Nguyên nhân khiến điều hòa không khí thổi ra khí nóng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 49)

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa

Đầu tiên, máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai, hút môi chất lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ môi chất lạnh tăng lên và nó được đẩy sang dàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt làm mát riêng. Ở dàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van dãn nở (hoặc van tiết lưu). Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới dàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ trong cabin giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi vào cabin.

Hình 3.3 Máy nén trên ô tô

Hiện tượng điều hòa thổi ra khí nóng bắt nguồn từ các nguyên nhân: Dây đai dẫn động máy nén bị đứt; ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van tiết lưu bị tắc nghẽn; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn bị hở khiến khí mát thất thoát ra bên ngoài nhiều nên không làm lạnh được, bạn có thể phát hiện một cách dễ dàng. Hệ thống điều hòa không khí trên những chiếc ô tô hiện đại sử dụng một loại chất làm lạnh có tên là R-134a, tuy nhiên, nhiều người vẫn quen gọi nó bằng tên cũ là Freon. Chất làm lạnh này không cần được bổ sung định kỳ, nếu chất làm lạnh bị giảm thì có thể là do rò rỉ ở đâu đó. Một kỹ thuật viên lành nghề có thể tìm thấy vị trí rò rỉ bằng mắt hoặc bằng cách bơm chất làm lạnh có chứa thuốc nhuộm cực tím vào hệ thống giúp dễ dàng xác định chỗ rò rỉ. Rò rỉ thường xảy ra trong đường ống, máy nén, dàn nóng hoặc dàn lạnh. Trong nhiều chiếc xe, dàn lạnh được đặt phía sau bảng điều khiển, nếu muốn thay thế nó thì bạn

cần phải tháo bảng điều khiển, việc sửa chữa mất rất nhiều thời gian và tốn kém.

3.1.3: Điều hòa phát ra tiếng ồn

Hình 3.4 Dây đai bị trùng

kiểm tra dây đai dẫn động máy nén xem có bị nứt và độ căng đai có đúng không. Nếu dây đai quá chùng hay lỏng nó sẽ bị trượt và gây ra các tiếng kêu két két khi động cơ hoạt động. Hãy thay thế nếu cần thiết, vì giá thành của dây đai mới cũng không quá cao.

3.2: Xây dựng quy trình công nghệ Chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios khí trên xe Toyota Vios

3.2.1: Nội dung Chẩn đoán

1. Xác định triệu chứng. 2. Kiểm tra sơ bộ.

3.2.2: Lập quy trình Chẩn đoán điều hòa không khí xe Toyota Vios

Hình 3.5 Sơ đồ quy trình

3.2.2.1. Xác định triệu chứng

Để định dạng hư hỏng và kiểm tra các triệu chứng người thợ cần kiểm tra kỹ lưỡng các triệu chứng và tình trạng khí nó xảy ra. Nừu triệu chứng xảy ra không liên tục, cần hỏi về những điều kiện khi nó xảy ra

Hình 3.6 Phương pháp xác định triệu chứng pan hệ thống điều hòa nhiệt độ

3.2.2.2. Kiểm tra sơ bộ

Hình 3.7 Phương pháp kiểm tra bảng điều khiển

- Kiểm tra sức căng dây curoa (dây đai)

Hình 3.8 Phương pháp kiểm tra dây curoa

- Kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga

Hình 3.9 Phương pháp kiểm tra chất lượng lãnh chất bằng cách qua sát trên mắt ga

- Phương pháp kiểm tra lãnh chất

Hình 3.10 Hình dạng của mắt gas

- Kiểm tra rò rỉ tại các ống nối

Hình 3.11 Phương pháp kiểm tra rò rỉ tại các ống nối

3.3: Kiểm tra hệ thống lạnh

3.3.1: Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh

- Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra áp suất trong hệ thống lạnh khi hút chân không hay nạp gas. Khi ta vặn van LO và HI trên phía trước của đồng hồ sẽ mở và đóng van áp suất thấp và áp suất cao.

Hình 3.12 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh

a. Xả khí

- Trạng thái van dùng để xả khí: - Van áp suất thấp: đóng

- Van áp suất cao: đóng

- Đường ống nạp được nối vào hệ thống lạnh.

- Khi mở và đóng van LO và HI, khí được xả ra từ đường ống A và C.

