.6 Mở rộng tab Advanced

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tham quan ảo khuôn viên trường đại học hùng vương (Trang 34)

- Bước 7: Khí mở rộng được các tùy chỉnh của phần mềm tiến hành nhấp chuột vào tab Mask. Hiệu chỉnh hình ảnh ở tab này có hiệu quả cao cho việc xử lý các điểm lệch giữa các bức ảnh. Các tính năng trong tab này cho phép người sử dụng tùy chỉnh vùng lấy điểm chung giữa các bức ảnh (Hình 2.7).

33

Hình 2.7 Các tab mở rộng tùy chỉnh

- Bước 8: Sau khi mở tab Mask chúng ta tiến hành nhấp chuột vào góc dưới màn hình để tiến hành chia đôi cửa sổ. Mục đích của công việc này nhằm giúp người sử dụng nắm bắt được điểm chung nhất của 2 bức ảnh được ghép với nhau (Hình 2.8).

 Dấu chấm hồng: có tác dụng nếu dùng ở bức ảnh số 0 thì điểm trùng nhau ở bức ảnh này sẽ bị xóa đi và thay vào đó là hiện thị điểm chung đó ở bức ảnh số 1. Chức năng này phát huy tác dụng ở những bức ảnh chụp ảnh động như chụp ở chỗ đông người qua lại, các vật thể di chuyển liên tục. Khi đó phần mềm sẽ tự loại bỏ hành động nào chuyển động nhiều nhất và lấy cảnh ở bức ảnh có hành động tĩnh nhiều hơn.

 Dấu chấm xanh: có tác dụng lấy toàn bộ phần chung nhau ở cả 2 bức ảnh giúp bức ảnh toàn cảnh trở nên chính xác hơn, nhưng ngược lại khi vật thể di chuyển như: người, hay xe cộ trên đường thì chức năng này sẽ không tối ưu hóa. Lựa chọn này phù hợp với những bức ảnh tĩnh chỉ gồm đồ vật.

34

 Dấu chấm trắng: có tác dụng hủy phần vừa sử dụng dấu chấm xanh hoặc chấm đỏ. Sau khi sử dụng dấu chấm xanh hoặc chấm đỏ trên một vùng ảnh nào đó người dùng mở hộp thoại Panorama Editor để xem kết quả mà mình vừa hiệu chỉnh. Nếu chưa đạt yêu cầu người dùng sử dụng dấu chấm trắng này để hủy thao tác vừa làm bằng cách bôi đè lên vùng ảnh mà đã sử dụng dấu chấm xanh hoặc chấm đỏ.

Hình 2.8 Tab tùy chỉnh Mask

- Bước 9: Sau khi tùy chỉnh với các lựa chọn để xử lý các lỗi khi ghép hình bị lệch trên hộp thoại Mask người sử dụng tiến hành kiểm tra chất lượng của bức ảnh toàn cảnh bằng cách: Nhấp chuột vào Project / chọn Initialize and Optimize hoặc ấn tổ hợp phím Alt + F5 (Hình 2.9).

35

Hình 2.9 Kiểm tra chất lượng ảnh toàn cảnh

- Bước 10: Ở hộp thoại Optimizer Results cho người sử dụng biết được chất lượng của bức ảnh sau khi ghép. Có nhiều mức thông báo: Very bad, not bad, bad, not so good, good, very good. Ở mỗi mức thông báo người sử dụng sẽ có những giải pháp khác nhau để tùy chỉnh các bức ảnh nền để có được kết quả tốt nhất. Bức ảnh được xuất ra được chấp nhận khi nhận mức thông báo là good hoặc very good (Hình 2.10).

36

Hình 2.10 Hộp thoại Optimize Results

- Bước 11: Sau khi tiến hành tùy chỉnh vùng chung của các bức ảnh nền trong tab Mask và kiểm tra chất lượng bức ảnh toàn cảnh ở tab Optimize Results mà kết quả vấn chưa được tốt. Người sử dụng vào tab Control Point để thêm nhận diện điểm ảnh trùng nhau giữa 2 bức ảnh nền kế tiếp. Các điểm ảnh được đánh càng nhiều và tại các vị trí rộng hơn thì càng làm tăng tính chính sác cho bức ảnh toàn cảnh sau khi ghép. Chú ý nên đánh thêm các điểm mới tại các góc, cạnh của vật thể trong bức ảnh, những nơi mà các điểm ảnh nhận diện tự động không đánh dấu hoặc đánh dấu ít điểm. Khi tiến hành đánh dấu xong bật lại cửa sổ PTGui Viewer để xem trước kết quả tùy chỉnh (Hình 2.11).

