Hình 3.2 Phòng thực hành Vật lý bức 2
Tiếp tục thao tác như khi chụp bức ảnh số 2 để tiến hành chụp bức số 3 và số 4, chú ý khi tiến hành quay cả thân máy qua trái từng góc độ một nếu ở một góc máy nào đó mà máy ảnh không tự bắt nét được cần phải sử dụng chế độ lấy nét bằng tay. Ở chế độ này cần phóng to ống kính để lấy nét được điểm ảnh xa nhất, sau đó tiến hành thu nhỏ góc ảnh lại để trùng khớp với góc ảnh của những tấm ảnh trước rồi thực hiện việc chụp như bình thường. Nếu người chụp quay máy với góc quay quá lớn sẽ gây ảnh hưởng đến số lượng điểm ảnh trùng nhau trên từng bức ảnh. Tùy từng loại ống kính mà người chụp sử dụng sẽ có các góc quay máy khác nhau cho mỗi lần chụp ảnh. Nếu ống kính mắt cá đang dùng là loại có góc nhìn rộng lớn hơn 150 độ và nhỏ
43
hơn 180 độ thì với 1 bức ảnh toàn cảnh 360 độ chỉ cần chụp 4 ảnh. Nhưng nếu người chụp sử dụng ống kính mắt cá có góc nhìn ảnh nhỏ hơn thì cần tiến hành chụp nhiều hơn 4 bức ảnh cho tấm ảnh toàn cảnh 360 độ, chỉ cần đảm bảo số lượng điểm ảnh trùng nhau trên mỗi bức ảnh, phải đảm bảo để phần mềm có thể nhận diện được đây là 2 bức ảnh kề nhau.
Hình 3.3 Phòng thục hành Vật lý bức 3
44
Tại các địa điểm khác tiến hành chụp tương tự như điểm ảnh này, chú ý ở các địa điểm có nhiều người di chuyển cần tiến hành chụp tăng số bức ảnh tại địa điểm đó nhằm tạo ra số lần di chuyển của vật thể gần nhau hơn. Mục đích của việc làm này giúp cho vật thể có sự giống nhau tối đa trong các quá trình di chuyển nhằm cho việc ghép ảnh một cách chính xác nhất.
3.2. Xây dựng bản đồ các địa điểm trong mô hình tham quan ảo
3.2.1. Xây dựng bản đồ khuôn viên toàn cảnh
Trường Đại học Hùng Vương được xây dựng trên diện tích đất là 63,3 ha. Hiện tại trường có trên 17.000 m2 diện tích sàn xây dựng phục vụ làm việc và học tập. Cảnh quan chung của trường có 1 nhà hành chính hiệu bộ, 2 giảng đường trung tâm, 2 khu giảng đường, 1 khu nhà thực nghiệm, xưởng cơ khí,sân vận động và ký túc xá.
Từ những khảo sát trên khuôn viên toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương được chia làm 16 điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.1 Danh sách các điểm ảnh của khuôn viên toàn cảnh
STT Tên điểm STT Tên điểm
1 Cổng trường 1 9 Sân giảng đường 2 Cổng trường 2 10 Nút giao 2
3 Nhà tiến sĩ 11 Nút giao 1 4 Nhà thực nghiệm 12 Ngã 3 lớn 5 Phòng thực hành cơ điện 13 Bãi cỏ 1 6 Xưởng cơ khí 1 14 Bãi cỏ 2
7 Xưởng cơ khí 2 15 Sân nhà điều hành 8 Cổng sau 16 Cổng ký túc xá
Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.5).
45
Hình 3.5Bản đồ toàn cảnh trường Đại học Hùng Vương
3.2.2. Xây dựng bản đồ khuôn viên giảng đường N 1_2_3
Khuôn viên giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương được chia làm 3 khối nhà giảng đường và một căng tin phục vụ.
Nhà N1 với kiến trúc 4 tầng có 2 cầu thang đi vào 2 bên đốc nhà. Các phòng học được bố trí xen kẽ nhau giữa các phòng có diện tích nhỏ và các phòng có sức chứa sinh viên lớn hơn. Phía trước nhà N1 là khuôn viên tạo cảnh quan cho khu giảng đường.
Nhà N2 có kiến trúc 4 tầng với 1 cầu thang lên xuống. Tầng 1 được lắp đặt các trang thiết bị hiện đại đáp ứng cho việc học thạc sĩ. Tầng 2 và tầng 3 các phòng học cũng được bố trí xen kẽ giữa các phòng học có diện tích nhỏ có 1 phòng học có diện tích lớn hơn để phù hợp với các tiết học có đông sinh viên.
