Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình (Trang 37)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Tổng quan về chương trình môn toán ở trường trung học cơ sở.

30

Môn toán đƣợc xây dựng nhằm:

- Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng và các yếu tố toán học từ đơn giản đến phức tạp nhƣ:

+ Những tri thức sơ khai về tập hợp số: đơn giản từ số tự nhiên đến phức tạp nhƣ số thực, về các biểu thức, về phƣơng trình, hệ phƣơng trình, bất phƣơng trình, phân số và các phép toán khác.

+ Một số hiểu biết sơ bộ và vận dụng đơn giản về thống kê.

+ Những kiến thức mở đầu về hình học phẳng, hai tam giác bằng nhau, hai tam giác đồng dạng,....

+ Những hiểu biết khái quát về một số phƣơng pháp toán học: chứng minh, quy nạp, quy lạ về quen, khái quát hóa và liên hệ thực tiễn.

- Hình thành và rèn luyện các kĩ năng: tính toán, biểu diễn hình, vẽ hình để ứng dụng thành thạo vào các bài toán cụ thể, làm minh chứng để nghiên cứu và học tập về sau.

- Rèn luyện tƣ duy logic và khả năng quan sát, dự đoán, phát triển trí tƣởng tƣợng phong phú, phát huy khả năng sử dụng ngôn ngữ khoa học, chính xác, bồi dƣỡng các phẩm chất của tƣ duy nhƣ linh hoạt, độc lập và sáng tạo. Hình thành thói quen tự học, tự giác trong suy nghĩ, có cái nhìn nhanh về toán học, khi đọc đề biết tóm lƣợc lại một số ý chính, triển khai ý ở nhiều mảng khác nhau và xây dựng hệ thống toán học thật chính xác và biết cách xử lý tình huống trong toán học cùng với sự hỗ trợ của kiến thức Toán. Để làm đƣợc điều này cần nhất quán một số nội dung sau:

- Thống nhất việc thực hiện mục tiêu môn Toán THCS, coi mục tiêu này là điểm xuất phát để thiết kế chƣơng trình dạy học Toán.

- Đảm đảm tính chính xác và tổng thể của chƣơng trình môn Toán trong nhà trƣờng: chƣơng trình phải đƣợc biên soạn dƣới sự tiếp nối của Toán tiểu học và sự nhìn xa của toán THPT theo một hệ thống quan điểm chỉ đạo chung và phải đảm bảo tính hệ thống, tính kế thừa giữa các lớp trong toàn cấp THCS

31

nói riêng và hệ thống toán Việt Nam nói chung.

- Không nên rƣờm rà về mặt cấu trúc, câu chữ dài dòng, hạn chế đƣa vào những công trình toán học thời cổ, lý thuyết thuần túy hay các phép chứng minh dài, phức tạp khó hiểu không phù hợp với nhận thức HS. Tăng tính thực tiễn và tính sƣ phạm, tạo môi trƣờng để HS tăng cƣờng rèn luyện, thực hành, rèn kỹ năng tính toán và vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thậm chí dùng kiến thức này để tạo lập sự nghiệp trong cuộc sống.“Giúp HS phát triển khả năng tƣ duy lôgic, khả năng diễn đạt chính xác ý tƣởng của mình, khả năng tƣởng tƣợng và bƣớc đầu hình thành cảm xúc thẩm mĩ qua học tập môn toán”.

a, Chương trình giảng dạy SGK phải biểu hiện được các giá trị của nền toán học hiện đại.

Việc hiện đại hóa chƣơng trình môn toán đƣợc thực hiện theo những yêu cầu sau đây:

+) Những vấn đề hiện đại đƣa vào chƣơng trình phải là những vấn đề phổ thông, cơ bản nhất có nhiều ứng dụng về lý luận cũng nhƣ về thực tiễn, có tác dụng làm sáng tỏ thêm nhiều khái niệm toán học với quan điểm thống nhất;

+) Hiện đại hóa chƣơng trình phải góp phần làm cho học sinh nắm vững hơn kiến thức và rèn luyện tốt hơn kỹ năng toán học;

+) Những nội dung của toán học đƣa vào chƣơng trình phải phù hợp với sức tiếp thu của học sinh trung bình và phải sát với thực tiễn, phù hợp với giảng dạy ở HS trƣờng THCS, phát huy đƣợc truyền thống dạy và học toán ở nƣớc ta.

b, Chương trình, sách giáo khoa toán phải quán triệt tinh thần giáo dục tổng hợp chuẩn bị hành trang vững vàng, có tiềm lực để trở thành người lao động, quản lý kinh tế tốt.

