Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân tích đa thức thành nhân tử ở lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 73 - 120)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3.2.Đánh giá định tính

3.3. Kết quả thực nghiệm

3.3.2.Đánh giá định tính

Sau quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã theo dõi sự thay đổi trong hoạt động học tập của HS đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá,… Bước đầu rèn luyện cho HS có thói quen tự học, kĩ năng GQVĐ đặt ra, chủ động trong việc lĩnh hội các kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có nhiều thay đổi so với lớp đối chứng:

- HS hứng thú hơn trong các tiết học: Trong quá trình học tập Toán 8, HS đã hăng hái giơ tay xây dựng bài và có sự tiếp thu kiến thức nhanh hơn. HS được hoạt động, được tư duy, được trình bày quan điểm cá nhân, được tham gia vào các quá trình GQVĐ nhiều hơn, được tham gia vào các quá trình khám phá và tiếp nhận kiến thức mới.

- HS tham gia vào bài học sôi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc phát huy kiến thức của mình: Trong quá trình học tập, GV yêu cầu HS tự GQVĐ. HS đã tự khám phá kiến thức mới và mạnh dạn trình bày kết quả đã làm được. Đồng thời HS đã biết vận dụng các kiến thức cũ GQVĐ trong bài học mới. Hơn nữa, những bạn hiểu bài có thể hướng dẫn cho các bạn chưa hiểu bài.

- HS đã tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn: Trong quá trình học tập, HS đã tập trung lắng nghe, theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ GV giao cho, nghe hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh,… của GV để thực hiện các nhiệm vụ đã giao. Vì vậy, mà việc HS tìm hiểu vấn đề bài toán rất nhanh được giải quyết.

- Việc ghi chép, ghi nhớ HS thuận lợi hơn: Có được những điều này là do quá trình dạy học, GV đã quan sát và tạo điều kiện để HS ghi chép theo cách hiểu của HS. Khi đã có điều kiện thuận lợi HS sẽ phát huy khả năng lập kế hoạch

và thực hiện giải pháp GQVĐ. HS sẽ giải bài tập theo các cách khác nhau.

- HS tiến bộ hơn trong khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hoá, hệ thống hoá: Điều này cho thấy GV đã rất chú trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng cho HS. Đồng thời HS đã biết đề xuất các giải pháp GQVĐ bằng cách đưa ra rất nhiều cách làm để tìm ra nhân tử chung hoặc xuất hiện hằng đẳng thức. Từ đó HS đã biết đánh giá và phản ánh đánh giá làm sao để giải được bài tập.

- HS được sát thực hơn qua việc đánh giá, tự đánh giá bản thân: Trong quá trình dạy học, GV đã tạo điều kiện cho HS thảo luận giữa thầy và trò, giữa HS với HS, để phát hiện và sửa chữa sai lầm trong lời giải bài toán, và trong GQVĐ một bài toán nào đó. Không những HS tự phát hiện và sửa chữa sai lầm cho bản thân, mà HS còn phát hiện và sửa chữa sai lầm cho lời giải của bạn mình. Và nếu GV đưa ra các trường hợp giải sai thì HS có thể ngay lập tức nhận thấy lỗi sai và sửa sai.

Như vậy, trong thời gian thực nghiệm tương đối ngắn nhưng bước đầu thực hiện việc dạy học GQVĐ cho HS vào thực tiễn giảng dạy là thành công, cho thấy tính khả thi và hiệu quả của phương pháp dạy học này trong thực tiễn giảng dạy và có thể nhân rộng trong giảng dạy các chủ đề khác trong bộ môn toán.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để kiểm chứng tính khả thi của định hướng sư phạm đề ra ở chương 2, chúng tôi đã tiến hành tổ chức thực nghiệm sư phạm tại hai trường THCS Lê Quý Đôn và THCS Chu Văn An huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ qua 6 tiết dạy thực nghiệm có đối chứng. Kết quả đạt được đã bước đầu cho thấy mục tiêu nghiên cứu đã đạt được, khẳng định được cái biện pháp sư phạm được xây dựng mang tính khả thi và có hiệu quả. Thực hiện được các quan điểm đó sẽ góp phần phát triển năng lực GQVĐ trong Toán học nói chung và trong chủ đề Phân tích đa thức thành nhân tử nói riêng, góp phần phòng tránh, hạn chế và tiến tới chấm dứt sai lầm cho HS khi học chủ đề này.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua quá trình thực hiện đề tài, luận văn đã đưa ra được một số kết luận sau:

- Trình bày về năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho HS THCS, năng lực Toán học, năng lực GQVĐ. Từ đó, làm cơ sở khoa học để đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Ngoài ra luận văn còn hệ thống lại nội dung Phân tích đa thức thành nhân tử và một số thực trạng dạy học chủ đề này ở trường THCS.

