PHẦN 2 LỰA CHỌN TRANG BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂN
Khi kết hợp mặc các trang bị bảo hộ cá nhân cùng nhau, chúng phải bổ sung cho nhau và phù hợp với nhau. Ví dụ, việc sử dụng tấm che mặt cùng với áo choàng cứng phía trước sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực đến độ kín hoặc chức năng của một trong hai loại trang bị này. Mặt khác, việc sử dụng kính bảo hộ với dây đai co giãn trong khi đeo trang bị bảo vệ hô hấp có thể dẫn đến tình huống miếng áp mũi kín khí của trang bị này có thể gây ảnh hưởng đến miếng đệm của trang bị khác. Cần được đảm bảo độ kín và chức năng phù hợp của trang bị bảo hộ cá nhân khi sử dụng kết hợp cho từng người sử dụng.
2.9 Yêu cầu và phản hồi của người sử dụng
Điều quan trọng cần lưu ý là không có một kích cỡ, hình dạng, loại và/hoặc nhãn hiệu trang bị bảo hộ cá nhân nào phù hợp cho tất cả nhân viên. Nói chung sẽ cải thiện được sự tuân thủ việc sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân khi người sử dụng có thể tham gia lựa chọn trang bị bảo hộ thoải mái và phù hợp. Do đó, cần khuyến khích việc tham khảo ý kiến của nhân viên phòng xét nghiệm và thử nhiều sản phẩm khác nhau để đảm bảo lựa chọn được chủng loại phù hợp nhất. Bất kỳ trang bị bảo hộ cá nhân nào nào được sử dụng trong phòng xét nghiệm phải phù hợp cho từng cá nhân. Cũng phải đào tạo nhân viên đầy đủ để đảm bảo trang bị bảo hộ cá nhân hoạt động đúng chức năng và được sử dụng đúng cách và hiệu quả. Sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân không chính xác, ví dụ: không cài cúc áo choàng phòng xét nghiệm sẽ không có khả năng bảo vệ như chức năng được thiết kế. Tùy thuộc vào loại trang bị bảo hộ cá nhân, đào tạo cũng có thể bao gồm việc bảo dưỡng cơ bản, các quy trình khử nhiễm và sửa chữa để đảm bảo trang bị bảo hộ bền và duy trì được các tính năng bảo vệ của chúng.
Nên thường xuyên thu nhận các phản hồi từ người sử dụng để có được thông tin về tình trạng hoạt động bình thường của trang bị bảo hộ cá nhân, nhu cầu thay thế các bảo hộ cá nhân tái sử dụng (ví dụ: bị mòn), những khó khăn tiềm tàng mà người sử dụng có thể gặp phải hoặc bất kỳ vấn đề nào khác có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Việc cung cấp số liệu thống kê và mô tả về các lỗi của trang bị bảo hộ cá nhân như một phần của hệ thống quản lý nguy cơ sinh học rất hữu ích để khuyến khích việc thường xuyên thực hiện các cải tiến dựa trên các bài học kinh nghiệm có được.
2.10 Sự sẵn có của trang bị bảo hộ cá nhân
Người sử dụng lao động hoặc cơ sở có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các loại trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp cho nhân viên của mình dựa trên đánh giá nguy cơ. Người sử dụng lao động phải cung cấp các loại bảo hộ cá nhân khác nhau cho người sử dụng lựa chọn để tất cả nhân viên đều được bảo vệ một cách phù hợp (ví dụ: sự sẵn có của các loại khẩu trang N95 khác nhau). Ngoài khả năng bảo vệ thực tế, cần phải tính đến sự thoải mái khi sử dụng trang bị bảo hộ cá nhân.
độ tin cậy của trang bị bảo hộ theo thời gian,
dễ bảo dưỡng; ví dụ: một số trang bị bảo hộ có thể cần phải được gửi đi để hiệu chuẩn định kỳ,
yêu cầu thải bỏ; ví dụ: trang bị bảo hộ có chứa pin có thể cần phải được xử lý thông qua các nhà thầu chuyên nghiệp,
lưu trữ hồ sơ các trang trang bị bảo hộ có thể tái sử dụng và trang bị bảo hộ dùng một lần,
thời gian chờ để mua trang bị bảo hộ thay thế,
chi phí mua, bảo dưỡng và sửa chữa trang bị bảo hộ,
thời hạn sử dụng do nhà sản xuất khuyến nghị (ví dụ: đối với mặt nạ phòng độc có hộp chứa hóa chất).
2.11 Các vấn đề khác cần cân nhắc khi lựa chọn trang bị bảo hộ cá nhân hộ cá nhân
Việc tạo ra môi trường làm việc an toàn bao gồm cung cấp các hướng dẫn, quy trình, đào tạo và giám sát để khuyến khích mọi người làm việc an toàn và có trách nhiệm.
Các yếu tố khác có thể cần cân nhắc khi lựa chọn trang bị bảo hộ cá nhân thích hợp nhất bao gồm:
13