37

Hình 2.11 Hộp thoại Control Point

- Bước 12: Sau khi tiến hành các bước tùy chỉnh rồi kiểm tra kết quả đạt yêu cầu người sử dụng nhấp chuột vào tab Create Panorama tiến hành xuất ra bức ảnh toàn cảnh. Ở tab này có rất nhiều tùy chọn mà người sử dụng có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của mình (Hìn 2.12).

 Width: độ rộng của bức ảnh (pixels).

 Height: chiều cao của bức ảnh (pixels).

 File fomat: kiểu định dạng của bức ảnh toàn cảnh sau khi tiến hành ghép JPEG (.jpg) / TIFF (.tif) / Photoshop (.psd), v.v..

 Layers: chọn thông số Blended panorama only

 Interpolator: chọn thông số Lanczos 16 (Sinc 1024).

38

Hình 2.12 Hộp thoại Create Panorama

Sau khi thực hiện xong 12 bước trên, phần mềm PTGui sẽ xuất ra cho người sử dụng bức ảnh toàn cảnh 360 độ.

39

2.4. Cấu hình một dự án của Krpano

Một project Krpano có 11 thư mục, mỗi một thư mục thực hiện 1 chức năng riêng biệt.

- Map: trong thư mục này chứa các hình ảnh về bản đồ toàn cảnh cũng như hình dạng các điểm, các đối tượng mà người sử dụng dùng để gắn vào mô hình tham quan ảo.

- Panos: sau khi đưa ảnh vào phần mềm, các bức ảnh sẽ tự động được chia nhỏ do cơ chế hoạt động của Krpano trong thư mục này.

- Plugins: thư mục này chưa các tùy chọn chèn mà người sử dụng có thể dùng để gọi chỉ mục ra trong tệp xml. Phần từ <view> và các phần tử <hostpot> trong phần tử <scene> hiện tại sẽ được sửa đổi bởi các chức năng của plugin, tất cả các mã xml khác trong tour.xml sẽ không bị thay đổi.

 Plugin cho phép thiết lập chế độ xem khởi động cho từng cảnh, chỉ cần xoay hay thu phóng chế độ xem và nhấn nút thích hợp.

 Hotspot có thể được thêm, di chuyển hoặc xóa đi. Khi thêm các điểm nóng cần cung cấp kiểu skin_hotspotsyle cho điểm mới. Cảnh được chỉ định của điểm mới sẽ được lưu giữ dưới dạng thuộc tính của phần tử <hotspot>. Các skin_hotspotstyle được sử dụng và tải các cảnh lên nền của mô hình đúng với tùy chọn.

 Tất cả các thay đổi sẽ hoạt động ngay lập tức khi người sử dụng tiến hành lưu tùy chỉnh của mình và mô hình tham quan cũng sẽ được thay đổi ứng với các tùy chỉnh đó.

- Skin: thư mục này chứa các giao diện người dùng. Có một số lựa chọn cho người sử dụng có thể dùng để tùy chỉnh trên nền của mô hình như: các mũi tên điều hướng, thanh công cụ, v.v..

- Tour.html: là thư mục chứa file chạy của project. Để nhúng trình xem vào HTML tập lênh krpano.js được sử dụng. Tệp này chứa hai phần là tệp nhúng krpano và trình xem HTML5 của krpano. Trình xem

40

Flash krpano là một tệp riêng biệt và thường để dưới dạng (krpano.swf). Tệp này luôn giống nhau, không chứa bất kỳ thông tin cụ thể nào mà nó mở rộng đê người sử dụng có thể đưa thông tin vào nó trong từng trường hợp cụ thể.

- Tour_editor.html: là thư mục chưa file chạy của project nhưng cho phép người sử dụng có thể tùy chỉnh các tác vụ của hệ thống.

- Tour_testingsever: Có tác dụng như là một máy chủ localhosst tĩnh, đơn giản và rất dễ sử dụng. Nó cho phép kiểm tra Krapano flash và các kết quả đầu ra HTML 5 cục bộ mà không có bất kỳ hạn chế một tệp tin nội bộ nào. Các máy tính và các thiết bị khác trong mạng cục bộ sẽ có thể xem các tệp này. Ngoài ra, nó còn có tác dụng kiểm soát bộ nhớ đệm của trình duyệt và để hạn chế quá trình tải xuống để có thể mô phỏng 1 cách tốt nhất mô hình tham quan ảo.