46
Nhà N3 có kiến trúc 5 tầng với 1 cầu thang lên xuống. Tầng 1 là văn phòng của các khoa. Tầng 2 đến tầng 4 được bố trí các phòng học. Phòng học tại đây cũng được bố trí có phòng diện tích nhỏ và phòng diện tích lớn. Tầng 5 của nhà N3 là 3 phòng thí nghiệm về vật lý, thú ý và nông lâm.
Từ những khảo sát trên bản đồ khuôn viên khu giảng đường N 1_2_3 được chia thành 24 điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.2 Danh sách các điểm ảnh của khu giảng đường N 1_2_3
Stt Địa điểm Stt Địa điểm
1 Sân giảng đường 13 Phòng thực hành Nông Lâm 2 Nút giao 14 Phòng N212
3 Nhà N1 tầng 1 15 Phòng N213 4 Nhà N2 tầng 1 16 N2 tầng 2 5 Nhà N3 tầng 1 17 Phòng N221 6 Văn phòng khoa Nông lâm 18 Phòng N321 7 Văn phòng khoa Kỹ thuật công nghệ 19 Khuôn viên 8 Nhà N3 tầng 2 20 Căng tin
9 Phòng N321 21 Văn phòng khoa kinh tế và quản trị kinh doanh
10 Phòng N322 22 Nhà N1 tầng 2 11 Phòng thực hành Vật lý 23 Phòng N122 12 Phòng thực hành Thú Y 24 Phòng N121
Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.6).
47
Hình 3.6 Bản đồ giảng đường N 1_2_3 trường Đại học Hùng Vương
3.2.3. Xây dụng bản đồ khuôn viên giảng đường N 4_5_6
Khuôn viên giảng đường N 4_5_6 được chia làm 3 khối nhà N4, nhà N5, Nhà N6 với kiến trúc nối tiếp có cầu thang kết nối giữa các nhà với nhau theo kiến trúc hiện đại.
Nhà N4 với kiến trúc 5 tầng. Tầng 1 là sảnh rộng phụ vụ cho các hoạt động sinh hoạt tập thể của sinh viên. Có 2 cầu thang lên xuống ở hai đầu giảng đường. Các phòng học được bố trí theo từng ngành tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi học tập của sinh viên.
Nhà N5 có kiến trúc 5 tầng với 1 cầu thang ở giữa. Tầng 1 và tầng 2 là phòng làm việc của các văn phòng khoa. Tầng 3 đến tầng 5 được bố trí các phòng học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho học tập của sinh viên.
Nhà N6 có kiến trúc 5 tầng với 1 cầu thang. Các phòng học được bố trí từ tầng 1 đến tầng 5 với đầy đủ trang thiết bị phục vụ học tập. Đặc điểm nổi bật của khu giảng đường này là có cầu thang nối giữa 3 tòa nhà với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di chuyển.
48
Từ những khảo sát trên khu nhà giảng đường N 4_5_6 được chia làm 16 điểm ảnh được thể hện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.3 Danh sách các điểm ảnh của khu giảng đường N 4_5_6
Stt Tên điểm ảnh Stt Tên điểm ảnh
1 Sân giảng đường 9 Văn phòng khoa KH Xã hội và Nhân văn
2 Vườn cây 10 Văn phòng khoa Lí luận Chính trị 3 Tầng 1 nhà N4 11 Tầng 2 nhà N5
4 Phòng N421 12 Văn phòng khoa Ngoại Ngữ
5 Tầng 2 nhà N4 13 Văn phòng khoa Tâm Lý Giáo Dục 6 Sân nhà N4 + N5 14 Văn phòng khoa Khoa học tự nhiên 7 Tầng 1 nhà N5 15 Sân nhà N5 +N6
8 Văn phòng khoa Toán - Tin 16 Hành lang nhà N5
Bản đồ các điểm ảnh được phân bố tại giảng đường N 4_5_6 (Hình 3.7).
49
3.2.4. Xây dụng bản đồ khuôn viên nhà điều hành
Khu nhà điều hành trường Đại học Hùng Vương là trung tâm quản lý hành chính hiệu bộ. Công trình có quy mô tương đối lớn với chiều cao 15 tầng, có 3 cầu thang máy và 2 cầu thang bộ. Nhà điều hành là nơi làm việc của ban giám hiệu, giảng viên, cán bộ công nhân viên chức của nhà trường, các bộ phận làm việc của tổ chức hợp tác quốc tế, trung tâm thông tin hợp tác đào tạo, v.v.. Khuôn viên của khu hành chính hiệu bộ được chia làm 3 khu chính: nhà điều hành có hội trường trung tâm với sức chưa 1000 chỗ ngồi, khu giảng đường A với sức chứa 500 chỗ ngồi và khu giảng đường B cũng có sức chứa 500 chỗ ngồi.
