Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hệ phương trình cho học sinh lớp 9 theo hướng liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 79 - 110)

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.4.1. Đánh giá định tính

Khi tiến hành giảng dạy thực nghiệm tại trường THCS Gia Cẩm và kết quả kiểm tra của HS, dưới sự hướng dẫn của thầy hướng dẫn trực tiếp, việc giảng dạy thực nghiệm được theo dõi kiểm tra thực hiện bằng cách quan sát và phân tích kết quả tham gia trong lớp học hoặc điểm số bài kiểm tra của HS nhận thấy:

Về sự tích cực, chủ động, tự giác và hứng thú học tập của HS lớp thực nghiệm hơn lớp đối chứng. Các em HS có khả năng quan sát nhanh nhẹn và nhạy bén hơn đối với các tình huống thực tế so với các em lớp đối chứng.

Kết quả qua các bài kiểm tra cho thấy các em lớp thực nghiệm có cách trình bày khoa học và lôgic hơn, đồng thời đối với câu trả lời của tình huống dẫn đến kết quả nhiều đáp án của các em lớp thực nghiệm thường chính xác và mang tính chọn lọc thực tiễn.

Kết quả thực nghiệm là bằng chứng cho thấy khả năng giải quyết các vấn đề thực tế và khả năng áp dụng và sử dụng các phương pháp toán học chủ đề Hệ phương trình để giải quyết các vấn đề thực tế trong lớp thực nghiệm là vượt trội so với lớp đối chứng. Do đó, khả năng áp dụng và sáng tạo toán học tốt hơn lớp học đối chứng, thực tế đó chứng minh rằng giả thiết là chính xác, khoa học và khách quan.

Các em HS có khả năng huy động kiến thức và khả năng tương tác, và sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề tốt hơn. HS biết cách huy động kiến thức cơ bản, giải quyết kiến thức về các vấn đề toán học liên quan thực tiễn, chọn giải pháp tốt và đề xuất giải pháp một cách khoa học và chính xác.

Đối với thầy cô niềm say mê tìm tòi, tìm hiểu thực tế ngày càng phát huy, qua đó thêm yêu nghề mến trẻ. Đồng thời, các thầy cô chủ động tìm hiểu các quy luật cuộc sống sản xuất, tự tiếp thu thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm hàng ngày.

Thầy, cô giáo say mê nhiệt tình dạy HS cách khám phá và phân tích mối quan hệ giữa toán học và thực tiễn. Giới thiệu các câu hỏi thực tiễn dựa trên thực tế phù hợp với đối tượng HS. Giúp HS hiểu cách chuyển từ toán học sang vận dụng toán học vào đời sống sản xuất. Giải quyết các vấn đề, giúp HS nắm vững nội dung học tập của bản thân, chủ động hiện thực hóa các mục tiêu kiến thức và kỹ năng, kích thích HS suy nghĩ tích cực và độc lập và cải thiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ. Đây là bước đầu tiên trong việc áp dụng nội dung thực tế vào giảng dạy chủ đề Hệ phương trình trong Đại số lớp 9.

3.4.2. Đánh giá định lượng

Để biết được kết quả sau khi dạy thực nghiệm một số tiết chủ đề Hệ phương trình, chúng tôi đã thiết kế một bài kiểm tra cho các HS trong các lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá đầu ra theo tiêu chuẩn của kiến thức chủ đề Hệ phương trình liên hệ với thực tiễn. Kết quả của hai lớp này được tóm tắt như sau:

Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Loại điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TBC Lớp thực nghiệm (43) 2 4 8 9 9 6 4 1 6,3 Lớp đối chứng (45) 4 5 9 9 7 7 4 6,0

Bảng 3.3. Phân loại kết quả giữa lớp thực nghiệm và đối chứng

Loại Yếu kém (0-4 điểm) Trung bình (5,6 điểm) Khá (7,8 Điểm) Giỏi (9,10 điểm) Lớp TN (%) 14% 39,5% 34,8% 11,7% Lớp ĐC (%) 20% 40% 31,1% 8,9%

