Hướng dẫn sử dụng thiết bị

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 39)

Hình 2.19 Đồng hồ đo áp suất

Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán các hỏng hóc của hệ thống điện lạnh.

Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp. Mặt đồng hồ được chia theo nấc theo đơn vị PSI và Kg/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8 Kg/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất.

Ngược với chiều xoay của kịm đồng hồ về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inches chân không.

Chiếc đồng hồ bên phải (2) là đồng hồ cao áp, dung để đo kiểm áp suất bên phía cao áp của hệ thống điều hoà không khí. mặt đồng hồ được chia từ 0 đến 35 kg/cm2 và từ 0 đến 500 PSI.

Hình 2.20 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô

1. Đồng hồ thấp áp, đo áp suất phía áp suất thấp; 2. Đồng hồ cao áp, đo áp suất phía cao; 3. Van đồng hồ cao áp; 4. Van đồng hồ thấp áp; 5. Đầu nối ống hạ áp; 6. Đầu nối ống giữa; 7. Đầu nối ống cao áp

Đầu ống nối (6) bố trí giữ bộ đồng hồ được sử dụng cho cả đồng hồ thấp áp và cao áp mỗi khi thao tác rút chân không hoặc nạp môi chất lạnh vào hệ

thống. Ống màu xanh biển (5), ống màu đỏ (7) dung để nối liên lạc đồng hồ thấp áp và cao áp vào hệ thống điện lạnh. Khi chưa sử dụng, cần phải bít kín các đầu ống nhằm che chắn tạp chất chui vào. Lưu ý van (3) đang mở cho ống (7) thông với ống (6). Van (2) khoá sự liên hệ giữa ống (6) và ống (5).

Bên trong các đầu ống nối của áp kế có trang bị kim chỏi. Khi ráp nối vào đầu van sửa chữa của hệ thống lạnh, kim chỏi sẽ ấn kim van mở thong mạch cho áp kế chỉ áp suất của môi chất lạnh. Để tránh nhầm lẫn trong quá trình nạp ga và sửa chữa, người ta chế tạo van sửa chữa của hệ thống dung môi chất R-12 có kích thước bé và hình dáng.

khác với van sửa chữa dùng môi chất R-134a.

Nhằm đảm bảo kín tốt, không bị xì hở gây thất thoát môi chất lạnh, các đầu. racco nối ống dẫn môi chất lạnh được chế tạo đặc biệt.

b. Bơm hút chân không

Hình 2.21 Kết cấu bơm hút chân không

Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh và hệ thống.

Quá trình rút chân không hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng đó là: Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi

chất lạnh, làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được rút hết ra ngoài. Như ta đã biết kẻ thù số một của hệ thống điện lạnh là chất ẩm ướt xâm nhập lẫn lộn vào trong hệ thống, vì nó sẽ gây ra các hậu quả trầm trọng như sau:

- Làm sút giảm đáng kể khả năng lưu thong cũng như khả năng hấp thu nhiệt của môi chất lạnh.

- Tạo lên áp suất cao trong hệ thống.

- Cản trở môi chất lạnh thay đổi từ thể hơi ngưng tụ thành thể lỏng.

- Đông lạnh thành mảng băng đá làm bít nghẽn van giãn nở ngăn cản môi chất lạnh lưu thông.

- Chất ẩm trong hệ thống còn sản sinh ra axit clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh. Axit này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, và đặc biệt nguy hiểm đối với tuổi thọ máy nén.

c. Thiết bị phát hiện xì ga

Hình 2.22 Những vị trí có thể bị xì ga trên ô tô.

1. Van nối giàn lạn; 2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất thấp; 3. Rắc cô máy nén; 4. Phốt trục máy nén; 5. Van cửa áp suất cao; 6. Rắc cô bình lọc /hút

- Trong nhiều trường hợp cá biệt, tình trạng xì hở làm thất thoát môi chất lạnh của hệ thống điện lạnh ôtô có thể xảy ra theo hai tình huống khác nhau: Xì hở lạnh và xì hở nóng.

- Xì hở lạnh là tình trạng ga môi chất bị xì thất thoát ra ngoài trong lúc hệ thống điện lạnh đang ở chế độ hoàn toàn ngưng nghỉ, ví dụ lúc ôtô tắt máy, đậu tại chỗ vào ban đêm.

