả mà vẫn không quên nhắc về bếp lửa”?
Gợi ý:
Hình ảnh bếp lửa gợi lại trong lòng cháu kỷ niệm về năm lên bốn tuổi đói kém, bếp khói hun nhèm mắt. Rồi những mùa vải chín, chim tu hú kêu, những câu chuyện kể của bà. Những việc bà dạy bảo, bà chăm cháu học, bà lo lắng cho mọi người. Bếp lửa gợi lại những niềm vui của nồi
xôi gạp mới, niềm yêu thương, những tâm tình tuổi thơ. Bếp lửa tượng trưng cho tình cảm vững bền của bà cháu, tình quê hương sâu nặng. Chính vì thế, khi người cháu đi xa, có những niềm vui mới, có những tình cảm mới, có những bến bờ mới, nhưng vẫn không thể quên bếp lửa, nơi ủ sẵn tình cảm bà cháu, quê hương.
Câu 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau:
“Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình cuổi nhỏ”.
- Điệp từ"nhóm" được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kỳ lạ” và thiêng liêng bếp lửa. Bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kỳ lạ. Từ: "nhóm" đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa: Từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên?
- Khơi dậy tình cảm nồng ấm.
- Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương.
- Khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ.
=> Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung.
Câu 4: Phát biểu suy nghĩ của em khi đọc những câu thơ sau:
„‟Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng‟‟
Câu 5: Hiện lên trong bài thơ Bếp lửa là hình tượng bà – người nhóm lửa, người giữ lửa, người truyền lửa.
Em hiểu như thế nào về ý kiến trên.
Câu 6: Trình bày cách hiểu của em về nhan đề bài thơ: Bếp lửa. Câu 7: Ý nghĩa của tiếng chim tu hú xuất hiện trong bài thơ Bếp lửa. Câu 8: Trong bài thơ Bếp lửa có đoạn:
“… Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”…
a. Tác giả bài thơ là ai? Bài thơ được sang tác trong hoàn cảnh nào? b. Vì sao bài thơ viết về tình bà cháu lại có tên là Bếp lửa.
c. Trong các từ "nhóm" ở đoạn trích trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dung với nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích ý nghĩa của mỗi từ nhóm đó?
d. Phân tích những câu thơ trên, một bạn đã viết câu mở đầu như sau: “ Tác giả đã có những suy ngẫm thật sâu sắc về bà và về ngọn lửa bà vẫn nhen lên mỗi sớm, mỗi chiều.” Coi câu trên là câu chủ đề hãy viết tiếp 6-8 câu để tạo thành đoạn văn Tổng- phân- hợp.
ÁNH TRĂNG
Nguyễn Duy