- Luận văn đã xây dựng được một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực GQVĐ cho HS khi dạy học chủ đề Phân tích đa thức thành nhân tử ở chương trình Toán 8 THCS. Từ đó đưa ra các ví dụ phù hợp để cung cấp cho HS các kĩ năng cần thiết trong vận dụng lý thuyết vào giải các bài toán từ đó phát triển năng lực GQVĐ cho HS.

- Thiết kế được 4 bài soạn giáo án và tiến hành dạy thử nghiệm 6 tiết theo hướng phát triển năng lực GQVĐ cho HS và thu được một số kết quả chứng minh được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

- Kết quả đưa ra trong luận văn cho thấy, dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ giúp HS phát triển được khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt, ghi nhớ kiến thức lâu hơn vì HS chủ động hơn, tự giác hơn, tích cự hơn trong quá trình GQVĐ, giúp HS tự tin và hứng thú hơn trong các tiết học.

- Việc vận dụng dạy học phát triển năng lực GQVĐ cho HS vào dạy học bộ môn Toán nói chung và dạy học chủ đề Phân tích đa thức thành nhân tử nói riêng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

- Kết quả của thử nghiệm đã chứng tỏ giả thuyết khoa học mà đề tài đặt ra đồng thời mục tiêu nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được hoàn thành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu Hội thảo Xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới – những vấn đề đặt ra và giải pháp, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới).

3. Vũ Dũng (2000), Từ điển tâm lí học, Nhà xuất bản Khoá học xã hội, Hà Nội. 4. Cruchetxki V. A (1973), Tâm lí năng lực Toán học của học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

5. Phạm Minh Hạc (1992), Một số vấn đề về tâm lí học, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Nguyễn Bá Kim (2005), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

7. Nguyễn Công Khanh, NL và đánh giá kết quả giáo dục theo NL trong Chương trình GDPT sau 2015.

8. Đào Thái Lai (2003), “Ứng dụng công nghệ thông tin giúp HS tự khám phá và GQVĐ trong học Toán ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, (57).

9. Nguyễn Phú Lộc (2006), Nâng cao hiệu quả dạy học môn Giải tích trong nhà trường trung học phổ thông theo hướng tiếp cận một số vấn đề của phương pháp luận toán học, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Trường đại học Vinh. 10. Luật giáo dục (2005), Luật giáo dục quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số: 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Điều 28, mục 2, chương II.

11. Okon V (1982), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Polya G. (2009), Hồ Thuần – Bùi Tường dịch, Giải một bài toán như thế nào, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

13. Polya G. (2010), Toán học và những suy luận có lý, (Người dịch: Hà Sỹ Hồ, Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương, Hồ Thuần), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Lê Ngọc Sơn (2008), Dạy học Toán ở Tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và GQVĐ, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm Hà Nội. 15. Phan Anh Tài (2014), Đánh giá năng lực GQVĐ của HS trong dạy học toán lớp 11 trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

16. Từ Đức Thảo (2012), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS Trung học phổ thông thông qua dạy học hình học, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Nghệ An.

17. Nguyễn Văn Thuận (2004), Góp phần phát triển năng lực tư duy lôgic và sử dụng chính xác ngôn ngữ toán học cho HS đầu cấp THPT trong dạy học Đại số, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Vinh, Vinh.

18. Nguyễn Thị Hương Trang (2002), Rèn luyện năng lực giải toán theo hướng phát hiện và GQVĐ một cách sáng tạo cho HS khá giỏi trường Trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

19. Nguyễn Anh Tuấn (2002), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và GQVĐ cho HS THCS trong dạy học khái niệm toán học (thể hiện qua một số khái niệm mở đầu đại số ở THCS), Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

20. Roegiers X. (1996), Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường (Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhi), Nhà xuất bản Giáo dục, Việt Nam.

* Tiếng Anh

21. Carla Amoirudder (2006), Problem solving: case studies investigating the strategies by secondary American and Singaporean students, A Dissertation

submitted to the Department of Middle and Secondary Education in partial fulfillment of the requirements for the degree of Doctor of Philosophy, The Florida state university college of Education.

22. Polya G. (1957), How to solve it: A new aspect of mathematical method (second edition). Princeton University Press, New Jersey.

23. Tan Oon Seng, Yap Yew, General editor: Koh Khee Meng PhD (1994),

Mathematics a problem-Solving Approach 3, Federal Publications Singapore- Kuata Lumpur-Hong Kong.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

Để giúp chúng tôi có được thông tin thực tế về vấn đề bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS, xin quý thầy cô vui lòng trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D trong mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Thầy (cô) quan tâm đến các hoạt động giải quyết vấn đề (GQVĐ) toán học trong quá trình dạy học Phân tích đa thức thành nhân tử ở lớp 8 ở mức độ nào?

A. Thường xuyên quan tâm B. Không quan tâm

Câu 2: Thầy (cô) có nhận xét gì về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học

nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS? A. Rất quan trọng

B. Không quan trọng

Câu 3: Thầy (cô) thường tổ chức hoạt động nào nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS?

A. Tổ chức theo nhóm B. Tổ chức theo cá nhân C. Cả hai cách thức trên

Câu 4: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ tham gia vào việc học tập

của HS theo phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học mà thầy (cô) đó sử dụng trong khi dạy học?

