- Thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên. Cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ, cụ thể mà giàu sức khái quát.
- Các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ kết hợp với những câu thơ ngắn dài khác góp phần không nhỏ vào việc diễn tả cuộc sống, cách suy nghĩ, cách thực hiện tình cảm của người miền núi.
- Giọng điệu tha thiết, trìu mến: lúc bay bổng, nhẹ nhàng, lúc khúc triết, rành rọt, lúc mạnh mẽ, sắc nhọn… tạo sự cộng hưởng hìa hoà với những cung bậc tình cảm khác trong lời người cha truyền thấm sang con.
- Bố cục chặt chẽ, từ ngữ giản dị, mộc mạc như lời nói thường ngày của người miền núi. -> Y Phương thấu hiểu tất cả những điều đó nên ông đã lột tả cái hồn cốt trong bản sắc của người dân tộc. Cha nói với con – Vâng! hay chính là lời trao gửi với thế hệ tiếp nối?
C. Bài tập củng cố:
Câu 1: Nhà thơ Y Phương muốn nói với con điều gì trong những dòng thơ sau:
Người đồng mình thương lắm con ơi … không lo cực nhọc”
Gợi ý:
- Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi:, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa.
- Cao độ nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn. => là một cách nói vừa rất cụ thể, vừa mang sức khái quát. Và cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt.
- Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cày xới vun trồng.
- Qua những hình ảnh rất cụ thể: … đó là cuộc sống bình dị, hồn nhiên như con sông, con suối quê mình, mộc mạc của người dân miền núi, cuộc sống vượt qua mọi thử thách, gian lao ở những nơi xa xôi. Phải chăng đó còn là sự cần cù, bền chí của những “người đồng minh”.
- Những con người sống giản dị mà mạnh mẽ, hồn nhiên mộc mạc. Nhưng chính cái hồn nhiên mộc mạc ấy lại chứa đựng sức sống mạnh mẽ của dân tộc.
- Nói với con là thủ thí tâm tình của người cha với con về quê hương, 1 quê hương nhọc nhằn vất vả đã nuôi dưỡng chí lớn cho những đứa con. Quê hương với sức sống giản dị mà mãnh liệt, hồn nhiên mà mạnh mẽ.
- Tất cả được thể hiện qua thể thơ tự do với những từ ngữ, hình ảnh mộc mạc, cụ thể nhưng lại có sức khái quát sâu sắc.
Câu 2: Viết đoạn văn ngắn có dùng lời dẫn trực tiếp để nêu suy nghĩ của em về những điều người cha nói với con trong các câu thơ sau:
“Người đồng minh thô sơ… phong tục”. Gợi ý:
- Người cha đã ca ngợi đức tính cao đẹp của người đồng minh bằng những hình ảnh đầy ấn tượng.
+ Đó là “người đồng minh thô sơ da thịt”, những con người chân chất, khoẻ khoắn họ mộc mạc mà không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí. Họ tự chủ trong cuộc sống.
+ Đó là những con người tự đúc đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khó khăn. Họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc.
+ Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn.
- Nói với con về những điều đó, người cha mong con biết tự hào về truyền thống của quê hương, tự hào về dân tộc để tự tin trong cuộc sống.
Câu 3: Cảm nhận của em về những câu thơ mở đầu bài thơ: “Nói với con” của Y Phương.
Chân phải bước tới cha… … tiếng cười:.
Gợi ý:
- Đó là hình ảnh một mái ấm gia đình rất hạnh phúc.
- Người con được nuôi dưỡng, che chở trong vòng tay ấm áp của cha mẹ.
- Lời thơ rất đặc biệt: Nói bằng hình ảnh, cách hình dung cụ thể để diễn tả ý trừu tượng của người miền núi khiến câu thơ mộc mạc mà gợi cảm: bước chân chạm tới tiếng cười, tiếng nói.
- Cha nói với con lời đầu tiên đó để nhắc nhở con về tình cảm gia đình ruột thịt về cuội nguồn của mỗi người.
Câu 4: Có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và cách xây dựng hình ảnh trong bài thơ này.
Câu 5: Xác định hàm ý và cho biết tác dụng của hàm ý trong khổ thơ sau:
„‟Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con‟‟.