HIỆN TƯỢNG,NGUYÊN HÂN GÂY RA HƯ HỎNG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GẠT MƯA TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.5Q 2018 (Trang 59)

+ Hệ thống gạt mưa không làm việc

- Cầu chì mạch cung cấp, dây dẫn bị đứt, rơ le cấp nguồn bị hỏng.

- Mô tơ gạt nước cháy, bó kẹt. - Công tắc dừng tự động bị hỏng (tiếp điểm không tiếp xúc). + Làm việc không ổn định

( chập trờn).

- Tiếp điểm của công tắc dừng tự động bị cong vênh tiếp xúc không tốt.

- Chổi than mô tơ gạt nước mòn, cổ góp cháy rỗ, cuộn dây quấn phần ứng bị chạm chập.

- Công tắc gạt mưa tiếp xúc kém,rơle cấp nguồn điện làm việc không ổn định.

+ Cung gạt nước nhỏ hoặc bị lệch về một phía ( bên nhiều bên ít).

- Cần gạt nước bị cong, xoăn, không đúng chủng loại.

- Lắp sai vị trí cần gạt nước. + Khi làm việc có tiếng ồn, làm

việc không nhẹ nhàng đều đặn.

-Vòng bi, bạc lót, trục rô to mô tơ gạt nước bị mòn.

- Bánh vít, trục vít mòn khe hở ăn khớp lớn hơn tiêu chuẩn cho phép.

- Các bộ phận truyền động bị khô dầu mỡ.

+ cần gạt nước làm việc không ngừng.

- Hỏng cầu chì.

- Cuộn dây mơ tơ bị hỏng. - Mô tơ gạt nước không hoạt động ( hư hỏng ).

- Công tắc gạt nước hư hỏng. - ổ bị hỏng , rotor cọ vào cực từ.

- Các cuộn dây dẫn điện bị hỏng.

- Viên bi cuối trục bị trầy xước , hỏng.

- Bánh răng nhựa (bánh răng trục vít) bị mòn, gãy.

- Hệ thống truyền động bị

hỏng do thiếu bôi trơn, hoặc cần bị cong tạo ma sát lớn.

+ mô tơ gạt nước làm việc nhanh nóng.

- Chổi than tiếp xúc với cổ góp kém do mòn, lò xo chổi than hỏng, cổ góp cháy rỗ, quả mòn.

- Rotor mô tơ gạt nước không đồng tâm dẫn đến sát cốt,bộ truyền bánh vít trục vít bị bó kẹt hoặc khô

dầu mỡ. + Bật công tắc phun nước,

nước rửa kính không bơm.

- Do hết nước trong bình chứa. - Motor bơm nước bị hỏng , công tắc không tiếp xúc ( không cấp điện cho motor ).

- ống dẫn, vòi phun nước bị thủng hoặc tắc bẩn.

Bảng 4.1 Hiện tượng, nguyên nhân gây ra hư hỏng hệ thống gạt mưa, rửa kính

4.2. Phương pháp kiểm tra

4.2.1. kiểm tra sơ bộ

Cách đơn giản nhất là hãy rửa kính chắn gió của xe, nếu không gạt được sạch nước thì cần gạt rửa kính không hiệu quả. Sự rạn, nứt, gãy và những vấn đề khác cũng có thể lường trước được với một tấm kính sạch.

Bằng cách này, có thể kiểm tra luôn được hệ thống rửa của kính chắn gió. Nếu không làm việc tốt, miệng ống phun có thể bị nứt hoặc tắc bởi bụi bẩn. Nếu nước không phun đúng chỗ hoặc không đủ mạnh, hãy kiểm tra lại ống dẫn và có những điều chỉnh thích hợp. Hầu hết, trên bình chứa nước đều có một màng lọc các bụi bẩn, rác thải. Nếu màng lọc bị bịt kín bởi bụi, dung dịch rửa sẽ bị chặn lại và không thể hòa tan với nước. Sau khi kiểm tra xong cần gạt nước, hãy kiểm tra hệ thống rửa phía sau gạt nước nếu trên xe có thiết kế. Hầu hết những xe thể thao hiện đại và xe tải nhỏ đều có hệ thống này. Quan trọng nhất, hãy xem hoạt động của nó dưới trời mưa. Có thể dùng những cuộc thử nghiệm tương tự hay đơn giản là đổ một cốc nước vào phía sau kính, sau đó xem cần gạt nước trên xe của bạn làm việc như thế nào.

4.2.2. Kiểm tra chi tiết

- Dùng đồng hồ Ôm kế, bóng đèn thử, bình ắc qui kiểm tra thông mạch của cầu chì, dây dẫn, công tắc, cuộn dây rơ le.

- Kiểm tra mô tơ gạt nước kính chắn gió và mô tơ bơm nước rửa kính: + Dùng đồng hồ Ôm kế kiểm tra cuộn dây rô to xem có bị chạm chập hay không.

+ Kiểm tra sự chạm chập cổ góp, chổi than.

+ Kiểm tra độ mòn của chổi than, cháy rỗ của cổ góp.

