Tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm hỗ trợ học phương pháp tính (Trang 54 - 57)

1.1.4 .Vai trò và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu

3.2. Tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình

3.2.1. Form tìm nghiệm gần đúng theo phương pháp Gauss

Áp dụng theo công thức của phương pháp Gauss, ta cần khởi tạo các biến và các mảng lưu giá trị là: sohang (cấp của ma trận), a[,] (mảng hai chiều lưu giá trị số dòng, số cột của ma trận), x[] (mảng một chiều lưu giá trị tập

nghiệm của hệ). Ngoài ra còn có các biến khác: c, sum là các biến trung gian được sử dụng để tính giá trị tạm thời trong thuật toán.

 Đầu vào: Trước tiên ta phải nhập cấp của ma trận từ TextBox nhập cấp của ma trận. Tiếp theo ta nhập ma trận từ TextBox nhập ma trận. Chỉ với hai thao tác nhập đơn giản thì phần mềm sẽ có đủ các thông số đầu vào để bắt đầu đi vào quá trình xử lý cho bài toán tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình đại số tuyến tính theo phương pháp Gauss.

 Quá trình xử lý (Proccess): Để kiểm tra lại các hệ số của từng phương trình vừa nhập hay đơn giản là bạn chỉ muốn hiển thị hệ phương trình, chúng ta bấm vào nút hiển thị thì hệ phương trình sẽ xuất hiện lên TextBox hiển thị hệ. Phần mềm sẽ nhanh chóng đọc dữ liệu đưa vào trước đó và giải hệ phương trình theo công thức của phương pháp Gauss để tìm nghiệm gần đúng mà không tính sai số. Quá trình xử lý

48

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

bài toán sẽ hoàn thành sau khi chúng ta bấm vào nút giải. Click chuột vào nút bài tập ví dụ, chúng ta sẽ được xem cách giải phương trình cụ thể, rõ ràng và logic.

 Kết quả bài toán (đầu ra): Nghiệm của hệ phương trình sẽ được thể hiện rõ ràng khi ta nhìn vào bảng DataGridview kết quả.

Dưới đây là form minh họa cho cách tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình theo phương pháp Gauss:

Hình 3.10. Giao diện form phương pháp Gauss.

3.2.2. Form tìm nghiệm gần đúng theo phương pháp lặp đơn

Áp dụng theo công thức của phương pháp lặp đơn, ta cần khởi tạo các biến và các mảng lưu giá trị là: sohang (cấp của ma trận), relerror ( biến sai số), itr ( biến lần lặp), a[,] (mảng hai chiều lưu giá trị số dòng, số cột của ma trận), x[] (mảng một chiều lưu giá trị tập nghiệm của hệ). Ngoài ra còn có các biến khác: sum, big, temp là các biến trung gian được sử dụng để tính giá trị tạm thời trong thuật toán.

 Thông số đầu vào: Khác với phương pháp Gauss, trong phương pháp này có bốn thông số đầu vào.Trước tiên ta phải nhập cấp của ma trận từ TextBox nhập cấp của ma trận. Tiếp theo ta nhập ma trận từ TextBox

49

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

nhập ma trận. Thông số thứ ba là Epsilon 𝜺 được nhập từ TextBox epsilon. Và nhập thông số đầu vào cuối cùng lần chia n từ TextBox lần chia. Như vậy, phần mềm đã có đủ các thông số đầu vào để bắt đầu đi vào quá trình xử lý cho bài toán tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình đại số tuyến tính theo phương pháp lặp đơn.

 Quá trình xử lý: Để kiểm tra lại các hệ số của từng phương trình vừa nhập hay đơn giản là bạn chỉ muốn hiển thị hệ phương trình, chúng ta bấm vào nút hiển thị thì hệ phương trình sẽ xuất hiện lên TextBox hiển thị hệ. Phần mềm sẽ nhanh chóng đọc dữ liệu đưa vào trước đó và giải hệ phương trình theo công thức của phương pháp lặp đơn. Quá trình xử lý bài toán sẽ hoàn thành sau khi chúng ta bấm vào nút giải. Click chuột vào nút bài tập ví dụ, chúng ta sẽ được xem cách giải phương trình cụ thể, rõ ràng theo từng bước của từng phương pháp tìm nghiệm gần đúng.

 Kết quả bài toán: Nghiệm của hệ phương trình sẽ được thể hiện rõ ràng khi ta nhìn vào bảng DataGridview kết quả. Trong TextBox kết quả sẽ trình bày kết luận để hoàn chỉnh việc tìm nghiệm gần đúng cho hệ.

Dưới đây là form minh họa cho cách tìm nghiệm gần đúng của hệ phương trình theo phương pháp lặp đơn:

50

ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

Hình 3.11. Giao diện form phương pháp lặp đơn.

Một phần của tài liệu Xây dựng phần mềm hỗ trợ học phương pháp tính (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)