Thị xã Giá Rai tăng cường công tác giải quyết mâu thuẫn ngay từ cơ sở

Một phần của tài liệu BAN TIN TU PHAP 01-2021 (Trang 46 - 48)

giải quyết mâu thuẫn ngay từ cơ sở

+

trịNh VăN BềN

Trưởng Phòng Tư Pháp thị xã Giá Rai

Một số Tổ hòa giải ở cơ sở còn lơ là trong công tác, hoạt động hòa giải mang tính hình thức, qua loa. Số vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp được phát hiện để đưa ra hòa giải còn rất ít so với số vụ việc tranh chấp dân sự mà Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết. Trong năm 2020, trên địa bàn thị xã Giá Rai tổng số vụ việc tiếp nhận đưa ra hòa giải ở cơ sở là 242 vụ, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Giá Rai thụ lý gần 1.000 vụ án dân sự. Việc sử dụng và ghi chép Sổ Theo dõi hoạt động hòa giải chưa theo mẫu quy định, vẫn còn tình trạng để Sổ Theo dõi hoạt động hòa giải ở ở cơ sở và các hồ sơ liên quan bị thất lạc. Có nhiều mô hình hay, tiêu biểu trong công tác hòa giải ở cơ sở nhưng chưa được tổng hợp, đánh giá để nhân rộng, điển hình.

Trình độ, năng lực của một số hòa giải viên ở cơ sở còn hạn chế nhất định nên chất lượng hòa giải chưa cao, hoạt động hòa giải ở một số nơi chưa được hòa giải viên thực hiện đúng thủ tục, việc ghi chép biên bản hòa giải chưa đúng theo quy định, nội dung chưa rõ ràng nên dẫn đến một số vụ việc hòa giải thành khi yêu cầu Tòa án công nhận kết quả thì bị Tòa án đình chỉ giải quyết.

Nguồn lực hỗ trợ cho hoạt động hòa giải có sự quan tâm của Nhà nước nhưng chưa đáp ứng nhu cầu chi phí thực tế, chưa tạo động lực để thu hút người có trình độ, năng lực, kinh nghiệm tham gia làm hòa giải viên ở cơ sở. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác hòa giải, lưu trữ hồ sơ, tài liệu chưa được sự quan tâm đáp ứng, tài liệu và sách pháp luật phục vụ cho các hòa giải viên Tổ hòa giải tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, nghiệp vụ còn thiếu, chưa được cấp phát.

Công tác phối hợp giữa

chính quyền với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có lúc, có nơi chưa phát huy hết chức năng, vai trò, chưa đồng bộ nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Đề khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác hòa giải ở cơ sở, trong thời gian tới cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trên địa bàn thị xã Giá Rai cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:

Một là, cấp ủy đảng cần tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền trong việc tổ chức thực hiện Quy định, Nghị quyết của Đảng và các chính sách, pháp luật về hòa giải ở cơ sở. Nhà nước cần quan tâm đầu tư nguồn lực, kinh phí để chi trả thù lao, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên; cấp phát sách pháp luật cần thiết cho Tổ hòa giải ở cơ sở; mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và Sổ Theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Hai là, thường xuyên quán triệt, triển khai Luật Hòa giải ở cơ sở, Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” và các văn bản có liên quan cho cán bộ, công chức, viên chức, Hòa giải viên ở cơ sở để họ nắm bắt đầy đủ nội dung, ý nghĩa, tầm quan trọng trong công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân nhằm nâng cao nhận thức của Nhân dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công

dân.

Ba là, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên nêu cao vai trò, trách nhiệm, phải thường xuyên đi cơ sở, không ngại tiếp xúc, đối thoại với người dân để nắm bắt tình hình, hiểu tường tận bản chất vụ việc. Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp mới phát sinh ngay từ cơ sở. Chính quyền và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp tổ chức thực hiện tốt vai trò theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/ NQLT/CP-UBTƯMTTQVN ngày 18/11/2014 quy định.

Bốn là, thường xuyên chỉ đạo kiện toàn Tổ hòa giải ở cơ sở, vận động người có chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ hưu trí, nhất là cán bộ hưu trước đây công tác trong ngành Tư pháp, Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án, Luật sư, người có uy tín tại khóm, ấp tham gia Tổ hòa giải ở cơ sở.

Năm là, UBND thị xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã, các xã, phường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, hướng dẫn, theo dõi việc mở sổ, cách ghi chép Sổ Theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở, xây dựng mẫu biên bản hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để thực hiện đúng theo các văn bản pháp luật về hòa giải ở cơ sở.

Sáu là, thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời các Tổ hòa giải, hòa giải viên có thành tích xuất sắc, rút kinh nghiệm trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tổng kết các mô hình hòa giải hay, tiêu biểu và có giải pháp nhân rộng trên phạm vi toàn thị xã.n

+

Một phần của tài liệu BAN TIN TU PHAP 01-2021 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)