Biểu đồ phân loại kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Sau khi phân tích kết quả ta có: điểm yếu kém của lớp thực nghiệm 9B thấp hơn lớp đối chứng 9A (lớp thực nghiệm: 14%, lớp đối chứng là 20%). Điểm Trung bình của lớp thực nghiệm 9B thấp hơn lớp đối chứng 9A (lớp thực nghiệm: 39,5%, lớp đối chứng là 40%). Điểm 7,8 của lớp thực nghiệm 9B cao hơn lớp đối chứng 9A (lớp thực nghiệm: 34,8%, lớp đối chứng là 31,1%). Đặc biệt trong lớp thực nghiệm, số HS đạt điểm 9,10 là 5/43, chiếm 11,7% và cao hơn trong lớp đối chứng, với 4/49 HS chiếm 8,9%.

Đối với các câu hỏi giản đơn, chỉ cần tái hiện kiến thức, gần 96% HS lớp thực nghiệm có thể đạt được và khả năng áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế là cao hơn lớp đối chứng. Dựa theo kết quả ở trên, chúng ta có thể thấy việc khai thác nội dung thực tiễn trong chủ đề Hệ phương trình lớp 9 là khả thi và thực hiện được.

3.5. Kết luận Chƣơng 3 0 5 10 15 20 25 30 35 40 YK TB K G T… Đ…

TNSP đã được thực hiện trong Chương 3 của luận văn để xác minh tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp được đề xuất trong Chương 2. Các kết quả thu được trong thực nghiệm giảng dạy bước đầu có thể đưa ra các kết luận sau: HS lớp thực nghiệm tích cực, chủ động, tự giác và tự học ở nhà tốt hơn lớp đối chứng; niềm đam mê, sáng tạo, khám phá và khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn của HS lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng; Kết quả học tập của các em HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Từ đó cho thấy, HS lớp thực nghiệm đã vững các kiến thức cơ bản và đã góp phần cải thiện năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn. Do đó, về cơ bản mục tiêu của Thực nghiệm giảng dạy đã đạt được và giả thuyết khoa học được đưa ra là đúng.

KẾT LUẬN

Luận văn đã nghiên cứu và đạt được các kết quả chính sau đây:

1. Làm rõ thêm về thực tiễn, dạy học gắn với thực tiễn và vai trò của việc dạy học môn Toán theo hướng tăng cường liên hệ kiến thức Toán học với thực tiễn cho học sinh.

2. Đã khảo sát và làm sáng tỏ thực trạng việc dạy học chủ đề Hệ phương trình Toán 9 ở một số trường THCS cho HS theo định hướng tăng cường liên hệ kiến thức Toán học với thực tiễn.

3. Đã đề xuất được 03 biện pháp sư phạm nhằm tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học chủ đề Hệ phương trình cho HS.

4. Việc thực nghiệm sư phạm đã bước đầu kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp sư phạm đề xuất. Từ kết quả thực nghiệm có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học đã nêu ra là có thể chấp nhận được. Việc nghiên cứu đề tài đã hoàn thành.

Do giới hạn trong khuôn khổ của luận văn, cũng như thực tiễn dạy học ở các nhà trường trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp trong năm học 2019-2020 nên tác giả không thể trình bày hết các mong muốn, nhiều hoạt động, nhiều ý tưởng có thể triển khai nhằm làm tốt hơn trong việc tăng cường vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn trong quá trình dạy học ở trường phổ thông. Nếu có thể, tác giả sẽ dành thời gian tiếp tục nghiên cứu chủ đề này theo hướng tổ chức dạy học Hệ phương trình cho HS lớp 9 theo hướng thông qua tổ chức các trò chơi nhằm nâng cao hiệu quả và sự hứng thú của các em trong quá trình học Toán ở trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Anh (2012), Góp phần phát triển năng lực toán học hoá thực tiễn cho học sinh THPT thông qua dạy học đại số và giải tích, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Vinh

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Ban hành theo Thông tư 32 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Tài liệu hội nghị Triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Văn Bảo (2005), Góp phần rèn luyện cho học sinh vận dụng kiến thức toán học để giải quyết một số bài toán có nội dung thực tiễn, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.