+ Dùng chì, bột mầu kiểm ta sự ăn khớp bộ truyền bánh vít trục vít, bạc lót ổ bị có bị bó kẹt khô dầu mỡ hoặc bị rơ lỏng hay không.

+ Kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc dừng tự động.

- Tùy theo tình trạng kỹ thuật cụ thể của chi tiết, bộ phận mà tiến hành bảo dưỡng hoặc sửa chữa.( có thể thay thế hoặc phục hồi theo điều kiện cụ thể)

- vệ sinh sạch sẽ chi tiết, các tiếp điểm của công tắc, rơ le, cổ góp chổi than của mô tơ.

- Đấu nối mạch điện theo đúng sơ đồ, vận hành thử trước khi lắp ráp lên xe ôtô.

* Chú ý:

- Xác định đúng các cọc đấu dây để tránh đấu nhầm.

- Không làm đứt các đầu dây quấn của rơ le hoặc làm gẫy các chân cọc lắp đầu dây.[5]

4.3. Bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, rửa kính

Những yếu tố có thể làm hỏng hệ thống gạt mưa của ô tô mà bạn cần lưu ý bao gồm: Kính chắn gió quá cũ; Lượng bụi trong không khí hoặc trên đường; Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh bên ngoài; Nhiều bụi bẩn hoặc đá trên kính chắn gió trong khi cần gạt nước đang sử dụng; Chất gây ô nhiễm trên cần gạt nước có thể ăn mòn hoặc gây nhiều hư hỏng khác cho xe của bạn…

Sau đây là bốn bước đơn giản bạn có thể thực hiện để bảo dưỡng hệ thống gạt mưa, kéo dài tuổi thọ của cần gạt nước kính chắn gió, đảm bảo khả năng hiển thị rõ ràng ngay cả trong những trận mưa lớn.[5]

Hình 4.1 Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống gạt mưa

4.3.1. Rửa xe của bạn thường xuyên

Rửa xe thường xuyên là sẽ giúp giữ cho hệ thống gạt mưa, kính chắn gió … của xe sạch bụi. Bụi là nguyên nhân hàng đầu khiến hỏng cần gạt nước, làm giảm tầm nhìn của bạn. Rửa sạch bụi còn giúp hạn chế chúng ăn mòn cần

gạt nước bằng cao su. Những vấn đề như các vết rạn nứt nhỏ cũng sẽ lộ ra sau khi rửa sạch để bạn giải quyết chúng sớm trước khi trở thành vấn đề đáng lo. 4.3.2. Kiểm tra kính chắn gió của xe.

Hình 4.2 Thường xuyên kiểm tra hệ thống gạt mưa

Theo thời gian, những bất thường trên bề mặt của kính chắn gió có thể làm hỏng cần gạt nước và hệ thống gạt mưa, làm giảm khả năng nhìn rõ của người lái xe khi trời mưa lớn. Những vết nứt nhỏ nhất cũng có thể làm giảm hiệu suất của cần gạt nước, hao mòn, hỏng cao su, silicon và những chất liệu khác… Bởi vậy, bạn cần luôn chủ động đi kiểm tra kính chắn gió thường xuyên tại các garage sửa chữa, bảo dưỡng ô tô uy tín, có đủ phụ tùng tốt nhất để thay thế cho xe của bạn nếu cần thiết.

4.3.3. Làm sạch cần gạt nước

Các nhà sản xuất xe hơi khuyên chủ sở hữu xe nên dùng một lượng nhỏ nước lau kính và một miếng vải sạch để lau toàn bộ hệ thống gạt mưa, kính chắn gió, cần gạt nước thường xuyên. Hãy thực hiện một cách nhẹ nhàng để không làm hỏng cần gạt nước. Hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên viên kỹ

thuật tại địa điểm bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tốt nhất nếu bạn cần sự chính xác hơn để thực hiện công việc này.

4.3.4. Thay thế cần gạt nước khi cần thiết

Các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra hệ thống gạt mưa, cần gạt nước và bảo dưỡng hệ thống gạt mưa ít nhất 6 tháng 1 lần. Việc thay thế thường xuyên có thể đảm bảo tầm nhìn tối ưu cho bạn khi lái xe trên đường. Đây là một sự “đầu tư” rất phải chăng và vô cùng quý giá vì nó giúp đảm bảo an toàn cho bạn và người thân khi di chuyển trên đường. Bởi hơn ai hết, bạn luôn hiểu rằng: “Phía sau vô lăng là hạnh phúc của gia đình bạn”. Mọi sự chuẩn bị tốt nhất sẽ giúp chuyến đi của bạn an toàn và vui vẻ.

KẾT LUẬN

Sau khi tìm hiểu chúng ta đã biết được cách thức kiểm tra sơ bộ và kiểm tra chi tiết, bảo dưỡng và thay thế các cụm hay từng chi tiết trong hệ thống gạt mưa, rửa kính, và đồng thời cũng biết thời điểm nào cần bảo dưỡng và thay thế để chúng ta luôn có tầm nhìn tốt nhất khi lái xe trong điều kiện thời tiết mưa.