32

+) Coi trọng việc học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, từ đó đánh giá khách quan mức độ nhận thức và thái độ học tập đối với từng môn học, đặc biệt là môn Toán.

+) Coi trọng việc đƣa vào những nhiệm vụ hay vấn đề toán học lớn có tính thực tiễn nhằm thấy rõ vai rõ vai trò của Toán học trong nền sản xuất công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc.

+) Coi trọng sự tƣơng tác giữa ứng dụng và thực tiễn khoa học.

+) Coi trọng việc tính toán và rèn luyện các thao tác cơ bản cùng với các kĩ thuật nhận biết sơ bộ.

+) Gắn kết việc học Toán với các hoạt động thực tế, tham quan,du lịch hay thực hành ngoài trời, cần thêm dụng cụ trực quan giúp học sinh hiểu rõ bản chất bài học, kiểm tra ứng dụng Toán học trong thực tiễn. Cần lƣu ý thêm là có thể cho học sinh làm những mô hình thân thiện mà có ứng dụng Toán, thiết kế các công trình có liên quan đến Toán học, hay tham gia sản xuất lao động tại các nhà máy, xí nghiệp để thấy rõ vai trò của Toán trong khâu chế biến và sản xuất, góp phần làm cho đất nƣớc trên đà phát triển mạnh mẽ và giàu đẹp, xã hội tiến bộ hơn.

c, Tổng quan về chương trình dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở lớp 9.

* Thuận lợi

- Do xã hội phát triển về khoa học kĩ thuật tạo điều kiện tốt về mặt cơ sở vật chất nên HS đƣợc học trong môi trƣờng có nhiều thuận lợi. HS đƣợc học hỏi và giao lƣu với bạn bè, trao đổi kinh nghiệm thông qua nhiều nguồn, nhiều phƣơng tiện hiện đại.

- HS nhận đƣợc sự chỉ bảo tận tình của GV, với đội ngũ GV chính quy, bài bản và tâm huyết với nghề.

- Nội dung dạy học giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình, hệ phƣơng trình đƣợc đƣa vào chƣơng trình toán 9 với hệ thống kiến thức phù

33

hợp với trình độ của HS. Mặt khác, những kiến thức và phƣơng pháp giải dạng toán này đã đƣợc chuẩn bị từ bậc tiểu học, thông qua cách tiếp cận giải bằng các phƣơng pháp số học. Khi sang bậc trung học cơ sở, khi kiến thức và kĩ năng của HS đƣợc tích lũy đồng thời các em cũng đã “va chạm” với thực tiễn nhiều hơn. Điều đó nảy sinh ra vấn đề giải quyết nhiều bài toán có nội dung phức tạp hơn. Có thể nhận thấy, giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình và hệ phƣơng trình là một môi trƣờng để học sinh thỏa sức rèn luyện và liên hệ với các vấn đề trong cuộc sống.

* Khó khăn

- Trong các giờ dạy GV đã có ý thức vận dụng PPDH gợi mở để dạy học nội dung giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình, hệ phƣơng trình. Tuy nhiên, GV còn băn khoăn và khó triển khai, lúng túng trong việc:

+) Xác định các hoạt động riêng biệt với từng kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình và hệ phƣơng trình.

+) Xây dựng tình huống gợi mở, các câu hỏi công não, gợi vấn đề dẫn dắt học sinh vào bài toán

+) Giải thích một số kí hiệu, chuyển đổi đơn vị, đại lƣợng cho phù hợp. - Đối với HS khi học nội dung giải bài toán bằng cách lập PT, HPT mặc dù phạm vi kiến thức không phải là quá khó nhƣng thời gian luyện tập trên lớp và lƣời luyện tập ở nhà nên khi giải dạng toán này các em còn lúng túng và chƣa kiểm soát đƣợc phạm vi kiến thức đã có.

- Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT ở lớp 9 đặc biệt là những bài toán khó, phức tạp thì đa số HS yếu về mặt phân tích đề bài, không hiểu những dữ kiện đề bài cho phục vụ đƣợc gì? Dẫn đến HS không biết làm gì, không tìm ra đƣợc mối liên hệ giữa chúng, thậm chí giải sai PT, HPT hoặc lời giải gặp sai lầm.

1.2.2. Bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình SGK THCS

34

hết ta nên điểm qua các ứng dụng của Toán học. Vấn đề này, có thể chia làm hai loại: những ứng dụng trong nội bộ môn toán và những ứng dụng trong các lĩnh vực ngoài toán học.

+) Các ứng dụng trong nội bộ môn toán hoặc là lĩnh hội các kiến thức kĩ năng, kĩ xảo: sử dụng những điều đã biết để tìm hiểu những cái chƣa biết và mở rộng chúng. Hoặc là quá trình nhận thức, đồng thời chuẩn bị cho việc nghiên cứu các vấn đề mới đang chuẩn bị diễn ra. Mức độ thông hiểu tri thức toán học của học sinh đƣợc đánh giá thông qua những ứng dụng nhƣ vậy.

- Các ứng dụng trong và ngoài phạm vi của toán học đƣợc thể hiện: +) Thực hiện các đề tài đƣợc quy định trong các buổi trải nghiệm, học tập, vui chơi giải trí, các hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trƣờng.

+) Vận dụng kiến thức, kỹ năng, kiến thức tích lũy đƣợc để giải quyết những môn học mang tính chất khao học khác.

+) Ứng dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày.

+) Các ứng dụng là cần thiết trong giảng dạy trƣờng THCS. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, do nhiều lý do khách quan mà thời gian gần đây, vấn đề rèn luyện vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh chƣa đƣợc đặt ra đúng mức, đúng đối tƣợng, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu cần thiết của cá nhân học sinh.

Chúng tôi cho rằng có thể do những nguyên nhân chính sau đây:

Đầu tiên, do tác động trực tiếp của nguồn thông tin quá rồi rào, do ảnh

hƣởng trực tiếp của tài liệu hiện hành, nguồn internet và tài liệu tham khảo: Số lƣợng bài tập mang nội dung lý thuyết còn rất dài dòng chƣa đi đúng vào vấn đề, lan man nhiều lần đã khiến HS và giáo viên khốn khó trong khâu xử lý, khó khăn trong việc thiết kế giáo án, quy mô và phạm vi ứng dụng trên nhà trƣờng; một lý do nữa là do khả năng liên hệ kiến thức toán với thực tiễn của giáo viên còn e ngại, chƣa thực sự mãnh liệt.

35

đƣợc thƣờng xuyên sử dụng đúng mức trong hàng ngày, khi đi thi không có dẫn đến học sinh không quan tâm lắm. Mặt khác, lối dạy phục vụ thi cử, chỉ chú ý lúc gần đi thi, ngày thƣờng thì chỉ qua loa, đại khái nhƣ hiện nay cũng là một nguyên nhân góp phần tạo nên tình trạng này. Thông thƣờng trong thi cử ít khi đề cập tới những bài toán thực tiễn nên thƣờng hay xem nhẹ và có thể bỏ qua hoặc dạy mang tính chất giới thiệu để học sinh tự nghiên cứu thêm cũng đóng góp một phần gây nên sự ứng dụng toán học vào thực tiễn còn hạn chế.

Nhƣ vậy, việc phát triển cho học sinh ứng dụng toán học vào thực tiễn đã đƣợc coi là những ý kiến chỉ đạo có tính toán, xuyên suốt toàn bộ quá trình học tập và giảng dạy của các cấp, đƣợc nhấn mạnh trong dự thảo chƣơng trình cải cách giáo dục môn toán. Việc ứng dụng toán đối với thực tiễn có thể nói là khó nhƣng chúng ta áp dụng từ từ với từng mức độ trong bài giảng. Tuy nhiên, trên thực tế và qua quá trình trải nghiệm quan điểm này vẫn chƣa đƣợc quán triệt một cách toàn diện và hài hòa, vẫn còn xa rời thực tiễn.