Hình 3.13 Trạng thái van dùng để xả khí

b. Nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp

Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất hoặc thu hồi ga ở phía áp thấp như sau: - Van áp suất thấp: mở

Hình 3.14 Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp thấp

c. Nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động

Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi ga ở phía áp cao khi động cơ không hoạt động:

- Van áp suất thấp: đóng - Van áp suất cao: mở

Chú ý: Không được mở van HI khi máy nén đang hoạt động

Hình 3.15 Trạng thái van dùng để nạp lãnh chất và thu hồi gas ở phía áp cao

Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và tái tạo lãnh chất:

- Van áp suất thấp: mở - Van áp suất cao: mở

Hình 3.16 Trạng thái van dùng để hút chân không trong hệ thống, hay thu hồi và tái tạo lãnh chất

3.4: Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota Vios

3.4.1: Quy trình đọc mã lỗi

- Bật công tắc máy ON.

- Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.

- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.

- Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị.

- Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được bước kiểm tra tiếp theo.

- Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước.

3.4.2: Quy trình xóa mã lỗi

Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau :

- Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR DEF.

- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ của hộp.

Mã lỗi Hệ thống Dạng hư hỏng

00 Bình thường

11 Cảm biến nhiệt độ trong xe Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

12 Cảm biến nhiệt độ môi

trường Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 13 Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

14 Cảm biến nhiệt độ nước làm

mát Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến 21 Cảm biến bức xạ mặt trời Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

22 Tín hiệu khóa máy nén Máy nén không đóng hoặc hở mạch cảm biến

23 Áp suất ga Áp suất ga không bình thường.

31 Chiết áp vị trí Cool/Hot Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

32 Chiết áp vị trí Fresh/ Rec Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

33 Chiết áp vị trí Face/ Def Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

41 Mô tơ điều khiển cánh gió Cool/Hot

Tín hiệu vị trí cánh điều khiển không đổi

42 Mô tơ điều khiển cánh gió Fresh/Def

Tín hiệu vị trí cánh điều khiển không đổi

43 Mô tơ điều khiển cánh gió Face/ Def

Tín hiệu vị trí cánh điều khiển không đổi

3.5: Chẩn đoán bằng cách nghe, nhìn

Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mũn khuyết, tước sợi, trai bóng và thẳng hàng giữa buly và truyền động. Nên dùng thiết bị chuyên dùng .

Chân gắn máy nén phải được xiết đủ lực vào thân động cơ, khụng nứt vỡ long lỏng.

Các đường ống dẫn môi chất lạnh không được mũn khuyết, xì hơi và phải bố trí xa các bộ phận di động.

Động cơ điện quạt gió lồng sóc phải hoạt động tốt, chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định. Nếu không đạt yêu cầu này, cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió.

Các bộ lọc phải sạch.Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trờn các bộ phận hệ thống lạnh, trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh. Vỡ khi môi chất lạnh xì ra thường kéo theo dầu bôi trơn.

Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ đảm bảo thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ. Sâu bọ và bụi bẩn thường gây che lấp giàn nóng, ngăn cản gió lưu thông xuyên qua để giải nhiệt. Tình trạng này sẽ làm cản trở sự ngưng tụ của môi chất lạnh. Màng chắn côn trùng đặt trước đầu xe, ngăn được côn trùng nhưng đồng thời cũng ngăn chặn gió thổi qua giàn nóng. Trong mọi trường hợp nên tạo điều kiện cho gió lưu thông tốt xuyên qua giàn nóng.

Quan sát tất cả các ống, các hộp dẫn khí các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí, các bộ phận này phải thông suốt hoạt động nhạy, nhẹ và tốt.

Bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh phải sạch, khô không được bám bụi bẩn . Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh chứng tỏ giàn lạnh bị bám bẩn.

3.6: Xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios

3.6.1: Bảo dưỡng máy nén

Hình 3.17 Máy nén

Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn.

Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy.

Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần.

Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra. Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ.

Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy

Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu Chẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới.

Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu.

Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén.

Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh.

Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc.

Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt.

Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây.

Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ.

Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như : xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv...

Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25% 15% và rửa lại bằng 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ngâm 8 nước sạch.

Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây

Để vệ sinh bình ngưng có thể tiến hành vệ sinh bằng thủ công hoặc có thể sử dụng hoá chất để vệ sinh.

Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén.

Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận.

Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới.

Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có.

Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt. Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí

không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp.

Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi.

Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ.

Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 49)