Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hệ phương trình cho học sinh lớp 9 theo hướng liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 75 - 79)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3. Tổ chức thực nghiệm

3.3.1. Công tác chuẩn bị

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tổ chức điều tra đánh giá về kết quả học tập của HS. Đồng thời, liên hệ với thầy cô giáo chủ nhiệm và cô giáo trực tiếp giảng dạy của hai lớp thực nghiệm và đối chứng trao đổi nắm bắt tình hình, mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp của việc tổ chức thực nghiệm trên cơ sở lý luận và thực hành. Soạn giáo án giảng dạy theo kế hoạch giảng dạy và phân phối chương trình Toán 9 theo hướng tăng cường liên hệ Toán học vào thực tiễn.

3.3.2. Tổ chức thực nghiệm

Về số lượng HS mỗi lớp và kết quả học tập môn toán của HS lớp 9 Trường THCS Gia Cẩm, chúng tôi nhận thấy: Lớp 9A có 45 HS và lớp 9B có 43 HS với số

lượng HS tương đối cân bằng, đồng thời có mức độ nhận thức cũng như kết quả học tập môn toán theo khảo sát cuối học kì 1 là tương đương với nhau. Cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra cuối học I của hai lớp 9A và 9B

Điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 x

Lớp 9A 3 4 10 12 8 4 4 6,02 Lớp 9B 2 5 10 11 9 4 2 5,93

Chúng tôi chọn lớp 9B là lớp thực nghiệm và lớp 9A là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm 9B do cô giáo Nguyễn Thị Hùng và lớp đối chứng 9A do cô giáo Phan Thị Thúy Ngọc đảm nhiệm. Lớp 9B là lớp thực nghiệm được dạy học theo hướng tăng cường liên hệ kiến thức chủ đề hệ phương trình với thực tiễn, lớp đối chứng thực hiện học theo nội dung, kế hoạch như trước.

Từ trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã trao đổi với GV dạy thực nghiệm về mục đích, yêu cầu, nội dung giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường liên hệ kiến thức chủ đề Hệ phương trình với thực tiễn.

Đối với lớp đối chứng vẫn dạy học bình thường theo kế hoạch giảng dạy của GV. Việc dạy học thực nghiệm và đối chứng được tiến hành song song theo lịch trình và thời khóa biểu giảng dạy của nhà trường. Cụ thể như sau:

Thời gian thực nghiệm sư phạm

Giáo án Lớp thực nghiệm (9B) Lớp đối chứng (9A)

Giáo án 1 Tiết 41 ngày 15/01/2020 Tiết 41 ngày 15/ 01/2020 Giáo án 2 Tiết 45 ngày 01/02/2020 Tiết 45 ngày 01/ 02/2020

3.3.3. Bài kiểm tra sau thực nghiệm

Đề bài :

Câu 1: (3 điểm) Giải bài toán cổ sau:

“Một đoàn thợ cấy cấy vừa xong Rủ nhau đi hái mấy quả bòng. Mỗi người bốn quả thừa một quả.

Mỗi người năm quả một người không. Hỏi bao nhiêu thợ và mấy quả bòng?”

Câu 2: (3 điểm) Hai đội công nhân đào một đoạn kênh hết 24 ngày. Một ngày đội 1 làm bằng

2 3

phần việc của đội 2 làm được. Nếu làm một mình, mỗi đội làm xong đoạn kênh đó trong mấy ngày?

Câu 3: (4 điểm) Tháng trước lớp 9 trồng được 720 cây xanh. Tháng sau, lớp 9A vượt mức 15%, lớp 9B vượt mức 12% nên trồng được 819 cây xanh. Tính xem trong tháng trước mỗi lớp trồng được bao nhiêu cây?

Những dụng ý sƣ phạm về đề kiểm tra

Mục đích của bài kiểm tra này là đánh giá khả năng giải quyết vấn đề toán học có nội dung thực tế dựa trên kiến thức giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.

Câu 1: Với mức độ hiểu biết đại trà. Thông qua nội dung này, để đánh giá khả năng làm chủ kiến thức về chủ đề “Hệ phương trình” của HS; xây dựng một hệ phương trình, rèn các kỹ năng giải bài toán và rèn luyện các kỹ năng tính toán chính xác; kỹ năng trình bày rõ ràng và mạch lạc ... thông qua bài toán cổ Việt Nam.

Câu 2: Đánh giá HS có khả năng học tập khá. Thông qua nội dung này, đánh giá việc vận dụng kiến thức đã học để xác định các vấn đề và giải quyết vấn đề; thực hành kỹ năng toán học thông qua việc thiết lập hệ phương trình, kỹ năng tính toán chính xác; khả năng trình bày rõ ràng và mạch lạc và phát triển kỹ năng tư duy của HS thông qua bài toán làm chung công việc.

Câu 3: Dành cho HS có khả năng học tập khá và tốt. Thông qua nội dung này, đánh giá việc áp dụng kiến thức về các bài toán thực tiễn về tăng trưởng; thực hành giải các kỹ năng toán học, kỹ năng tính toán chính xác, kỹ năng thuyết trình rõ ràng và mạch lạc và phát triển kỹ năng tư duy của HS thông qua việc thiết lập hệ phương trình trong thực tiễn đời sống sản xuất thông qua bài toán tăng trưởng.

Đáp án và thang điểm:

Câu Đáp án Điểm

Câu 1 (3đ)

Gọi x, y lần lượt là số thợ cấy và số quả bòng (x, y > 0). Theo đề bài ra, ta có hệ phương trình: {

1,5

Giải hệ phương trình trên, ta được: . Vậy, số thợ cấy là 6 người, số bòng là 25 quả

1,5

Câu 2 (3đ)

Gọi số ngày đội 1 và 2 làm xong đoạn kênh là x và y(ngày). Trong một ngày đội 2 làm được công việc, đội 2 làm được công việc.

Và (1)

Hai đội làm được trong 1 ngày là: (2) công việc. Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình, giải hệ ta được: x=40 và y=60.

Vậy thời gian đội 2 làm một mình đào xong đoạn kênh là 60 ngày, đội 1 làm một mình trong 40 ngày.

0,5 0,5 0,5 1,0 0,5 Câu 3 (1đ)

Gọi số cây phải trồng của lớp 9A và 9B lần lượt là: x và y (cây) (điều kiện: x>0, y>0).

Theo điều kiện đầu bài ta có:

Tháng trước, lớp trồng được 720 cây, nghĩa là: (1) Tháng này, lớp 9A trồng vượt mức 15%, nghĩa là lớp 9A trồng được: (cây)

Và và lớp 9B trồng vượt mức 12% nghĩa là trồng được:

(cây).

Cả hai lớp trồng được 819 cây nên ta lập được phương trình:

(2) Từ (1) và (2), ta có hệ phương trình: { { 0,25 0,25

Vậy tháng trước lớp 9A trồng được 420 cây, lớp 9B trồng được 300 cây.

Tháng này lớp 9A trồng được 483 cây, lớp 9B trồng được 336 cây.

0,25

0,25

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hệ phương trình cho học sinh lớp 9 theo hướng liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)