1.2.3. Thực trạng việc dạy học chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình theo hướng bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 9 ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

a) Đối với học sinh

Tiến hành khảo sát việc dạy học chủ đề giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình, hệ phƣơng trình cho học sinh khối lớp 9 trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, mà cụ thể là 3 trƣờng: THCS Thụy Vân với 145 học sinh, THCS Minh Phƣơng với 127 học sinh và THCS Vân Cơ với 139 học sinh, tự chúng tôi nhận thấy rằng:

36

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi Mức độ và lựa chọn

1

Theo em, trong thực tế, giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình và hệ phƣơng trình có ứng dụng gì không? Không Ít Nhiều 7% 84,5% 8,5% 2 Em có hứng thú với các bài toán có liên quan đến thực tiễn hay không? Không thích Bình thƣờng Thích 23,2% 54,6% 22,2% 3 Em có vận dụng các kiến thức toán học vào những vấn đề liên quan đến thực tiễn hay không? Đặc biệt là giải phƣơng trình và hệ phƣơng trình? Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 0% 15,6% 84,4% 4

Các kiến thức, các bài toán liên quan đến giải phƣơng trình và hệ phƣơng trình có giúp em liên tƣởng tới những vấn đề trong đời sống hằng ngày hay không?

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa bao giờ 0% 12,3% 87,7% 5 Em có thƣờng xuyên tìm hiểu thông tin toán học ứng dụng vào thực tiễn thông qua mạng internet hay không?

Thƣờng xuyên

Thỉnh

thoảng Không

37

6

Theo em, việc vận dụng các kiến thức về giải phƣơng trình và hệ phƣơng trình vào giải các bài toán trong thực tế có quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 9,5% 76,8% 13,7% 7 Đứng trƣớc một bài toán về nội dung giải phƣơng trình và bất phƣơng trình, em quan tâm tới những vấn đề nào?

Ứng dụng của nó vào

thực tế Cách giải

7,66% 92,34%

8

Ý thức, thái độ của bản thân em khi học chủ đề giải bài toán bằng cách lập phƣơng trình và hệ phƣơng trình.

Tích cực Bình

thƣờng Đôi khi

21,8% 64% 14,2%

Bằng việc khảo sát, chúng tôi thấy bộ phận học sinh cho rằng kiến thức về giải phƣơng trình và hệ phƣơng trình có ít ứng dụng trong thực tế (84,5%). Khi chúng tôi phỏng vấn chuyên sâu về vấn đề này, các em cho rằng vì kiến thức, bài tập trong SGK ít đƣợc đề cập. Mặt khác các thầy, cô lên lớp chỉ gảing hết bài chƣa chú ý nhiều đến các bài toán thực tế khiến chúng em không biết gì về ứng dụng của nó.

Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với kiểu bài dạy có tích hợp yếu tố thực tiễn. Song bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ số lƣợng học sinh tỏ ra thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cƣỡng, dựa vào tài liệu giải sẵn, điều này gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Có tới 92,34% học sinh đƣợc hỏi chỉ quan tâm tới cách giải phƣơng trình hay hệ phƣơng trình và các bài toán có ứng dụng mà chẳng để ý gì tới ứng dụng trong thực tế. Vì vậy các em chỉ xác định đƣợc nó quan trọng mà

38

thôi, thực tế là quan trọng mức độ nhƣ nào thì các em chƣa hiểu và chƣa biết đƣợc.

Bên cạnh đó, khi hỏi về thái độ khi các em đƣợc học chủ đề giải bài toán bằng cách lập PT, HPT thì chỉ có 21,8% có thái độ tích cực, chủ động nghiên cứu tài liệu. Còn tới 64% tỏ thái độ bình thƣờng, không mấy quan tâm và không để ý nhiều tới tính ứng dụng của nó.

Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với kiểu bài dạy có tích hợp yếu tố thực tiễn. Song bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ số lƣợng học sinh tỏ ra thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cƣỡng, dựa vào tài liệu giải sẵn, điều này gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

b) Đối với giáo viên

Giải bài toán bằng cách lập PT và HPT là nội dung cơ bản trong mục tiêu ôn thi vào lớp 10 THPT hiện nay. Việc thi cử này rất quan trọng đòi hỏi ngƣời dạy cần phải có sự đầu tƣ, nghiên cứu nhiều môn học. Trong khi đó,

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 9 thông qua dạy học chủ đề giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình (Trang 37)