- Tour.xml: Krpano sử dụng tệp văn bản xml để lưu giữ các cài đặt cho trình xem mô hình tham quan ảo. Các tệp tin này có thể được viết hoặc chỉnh sửa với bất kì trình chỉnh sửa mã nguồn nào phổ biến. - Thẻ gốc của tệp xml là <krpano>. Tất cả các thẻ khác phải được đặt

trong thẻ này. Tất cả các phần tử và thuộc tính xml trong krpano là tùy chỉnh và có thể được định nghĩa lại nhiều lần và theo bất kỳ một thứ tự nào. Khi cùng một nguyên tố được định nghĩa lại hai lần trở lên thì các khai báo sau sẽ được ghi đè lên các phần trước đó. Bản thân xml chỉ là một định dạng cho phép chuyển dữ liệu cho người xem krpano. Khi chương trình phân tích cú pháp của xml thì các phần tử của nó sẽ được chuyển đổi hoặc ánh xạ vào các cấu trúc dữ liệu bên trong krpano.

41

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THAM QUAN ẢO KHUÔN VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

3.1. Chụp ảnh góc rộng cảnh quan trường Đại học Hùng Vương

Sau khi đã nắm vững được phương thức tạo ảnh toàn cảnh 360 độ từ những bức ảnh góc rộng 180 độ và 7 bước chụp ảnh góc rộng 180 độ đã nêu ở trên, tôi đã tiến hành chụp lần lượt ảnh góc rộng 180 độ cảnh quan trường Đại học Hùng Vương.

Ví dụ chụp 4 bức ảnh góc rộng 180 độ phòng thực hành Vật lý tại tầng 5 nhà N3 khu giảng đường.

Sau khi đã chọn được vị trí đứng và đặt chân máy ảnh phù hợp để lấy được góc máy rộng nhất và chỉnh các thông số kỹ thuật của máy ảnh theo quy tắc đã nêu ở mục trên tôi tiến hành chụp bức số 1 (Hình 3.1).

Hình 3.1Phòng thực hành Vật lý bức 1

Tiến hành xoay chân máy ảnh từ trái qua phải một góc 90 độ hoặc 45 độ tùy thuộc vào yêu cầu chất lượng của bức ảnh ghép. Với mỗi góc xoay 90 độ tức là người chụp sẽ chụp 4 bức ảnh góc rộng 180 độ để ghép thành một bức ảnh toàn cảnh 360 độ, hoặc nếu góc xoay góc 45 độ tức là người chụp cần

42

chụp 8 bức ảnh góc rộng 180 độ để ghép thành một bức ảnh toàn cảnh 360 độ. Tùy thuộc vào không gian và vị trí mà có thể lựa chọn xoay góc 90 độ hay góc 45 độ cho phù hợp với mục đích của mình. Giữ để tâm ống kính không bị di chuyển, không được chỉnh lại thông số của máy ảnh như độ sáng tối, khẩu độ chụp, tốc độ chập màn hình, v.v.. Tôi tiến hành chụp bức số 2 (Hình 3.2).

Hình 3.2 Phòng thực hành Vật lý bức 2

Tiếp tục thao tác như khi chụp bức ảnh số 2 để tiến hành chụp bức số 3 và số 4, chú ý khi tiến hành quay cả thân máy qua trái từng góc độ một nếu ở một góc máy nào đó mà máy ảnh không tự bắt nét được cần phải sử dụng chế độ lấy nét bằng tay. Ở chế độ này cần phóng to ống kính để lấy nét được điểm ảnh xa nhất, sau đó tiến hành thu nhỏ góc ảnh lại để trùng khớp với góc ảnh của những tấm ảnh trước rồi thực hiện việc chụp như bình thường. Nếu người chụp quay máy với góc quay quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng điểm ảnh trùng nhau trên từng bức ảnh. Tùy từng loại ống kính mà người chụp sử dụng sẽ có các góc quay máy khác nhau cho mỗi lần chụp ảnh. Nếu ống kính mắt cá đang dùng là loại có góc nhìn rộng lớn hơn 150 độ và nhỏ

43

hơn 180 độ thì với 1 bức ảnh toàn cảnh 360 độ chỉ cần chụp 4 ảnh. Nhưng nếu người chụp sử dụng ống kính mắt cá có góc nhìn ảnh nhỏ hơn thì cần tiến hành chụp nhiều hơn 4 bức ảnh cho tấm ảnh toàn cảnh 360 độ, chỉ cần đảm bảo số lượng điểm ảnh trùng nhau trên mỗi bức ảnh, phải đảm bảo để phần mềm có thể nhận diện được đây là 2 bức ảnh kề nhau.

Hình 3.3 Phòng thục hành Vật lý bức 3

44

Tại các địa điểm khác tiến hành chụp tương tự như điểm ảnh này, chú ý ở các địa điểm có nhiều người di chuyển cần tiến hành chụp tăng số bức ảnh tại địa điểm đó nhằm tạo ra số lần di chuyển của vật thể gần nhau hơn. Mục đích của việc làm này giúp cho vật thể có sự giống nhau tối đa trong các quá trình di chuyển nhằm cho việc ghép ảnh một cách chính xác nhất.