5. C. Mác - Ph.Ăngghen (1993), (Toàn tập, tập 23), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

6. Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Ngô Hữu Dũng, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo (2005), Đại số 9, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Phan Đức Chính, Tôn Thân, Nguyễn Huy Đoan, Phạm Gia Đức, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận (2017), Toán 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Nguyễn Thị Phương Hoa - Vũ Thị Kim Chi - Nguyễn Thùy Linh (2009), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) (mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính), Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, số 2.

9. Phạm Văn Hoàn, Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981), Giáo dục học môn Toán, Nxb giáo dục, Hà Nội.

10. Trần Kiều (1998), Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hoá Toán học, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, Số 10, tr 3-4.

11. Nguyễn Bá Kim (2017), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP, Hà Nội. 12. Krutecxki, V.A (1973), Tâm lý năng lực toán học của học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13. Phan Văn Lý (2016), Dạy học Toán ở trường Cao đẳng Sư phạm theo hướng tăng cường vận dụng Toán học vào thực tiễn, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.

14. Bùi Văn Nghị (2009), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn toán ở trường phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội.

15. Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn cho học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Trường đại học Vinh, Vinh. 16. Nguyễn Lương Ngọc, Lê Khả Kế (Chủ biên, 1972), Từ Điển học sinh, NXB Giáo dục, Hà Nội

17. Hoàng Phê (2018), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng. 18. Polya G. (2010), Toán học và những suy luận có lý (Người dịch: Hà Sĩ Hồ, Hoàng Chúng, Lê Đình Phi, Nguyễn Hữu Chương, Hồ Thuần), NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Polya G. (2010), Sáng tạo toán học (Người dịch: Nguyễn Sỹ Tuyển, Phan Tất Đắc, Nguyễn Giản, Hồ Thuần),NXB Giáo dục, Hà Nội.

20. Polya G. (2009), Giải một bài toán như thế nào (Người dịch: Hồ Thuần, Bùi Tường),NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Đào Tam, Lê Hiển Dương (2008), Tiếp cận các phương pháp dạy học không truyền thống trong dạy học toán ở trường đại học và trường phổ thông, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

22. Hà Xuân Thành (2017), Dạy học toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Giáo dục Việt Nam.

23. Trịnh Thị Phương Thảo, Lê Thị Thu Hương, Lê Thị Thu Hiền (2016), Trang bị

một số yếu tố về văn hóa của người dân tộc cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 1/2016.

24. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lí học đại cương. NXB giáo dục.

25. Thái Duy Tuyên (2010), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Vũ Hữu Tuyên (2016), Thiết kế bài toán hình học gắn với thực tiễn trong dạy học hình học ở trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

PHỤ LỤC Phụ lục 1.

PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho giáo viên)

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Dạy học chủ đề hệ phƣơng trình cho học sinh lớp 9 theo hƣớng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn cho học sinh”, xin quý thầy cô vui lòng cho biết ý kiến bằng cách khoanh một lựa chọn với các vấn đề sau:

Câu 1: Trong dạy học giải bài toán, thầy/cô quan tâm đến: A. Cách giải bài toán

B. Cách mở rộng, khai thác bài toán

C. Liên hệ bài toán trong thực tế D. Vấn đề khác (ghi rõ):

...……… ……… ………

Câu 2: Trong khi dạy học, thầy/cô có liên hệ nội dung liên quan đến thực tiễn không?

A. Thường xuyên liên hệ B. Ít liên hệ

C. Không liên hệ

Câu 3: Thầy (cô) hãy cho biết mức độ liên hệ kiến thức chủ đề Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong Đại số lớp 9 ở trường THCS với thực tiễn trong dạy học ở trường mình như thế nào?