- Xì hở nóng chỉ xảy ra theo chu kỳ lúc áp suất bên trong hệ thống điện lạnh tăng cao, cụ thể như lúc ôtô phải di chuyển chậm chạp giữa trưa nắng trên đoạn đường kẹt xe.

Nếu hệ thống điện lạnh phải hoạt động trong tình trạng thiếu môi chất lạnh, máy nén sẽ chóng khỏng, áp suất trong hệ thống sẽ bất thường, hiệu suất lạnh giảm. Các yếu tố sau đây giúp ta tìm kiếm phát hiện vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh

- Thường bị xì hở ga tại các racco đầu ống nối trên máy nén, gián nóng, giàn lạnh, bầu lọc / hút ẩm.

- Môi chất lạnh có thể thẩm thấu lâu ngày xuyên qua ống dẫn.

- Axit tạo nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh, gây xì hở.

- Nếu phát hiện nơi nào trên đường ống dẫn môi chất có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga vì xì ga mang theo dầu nhờn bôi trơn.

Vị trí xì ga trong hệ thống điện lạnh ôtô có thể phát hiện nhờ các phương tiện sau đây:

Những điểm xì ga ở vị trí chật hẹp trên ôtô không thể dùng các thiết bị hiện đại để dò tìm thì dung dịch sủi bọt là phương tiện tốt nhất. Nếu không mua được bình dung dịch chuyên dung ta có thể hoà tan xà phòng với nước. Dùng cọ sơn phết lớp nước xà phòng lên vị trí nghi ngờ xì ga, nếu bọt sủi lên có hiện tượng xì ga. Lưu ý sau khi thử nghiệm xong phải rửa sạch nước xà phòng chống sét rỉ.

Chương 3: NHỮNG HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA, PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA 3.1:Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios

3.1.1:Các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô Toyota Vios

1. Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu môi chất

2. Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt. 3. Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh.

4. Sụt áp trong máy nén.

5. Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh.

6. Khí lọt vào hệ thống.

7. Van tiết lưu mở quá lớn.

STT Hiện tượng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục

1 Hệ thống làm việc trong tình trạng thiếu mối chất

+ Thiếu môi chất.

+ Rò rỉ ga.

+ Kiểm tra rò rỉ và sửa chữa.

+ Nạp thêm môi chất lạnh.

2 Hệ thống thừa ga hay giải nhiệt giàn nóng không tốt

+ Thừa môi chất.

+ Giải nhiệt giàn nóng kém

+ Điều chỉnh đúng lượng môi chất.

+ Vệ sinh giàn nóng.

+ Kiểm tra hệ thống làm mát của xe (quạt điện…)

3 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh

+ Hơi ẩm lọt vào hệ thống làm lạnh.

+ Thay phin lọc, bình chứa.

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

4 Sụt áp trong máy nén

+ Sụt áp ở phía máy nén.

+ Kiểm tra sửa chữa máy nén

5 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh

+ Bụi bẩn hoặc hơi ẩm gây tắc nghẽn, đóng băng tại van tiết lưu, van EPR hoặc các lỗ khác.

+ Rò rỉ ga ở thanh cảm nhận nhiệt

+ Phân loại nguyên nhân gây tắc. Thay thế các bộ phận, chi tiết gây ra tắc nghẽn. + Hút chân không hệ thống. 6 Khí lọt vào hệ thống + Hút chân không không triệt để. + Rò rỉ trên các đường ống dẫn.

+ Kiểm tra các đường ống dẫn.

+ Hút chân không triệt để trước khi nạp ga.

7 Van tiết lưu mở quá lớn

+ Hỏng van tiết lưu hoặc điều chỉnh không đúng

+Kiểm tra và sửa chữa tình trạng lắp đặt của ống cảm nhận nhiệt.

Bảng 3.1 Nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota vios.

3.1.1.1. Một số bênh thường gặp của hệ thống điều hòa không khí trên xe Toyota Vios

a. Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường nhưng không mát hoặc mát rất yếu

Lúc này có hai tình h u ố n g xảy ra. Thứ nhất là xe còn mới được bảo dưỡng thường xuyên, thì hầu hết các trường hợp này xảy ra là do bộ lọc gió của hệ thống điều hòa không khí bị tắc. Trong quá trình sử dụng xe, tùy điều kiện

vận hành, bụi bẩn dần bám vào lưới lọc, khi quá nhiều sẽ kết tảng dày khiến cho gió bị quẩn l ại trong giàn lạnh mà không vào được trong cabin xe.