3.2. Xây dựng bản đồ các địa điểm trong mô hình tham quan ảo

3.2.1. Xây dựng bản đồ khuôn viên toàn cảnh

Trường Đại học Hùng Vương được xây dựng trên diện tích đất là 63,3 ha. Hiện tại trường có trên 17.000 m2 diện tích sàn xây dựng phục vụ làm việc và học tập. Cảnh quan chung của trường có 1 nhà hành chính hiệu bộ, 2 giảng đường trung tâm, 2 khu giảng đường, 1 khu nhà thực nghiệm, xưởng cơ khí,sân vận động và ký túc xá.

Từ những khảo sát trên khuôn viên toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương được chia làm 16 điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.1 Danh sách các điểm ảnh của khuôn viên toàn cảnh

STT Tên điểm STT Tên điểm

1 Cổng trường 1 9 Sân giảng đường 2 Cổng trường 2 10 Nút giao 2

3 Nhà tiến sĩ 11 Nút giao 1 4 Nhà thực nghiệm 12 Ngã 3 lớn 5 Phòng thực hành cơ điện 13 Bãi cỏ 1 6 Xưởng cơ khí 1 14 Bãi cỏ 2

7 Xưởng cơ khí 2 15 Sân nhà điều hành 8 Cổng sau 16 Cổng ký túc xá

Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.5).

45

Hình 3.5Bản đồ toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương

3.2.2. Xây dựng bản đồ khuôn viên giảng đường N 1_2_3

Khuôn viên giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương được chia làm 3 khối nhà giảng đường và một căng tin phục vụ.

Nhà N1 với kiến trúc 4 tầng có 2 cầu thang đi vào 2 bên đốc nhà. Các phòng học được bố trí xen kẽ nhau giữa các phòng có diện tích nhỏ và các phòng có sức chứa sinh viên lớn hơn. Phía trước nhà N1 là khuôn viên tạo cảnh quan cho khu giảng đường.

Nhà N2 có kiến trúc 4 tầng với 1 cầu thang lên xuống. Tầng 1 được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho việc học thạc sĩ. Tầng 2 và tầng 3 các phòng học cũng được bố trí xen kẽ giữa các phòng học có diện tích nhỏ có 1 phòng học có diện tích lớn hơn để phù hợp với các tiết học có đông sinh viên.

46

Nhà N3 có kiến trúc 5 tầng với 1 cầu thang lên xuống. Tầng 1 là văn phòng của các khoa. Tầng 2 đến tầng 4 được bố trí các phòng học. Phòng học tại đây cũng được bố trí có phòng diện tích nhỏ và phòng diện tích lớn. Tầng 5 của nhà N3 là 3 phòng thí nghiệm về vật lý, thú ý và nông lâm.

Từ những khảo sát trên bản đồ khuôn viên khu giảng đường N 1_2_3 được chia thành 24 điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:

Bảng 3.2 Danh sách các điểm ảnh của khu giảng đường N 1_2_3

Stt Địa điểm Stt Địa điểm

1 Sân giảng đường 13 Phòng thực hành Nông Lâm 2 Nút giao 14 Phòng N212

3 Nhà N1 tầng 1 15 Phòng N213 4 Nhà N2 tầng 1 16 N2 tầng 2 5 Nhà N3 tầng 1 17 Phòng N221 6 Văn phòng khoa Nông lâm 18 Phòng N321 7 Văn phòng khoa Kỹ thuật công nghệ 19 Khuôn viên 8 Nhà N3 tầng 2 20 Căng tin

9 Phòng N321 21 Văn phòng khoa kinh tế và quản trị kinh doanh

10 Phòng N322 22 Nhà N1 tầng 2 11 Phòng thực hành Vật lý 23 Phòng N122 12 Phòng thực hành Thú Y 24 Phòng N121

Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.6).

47

Hình 3.6 Bản đồ giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương

3.2.3. Xây dụng bản đồ khuôn viên giảng đường N 4_5_6

Khuôn viên giảng đường N 4_5_6 được chia làm 3 khối nhà N4, nhà N5, Nhà N6 với kiến trúc nối tiếp có cầu thang kết nối giữa các nhà với nhau theo kiến trúc hiện đại.

Nhà N4 với kiến trúc 5 tầng. Tầng 1 là sảnh rộng phụ vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể của sinh viên. Có 2 cầu thang lên xuống ở hai đầu giảng

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình tham quan ảo khuôn viên trường đại học hùng vương (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)