KẾT LUẬN

Trải qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đồ án tốt nghiệp đã giúp em hiểu rõ hơn về vai trò, các ứng dụng của vi điều khiển trong thực tiễn, cũng như cách lập trình cho vi điều khiển (Arduino). Ngoài ra qua đề tài này cũng giúp em hiểu rõ hơn về cấu tạo cũng như hoạt động của hệ thống gạt nước trên ô tô, để từ đó có những hướng phát triển ứng dụng điện tử vào hệ thống gạt nước và rửa kính tự động trên ô tô với giá thành phù hợp để những người không có khả năng sở hữu những chiếc xe cao cấp cũng có thể trang bị cho mình ứng dụng tiện ích này.

Dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy Phạm Minh Hiếu, em đã hoàn thành đề tài đúng thời hạn và thiết kế được một mạch gạt nước tự động khi có mưa, cũng như biết cách ứng dụng nó trên ô tô. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do kiến thức còn hạn hẹp nên còn nhiều hạn chế.

Em mong nhận được sự đóng góp của thầy và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] B. T. Nguyễn , Hệ thống diện-điện tử ô tô nâng cao, Hà Nội: NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2018.

[2] C. V. Nguyễn, Giáo trình trang bị điện, NXB Giáo Dục, 2009. [3] N. V. Nguyễn , Giáo trình linh kiện điện tử, NXB Giáo Dục, 2009. [4] M. V. Nguyễn , Bơm,quạt và máy nén, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật,

2007.

[5] A. V. Lê, Kỹ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2015.

[6] "oto-hui.com," [Online]. [7] "arduino.vn," [Online].

[8] T. V. Phạm, Lý thuyết ô tô, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, 2017. [9] H. M. Phạm, N. T. Nguyễn and N. A. Nguyễn , Tin học ứng dụng

trong kỹ thuật ô tô, NXB Thống kê, 2017.

[10] . T. K. Nguyễn, H. T. Nguyễn, H. H. Hồ , H. H. Phạm, C. M. Nguyễn and H. M. Trịnh, Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa Hà Nội, 2010.

PHỤ LỤC

Code lập trình của mô hình gạt mưa,rửa kính tự động.

#include <Wire.h> #include <LiquidCrystal_I2C.h> LiquidCrystal_I2C lcd(0x27,16,2); #include <Servo.h> #define low 6 #define high 5 #define autoo 4 #define intt 7 #define mist 2 #define wash 3 #define relay 9 Servo myservo; int aa = 0; int a = 180;

int timer1; // tốc độ servo int timer2; // tốc độ servo int gocquay = 180; // góc quay //... void setup() {

Serial.begin(9600); myservo.attach(8); pinMode(low, INPUT_PULLUP); pinMode(high, INPUT_PULLUP); pinMode(autoo, INPUT_PULLUP); pinMode(intt, INPUT_PULLUP); pinMode(mist, INPUT_PULLUP); pinMode(wash, INPUT_PULLUP); pinMode(relay, OUTPUT); myservo.write(0); digitalWrite(relay, HIGH); lcd.init(); lcd.backlight(); delay(2000); } //... void loop() {lcd.setCursor(0,0);

lcd.print("HE THONG GAT MUA"); while (digitalRead(low) == 0) { timer1 = 1000; timer2 = 1000; lcd.setCursor(0,1);

lcd.print("CHE DO LOW "); runn(); } while (digitalRead(high) == 0) { timer1 = 500; timer2 = 500; lcd.setCursor(0,1); lcd.print("CHE DO HIGH "); runn(); } if (digitalRead(mist) == 0) { timer1 = 500; timer2 = 500; lcd.setCursor(0,1); lcd.print("CHE DO MIST "); runn(); } if (digitalRead(wash) == 0) { timer1 = 500; timer2 = 500; digitalWrite(relay, LOW); runn(); digitalWrite(relay, HIGH); lcd.setCursor(0,1); lcd.print("CHE DO Wash ");

runn(); }

while (digitalRead(intt) == 0) {

int a = analogRead(A0); timer1 = 300; timer2 = map(a, 0, 1023, 300, 5000); lcd.setCursor(0,1);

lcd.print("CHE DO GIAN DOAN "); runn();

}

while (digitalRead(autoo) == 0) { int a = analogRead(A1); timer1 = 300; Serial.println(a); lcd.setCursor(0,1); lcd.print("AUTO:ON "); if ((a > 200) && (a < 500)) { timer2 = 300; lcd.setCursor(8,1); lcd.print("GAT NHANH "); runn(); lcd.clear(); } if ((a > 500) && (a < 900)) {

timer2 = 1500; lcd.setCursor(8,1); lcd.print("GAT CHAM "); delay(1000); runn(); lcd.clear(); } if (digitalRead(autoo) == 1) { lcd.setCursor(0,1); lcd.print("AUTO:OFF ");} } } //... void runn() { myservo.write(gocquay); delay(timer1); myservo.write(0); delay(timer2); }

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GẠT MƯA TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2.5Q 2018 (Trang 59)