Cách duy nhất để khắc phục là vệ sinh tấm lưới lọc. Trên các dòng xe du lịch hiện đại tay lái thuận, tấm lưới lọc này thường nằm bên trong hốc được bố trí sâu trong hộp đựng gang tay. Có trường hợp chỉ cần mở hộp gang tay, cậy lắp hốc lọc gió là có thể lấy được lưới lọc, có trường hợp phải tháo cả lắp hộp mới có thể thao tác. Dùng súng sịt hơi để thổi sạch bụi bẩn bám trên tấm lưới rồi lắp lại bình thường. Tấm lưới lọc cần được vệ sinh hàng tháng, thậm chí hàng t u ầ n nếu xe thường xuyên được sử dụng ở những nơi có nhiều bụi bẩn như công trường, đường đất.

Với các loại xe đã sử dụng lâu năm thì nguyên nhân có thể phức tạp hơn rất nhiều. Đó có thể do dây curoa dẫn động máy nén bị trùng và trượt. Tiếp đó hệ thống bị hao ga do các đường ống bị lão hóa, rò rỉ hoặc các gioăng bị hở. Trong các tình huống này cần được mang đến các trung tâm tin cậy để được xử lý bằng thiết bị máy móc chuyên dùng.

b. Hệ thống điện lạnh trên ô tô vẫn làm việc bình thường, có mát nhưng không sâu

Với trường hợp này, nguyên nhân cũng có thể xảy ra các sự cố như trường hợp hợp thứ nhất nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng còn có một nguyên nhân nữa cũng không kém phần quan trọng mà chủ xe có thể tự xử lý ở mức độ nhất định trên nhiều dòng xe. Đó là giàn nóng và giàn lạnh bị bẩn. Dàn nóng bẩn sẽ tỏa nhiệt kém làm giảm hiệu quả làm mát của môi chất, còn dàn lạnh bị bẩn sẽ khiến không khí lạnh không lan tỏa được ra xung quanh để lùa vào trong xe.

Với các dòng xe mà dàn nóng được bố trí thông thoáng phía trước khoang máy, cần yêu cầu vệ sinh bằng nước hoặc kết hợp với hóa chất chuyên dùng trong quá trình rửa xe. Công việc này cũng cần thực hiện một cách cẩn thận, để không làm ảnh hưởng đến các hệ thống trong khoang máy, đặc biệt

là hệ thống điện. Việc vệ sinh giàn lạnh đòi hỏi phải được tiến hành bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn, bởi vệ sinh bộ phận này tương đối phức tạp.

c. Hệ thống điện lạnh trên ô tô sau khi được bảo dưỡng và bổ sung thêm ga thì hầu như bị tê liệt và không hề mát

Thông thường, áp suất trong hệ thống máy lạnh được điều chỉnh ở mức độ nhất định. Quá trình bổ sung ga nếu được tiến hành ở những nơi yếu kém về chuyên môn sẽ không thể kiểm soát được chính xác thông số áp suất ga. Trên nhiều dòng xe nếu ga bị nạp quá nhiều, van an toàn sẽ tự động xả hết ga để đảm bảo an toàn cho hệ thống. Mất hoàn toàn áp suất, lốc điều hòa sẽ ngừng hoạt động.

d. Hệ thống điện lạnh trên ô tô làm việc bình thường nhưng có mùi hôi

Nguyên nhân khách quan là do hệ thống thông gió mát vào trong khoang xe (gồm giàn lạnh, lưới lọc gió, quạt gió, các cửa gió và cảm biến nhiệt độ giàn lạnh) đã bị bẩn hoặc bị trục trặc. Nguyên nhân chủ quan là do chủ xe để cabin bị bẩn lâu ngày với các tạp chất như mồ hôi, rác, mùi thuốc lá, mùi thức ăn, bám cặn trong các ngóc ngách của nội thất xe. Khi máy lạnh hoạt động sẽ lùa gió vào cabin, các tạp chất đó sẽ bốc ra. Khắc phục vệ sinh nội thất sạch sẽ bằng thiết bị vệ sinh chuyên dùng .

e. Hệ thống điều hòa lúc đầu mát lúc sau không mát

Đây là hiện tượng phổ biến trên những xe đã nhiều năm sử dụng: nguyên nhân là do giàn nóng điều hòa bám nhiều bụi bẩn và không được làm mát tốt nên lúc mới bật AC thì mát, nhưng sau đó lại kém. Ngoài ra quạt làm mát bị hư hỏng cũng có thể là nguyên nhân.