Từ những khảo sát trên khuôn viên khu nhà điều hành được chia làm 40 điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.4Danh sách các điểm ảnh của khuôn viên nhà điều hành
Stt Tên điểm ảnh Stt Tên điểm ảnh 1 Sân nhà điều hành 21 Phòng mượn sách 2 Sảnh nhà điều hành 22 Hành lang tầng 4 3 Tầng 1 nhà điều hành 23 Phòng hội thảo
4 Hành lang phòng Hành chính 24 Phòng thực hành tin 401 5 Phòng Hành chính 25 Phòng thực hành tin 402 6 Hành lang phòng Đào tạo 26 Phòng thực hành tin 403 7 Phòng Đào tạo 27 Hành lang tin kế toán 8 Phòng đoàn thanh niên 28 Phòng thực hành kế toán 1 9 Hành lang phòng khoa học 1 29 Phòng thực hành kế toán 2 10 Phòng khoa học 1 30 Phòng thực hành kế toán 3 11 Hành lang phòng khoa học 2 31 Hành lang tầng 5
12 Phòng khoa học 2 32 Phòng khoa học và công nghệ 13 Phòng khoa học 3 33 Phòng truyền thống
14 Hành lang hội trường 34 Phòng mô hình
50 16 Khu trưng bày ảnh các thầy
nguyên là hiệu trưởng
36 Khuôn viên Giảng đường B
17 Khu trưng bày ảnh các lãnh đạo trường Đại học Hùng Vương
37 Giảng đường B
18 Hội trường trung tâm 38 Khuôn viên Giảng đường A 19 Hành lang tầng 3 39 Giảng đường A
20 Phòng đọc sách 40 Sân bóng chuyền
Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên nhà điều hành trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.8).
Hình 3.8 Bản đồ cảnh quan nhà điều hành trường Đại học Hùng Vương
3.2.5. Xây dựng bản đồ khuôn viên ký túc xá
Ký túc xá trường Đại học Hùng Vương được hoàn thiện vào năm học 2014 - 2015. Ký túc xá được xây dựng trên diện tích sàn 10.470 m2. Khu ký túc xá được đánh giá là một ký túc xá hiện đại với hệ thống các chung cư 5 tầng
51
được xây dựng đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống đướng giao thông, cấp nước, cấp điện, cây xanh, sân vườn, khu sinh hoạt tập thể, khu vui chơi thể thao, khu nhà quản lý, v.v.. Mỗi phòng ở có công trình vệ sinh khép kín, rất tiện lợi trong sinh hoạt. Các phòng được trang bị giường, bàn học, quạt điện, ánh sáng, v.v.. phục vụ đầy đủ nhu cầu của sinh viên. Với cảnh quan kiến trúc hài hào, văn minh, ký túc xá góp phần phục vụ, hỗ trợ tốt nhất cho việc ăn ởm sinh hoạt, đặc biệt là việc học tập, phát triển của sinh viên.
Dựa trên các yếu tố sau quá trình khảo sát khuôn viên ký túc xá được chia thành 14 điểm ảnh. Mỗi điểm ảnh thể hiện nét đặc trưng và nổi bật về kiến trúc cũng như khuôn viên chung của ký túc. Các điểm ảnh được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3.5 Danh sách các điểm ảnh của khuôn viên Ký túc xá
Stt Tên điểm ảnh Stt Tên điểm ảnh
1 Cổng ngoài ký túc 8 Phòng sinh viên Lào 2 Cổng trong ký túc 9 Nhà N5B
3 Nhà N4B 10 Tầng 1 nhà N5B
4 Ban quản lý ký túc xá 11 Phòng giao ban quân sự 5 Tầng 1 nhà N4B 12 Nút giao
6 Phòng 106 13 Căng tin ký túc xá 7 Khu sinh viên quốc tế 14 Nhà ăn ký túc xá
Bản đồ các điểm ảnh của khuôn viên ký túc xá trường Đại học Hùng Vương (Hình 3.9).
52
Hình 3.9 Bản đồ cảnh quan ký túc xá trường Đại học Hùng Vương
3.3. Xây dựng mô hình tham quan ảo
- B1: mở giao diện của Krpano và đồng thời mở thư mục chứa ảnh toàn cảnh 360 độ (Hình 3.10). Giao diện của Krpano cung cấp cho người sử dụng nhiều lựa chọn khác nhau:
Make pano (normal): Đây là lựa chọn điển hình của Krpano. Toàn bộ ảnh toàn cảnh sẽ được nạp cùng lúc vào phần mềm. Kích thước tối đa của hình ảnh sẽ bị giới hạn có thể giảm xuống đến 2048 pixel theo chế độ mặc định.