A. Tất cả HS đều tham gia B. Đa số HS tham gia C. Rất ít HS tham gia

Câu 5: Thầy (cô) thường tổ chức cho HS GQVĐ dưới hình thức nào?

A. Học lí thuyết B. Làm bài tập

Câu 6: Thầy (cô) có đánh giá gì về hiệu quả khi tổ chức các hoạt động nhằm

phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS? A. Rất hiệu quả

B. Tương đối hiệu quả C. Không hiệu quả

Câu 7: Khi dạy học GQVĐ, các thầy (cô) gặp những khó khăn gì?

A. Phải bổ sung kiến thức cũ B. Mất nhiều thời gian C. Phải đổi mới PPDH D. Tăng cường kiến thức

Câu 8: Thầy (cô) có nhận xét gì về mức độ đầu tư nội dung Phân tích đa thức

thành nhân tử?

A. Ít đầu tư B. Có đầu tư

Câu 9: Theo thầy (cô) dạy học theo phương pháp nhằm giúp HS phát triển năng

lực GQVĐ toán học đối với nội dung Phân tích đa thức thành nhân tử có mất nhiều thời gian?

A. Rất nhiều thời gian B. Nhiều thời gian C. Không mất thời gian

Câu 10: Thầy (cô) thường tổ chức cho HS hoạt động GQVĐ toán học giúp

HS phát hiện ra nhân tử để giải bài tập Phân tích đa thức thành nhân tử? A. Đồng ý

B. Không đồng ý

PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH

Các em trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn một trong các chữ cái A, B, C, D trong mỗi câu hỏi dưới đây

Câu 1: Các tiết học Phân tích đa thức thành nhân tử em có thích học không?

A. Thích

B. Không thích

Câu 2: Em có đồng ý với ý kiến “Phân tích đa thức thành nhân tử có rất nhiều

phương pháp giải bài tập và rất dễ nhầm” không? A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Câu 3: Em thích học theo cách thức nào đối với nội dung Phân tích đa thức thành nhân tử?

A. Học theo nhóm B. Cá nhân

C. Tùy từng nội dung

Câu 4: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng: “Trong quá trình dạy học nội dung

Phân tích đa thức thành nhân tử sự tiếp xúc giữa GV và HS là rất thường xuyên” A. Đồng ý

B. Không đồng ý

Câu 5: Theo em việc học toán Phân tích đa thức thành nhân tử có quan trọng

không?

A. Rất quan trọng B. Không quan trọng

Câu 6: Em có đồng ý với ý kiến cho rằng để học tốt Phân tích đa thức thành

nhân tử cần học tốt các dạng toán liên quan tới đa thức không? A. Đồng ý

B. Không đồng ý

A. Không bao giờ B. Hiếm khi

C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

Câu 8: Khi gặp bài toán chưa biết cách giải, em có xét trường hợp đặc biệt hay

các trường hợp riêng hay dự đoán kết quả để tìm lời giải bài toán không?

A. Không bao giờ B. Hiếm khi

C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

KẾT QUẢ KHẢO SÁT DÀNH CHO GV

Câu 1: Thầy (cô) quan tâm đến các hoạt động GQVĐ toán học trong quá trình

dạy học Phân tích đa thức thành nhân tử ở lớp 8 ở mức độ nào?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

12

a. Thường xuyên quan tâm 12 100

b. Ít quan tâm 0 0

c. Chưa quan tâm 0 0

d. Không quan tâm 0 0

Câu 2: Thầy (cô) có nhận xét gì về tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học

nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

12

a. Rất quan trọng 2 16.7

b. Quan trọng 10 83.3

c. Không quan trọng 0 0

Câu 3: Thầy (cô) thường tổ chức hoạt động nào nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

12

a. Tổ chức theo nhóm 4 33.3 b. Tổ chức theo cá nhân 2 16.7 c. Cả hai cách thức trên 6 50

Câu 4: Thầy (cô) đánh giá như thế nào về mức độ tham gia vào việc học tập

của HS theo phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực GQVĐ toán học mà thầy (cô) đó sử dụng trong khi dạy học?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

12

a. Tất cả HS đều tham gia 0 0

b. Đa số HS tham gia 8 66.6

c. Rất ít HS tham gia 2 16.7

d. HS không tham gia 2 16.7

Câu 5: Thầy (cô) thường tổ chức cho HS giải quyết vấn đề dưới hình thức nào?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

12

a. Học lí thuyết 0 0

b. Làm bài tập 0 0

c. Cả hai hình thức trên 12 100

Câu 6: Thầy (cô) có đánh giá gì về hiệu quả khi tổ chức các hoạt động nhằm

phát triển năng lực GQVĐ toán học cho HS?

Tổng số phiếu Nội dung Số GV chọn Tỉ lệ (%)

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề phân tích đa thức thành nhân tử ở lớp 8 theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh (Trang 73 - 120)