Cách xử lý: vệ sinh giàn nóng điều hòa bằng thiết bị chuyên dùng. Chú ý các là tản nhiệt của giàn nóng rất mỏng và mềm, không phun nước có áp suất quá mạnh. Kiểm tra quạt làm mát xem có sự cố hay không.

f. Băng bám trong hệ thống điều hòa

Hình 3.1 Băng bám trong hệ thống điều hòa

Khi hệ thống điều hòa thiếu gas lạnh, áp suất trong các bình chứa giảm mạnh dẫn đến nhiệt độ sôi của gas giảm. Gas lạnh sẽ bốc hơi ở nhiệt độ thấp, làm nhiệt độ của dàn thấp hơn nhiều so với nhiệt độ ngưng tụ của nước. Từ đó, hơi nước trong không khí thổi qua dàn sẽ bị đóng băng trên bề mặt ống và các khe hở, dẫn đến nhiều hỏng hóc khác.

Cách xử lý: Chỉ cần nạp gas lạnh chất lượng, đúng chủng loại một cách

kịp thời để hệ thống hoạt động một cách ổn định.

g. Điều hòa đóng ngắt liên tục

Việc đóng/ngắt điều hòa xe hơi được điều khiển bởi các cảm biến và công tắc. Nguyên nhân thường gặp với sự cố này là do áp suất gas trong hệ thống vượt quá mức khuyến cáo. Khi phát hiện áp suất không bình thường trong chu trình làm lạnh, hệ thống cảm biến sẽ ngắt ly hợp lốc lạnh để bảo vệ các bộ phận trong hệ thống.

Cách xử lý: Để tìm đúng nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất

cho hiện tượng trên, hãy mang xe đến trung tâm dịch vụ uy tín để được tư vấn, khắc phục.

3.1.2: Nguyên nhân khiến điều hòa không khí thổi ra khí nóng

Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống điều hòa

Đầu tiên, máy nén được dẫn động bởi động cơ thông qua dây đai, hút môi chất lạnh ở thể khí (từ bình chứa gas) rồi nén ở áp suất cao. Khi bị nén, nhiệt độ môi chất lạnh tăng lên và nó được đẩy sang dàn nóng, nằm ở vị trí phía đầu xe, gần lưới tản nhiệt và có quạt làm mát riêng. Ở dàn nóng, do được tản nhiệt ở áp suất cao nên chất làm lạnh hóa thành thể lỏng và chuyển sang van dãn nở (hoặc van tiết lưu). Tiếp theo, tại van tiết lưu, áp suất giảm đột ngột nên chất làm lạnh hóa hơi và chuyển tới dàn lạnh. Ở đây, nó lấy nhiệt từ môi trường xung quanh và khiến nhiệt độ trong cabin giảm xuống. Hơi lạnh sẽ được quạt gió thổi vào cabin.

Hình 3.3 Máy nén trên ô tô

Hiện tượng điều hòa thổi ra khí nóng bắt nguồn từ các nguyên nhân: Dây đai dẫn động máy nén bị đứt; ly hợp máy nén gặp vấn đề nên khi bật công tắc, máy nén không nhận được năng lượng từ động cơ; van tiết lưu bị tắc nghẽn; sự cố với mạch điện hay do đường dẫn bị hở khiến khí mát thất thoát ra bên ngoài nhiều nên không làm lạnh được, bạn có thể phát hiện một cách dễ dàng. Hệ thống điều hòa không khí trên những chiếc ô tô hiện đại sử dụng một loại chất làm lạnh có tên là R-134a, tuy nhiên, nhiều người vẫn quen gọi nó bằng tên cũ là Freon. Chất làm lạnh này không cần được bổ sung định kỳ, nếu chất làm lạnh bị giảm thì có thể là do rò rỉ ở đâu đó. Một kỹ thuật viên lành nghề có

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA VIOS 2018 (Trang 39)