Make pano (multires): Đây là lựa chọn có hiệu năng cao hơn cho phép người sử dụng có thể nạp ảnh có độ phân giải lớn vào phần mềm mà không bị giới hạn.
53
Make pano (single swf): Đây là lựa chọn cho người sử dụng có thể nạp bức ảnh toàn cảnh có dung lượng thông thường nhưng chỉ sinh ra 1 tệp SWF và 1 HTML. Cũng như make pano (normal) kích thước của hình ảnh sẽ bị giới hạn. Tùy chọn này chỉ hỗ trợ Flash.
Make pano (flat): Lựa chọn này tạo ra bức ảnh có độ phân giải phẳng. Đầu vào của hình ảnh sẽ luôn được giả định là một hình phẳng. Chỉ có những phần cần thiết của bức ảnh được phân tích sẽ được tải lên. Lựa chọn này cũng cho phép người sử dụng nạp những bức ảnh đa độ phân giải.
Make vtour (normal): Đây là lựa chọn cho phép người sử dụng có thể nạp những bức ảnh có độ phân giải thấp kích thước nhỏ vào phần mềm và kết hợp chúng tạo thành một mô hình tham quan ảo. Các hình ảnh sẽ được nạp vào phần mềm cùng một lúc nhưng bị giới hạn độ phân giải và kích thước của các hính ảnh toàn cảnh 360 độ có thể giảm xuống 2048 pixel. Mô hình tham quan ảo được xuất ra bao gồm cả nút điều hướng, bản đồ, cuồn lên xuống, âm thanh và một số tùy chọn khác.
Make vtuor (multires): Lựa chọn này cho phép người sử dụng có thể nạp những bức ảnh có độ phân giải cao tạo ra nhiều phân lớp, có thể phù hợp với tất cả các định dạng hình ảnh và kết nối chúng tạo thành một mô hình tham quan ảo. Mô hình tham quan ảo bao gồm đa chế độ điều hướng, âm thanh, hình ảnh, bản đồ và các tùy chọn khác mà người sử dụng có thể gắn vào phần mềm.
54
Hình 3.10Giao diện của Krpano
- Bước 2: Lựa chọn toàn bộ ảnh toàn cảnh 360 độ và di chuyển vào mục make vtour (multires), khi thực hiện bước làm này cần chú ý tên của các bức ảnh toàn cảnh phải được đặt dễ gợi nhớ và theo 1 trật tự nhất định giúp người lập trình dễ dàng xử lý ở các bước tiếp theo (Hình 3.11).
55
Sau khi di chuyển toàn bộ ảnh toàn cảnh 360 độ vào tùy chọn make vtour (multires). Phần mềm sẽ tự động kết nối các bức ảnh này để tạo thành một mô hìnhtham quan ảo (Hình 3.12).
Hình 3.12Cửa sổ tự động kết nối các bức ảnh toàn cảnh 360 độ
- Bước 3: Sau khi hoàn tất bước 2 phần mềm sẽ xuất ra một mô hình tham quan ảo gồm toàn bộ các bức ảnh toàn cảnh mà người sử dụng đã chọn. Tuy vậy các bức ảnh chỉ được đưa vào mô hình nhưng chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự mà người dùng mong muốn. Ở bước 3 này sẽ giúp người sử dụng gắn các mũi tên điều hướng vào từng cảnh để tạo thành một mô hình tham quan ảo hoàn chỉnh (Hình 3.13).
Trong tệp vtour được xuất ra có 2 file là tour.html và tour_editor.html. Tour.html là tệp tin chạy của mô hình muốn thêm các tùy chọn điều chỉnh hướng người sử dụng chọn thư mục tour_editor.html.
Trong tệp tin tour_editor chứa tất cả các tùy chọn về điều hướng, di chuyển hướng giữa các bức ảnh toàn cảnh 360 độ.
56
Sau khi đã lựa chọn tùy chỉnh điều hướng tới tất cả các bức ảnh người sử dụng tiến hành lưu lại kết quả thao tác của mình trong tab save tour.html.
Hình 3.13Cửa sổ vtour_editor
- Bước 4: Sau khi tùy chỉnh các nút điều hướng cho mô hình tham quan phần mềm đã xuất ra cho người sử dụng một mô hình tham quan ảo tương đối