A. Luôn luôn B. Thỉnh thoảng C. Rất ít

Câu 4: Thầy (cô) hãy cho biết học sinh có thái độ như thế nào trước những bài toán liên quan đến thực tiễn?

A. Không quan tâm, không có hứng thú B. Quan tâm nhưng không hứng thú

C. Quan tâm, có hứng thú và tích cực học tập

Câu 5:Thầy/cô cho biết ý kiến đánh giá về các tình huống thực tiễn sử dụng trong SGK toán 9 (chủ đề Hệ phương trình)? Khía cạnh đánh giá Rất phù hợp Phù hợp Bình thường Không phù hợp Các mô hình, hình ảnh trực quan, hình vẽ gắn với thực tiễn

Các tình huống thực tế được đưa vào chương trình Toán 9 chủ đề Hệ phương trình

Các hoạt động ngoại khóa môn học theo hướng tăng cường liên hệ với thực tiễn

Câu 7: Khi tổ chức các hoạt động tăng cường tính thực tiễn trong dạy học chủ đề Hệ phương trình Toán 9 trường THCS thầy/cô thường gặp những khó khăn gì?

A. Ít tài liệu tham khảo về các bài tập thực tiễn

B. Không có thời gian để tổ chức dạy học toán học gắn với thực tiễn C. Ý kiến khác (ghi

rõ)………

Câu 8: Theo thầy (cô), việc liên hệ kiến thức chủ đề Hệ phương trình bậc nhất hai ẩn trong dạy học Đại số lớp 9 ở trường THCS còn hạn chế là do đâu?

A. Không đủ thời gian

B. Khó khăn khi tổ chức dạy học C. Do thói quen

Phụ lục 2.

PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho học sinh)

Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Dạy học chủ đề hệ phƣơng trình cho học sinh lớp 9 theo hƣớng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn cho học sinh”, xin các em vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau:

Câu 1: Em có hay sử dụng kiến thức toán học để giải quyết những vấn đề thực tiễn không?

A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 2: Các kiến thức đã học và kiến thức hệ phương trình có vận dụng để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống không?

A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 3: Với một bài toán hệ phương trình em quan tâm tới những vấn đề nào? A. Cách giải bài toán B. Bài toán có ứng dụng trong thực tiễn

Câu 4: Em có quan tâm tìm kiếm thông tin toán học về các bài toán có nội dung thực tiễn không?

A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 5: Vận dụng kiến thức chủ Hệ phương trình vào giải các bài toán có nội dung thực tiễn có quan trọng không?

A. Không quan trọng B. Quan trọng C. Rất quan trọng

Câu 6: Em hãy cho biết thái độ của các em như thế nào khi được các thầy, cô cho các bài toán thực tiễn?

A. Không có hứng thú B. Bình thường như các bài toán khác B. Thích thú, có động lực học tập

Câu 7: Em hãy cho biết học theo cách học nào sau đây em thích nhất? A. Chỉ học kiến thức sách giáo khoa

C. Thường xuyên được học các bài toán liên quan đến thực tiễn

Câu 8: Mức độ ghi nhớ khi giải các bài toán thực tiễn so với các bài toán không liên quan đến thực tiễn như thế nào?

A. Các bài toán thực tiễn nhớ lâu hơn

B. Các bài toán thực tiễn không nhớ lâu hơn

Phụ lục 3.

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

Ngày soạn: 08/01/2020

Tiết 41: GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƢƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Học sinh nắm được phương pháp giải toán bằng cách lập hệ phương trình bậc nhất hai ẩn. Học sinh có kỹ năng giải các loại toán được đề cập đến trong

Một phần của tài liệu Dạy học chủ đề hệ phương trình cho học sinh lớp 9 theo hướng liên hệ toán học với thực tiễn (Trang 79 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)