VÀ QUYỀN HẠN CỦA SỞ TƯ PHÁP
hẢi ĐăNg
+
nhiệm vụ của Sở Tư pháp trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.
Bổ sung 01 khoản tại Điều 2 Thông tư (khoản 29) về nhiệm vụ: “Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hội, tổ chức phi Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật” để bảo đảm phù hợp với nhiệm vụ của Sở Tư pháp, đặc biệt trong việc quản lý các hội thuộc lĩnh vực bổ trợ tư pháp theo quy định của Luật Luật sư, Luật Công chứng.
Thông tư cũng rà soát, sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý nhiệm vụ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp trong các lĩnh vực như hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Sở Tư pháp
trong việc giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật tại địa phương theo quy định tại khoản 2, Điều 25 Nghị định số 113/2014/ NĐ-CP ngày 26/11/2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
Về kiện toàn tổ chức, biên chế Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp, Thông tư quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp; quyết định cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về ngành Tư pháp theo các nhóm lĩnh vực sau: Xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hành chính tư pháp (quản lý công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, bồi thường nhà nước, đăng ký biện pháp bảo đảm, lý lịch tư pháp);
bổ trợ tư pháp (trợ giúp pháp lý, quản lý công tác luật sư, tư vấn pháp luật, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trọng tài thương mại, hòa giải thương mại, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, thừa phát lại); quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật và các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Căn cứ vào đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, quyết định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp theo quy định pháp luật, bảo đảm phù hợp với quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập của ngành Tư pháp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ.n
Liêu; thủ tục hành chính, phí, lệ phí kết hôn có yếu tố nước ngoài được niêm yết công khai, minh bạch, chính xác; cán bộ, công chức đã tư vấn, hướng dẫn tận tình, khách quan, nhanh chóng, từ đó cho đến nay không phát sinh khiếu nại, tố cáo của người dân đối với lĩnh vực này. Qua hoạt động này, Phòng Tư pháp đã thực hiện tốt chức năng tham mưu, quản lý đối với lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài; đồng thời, bảo vệ quyền nhân thân và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam trong kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Tuy nhiên, bên cạnh những
kết quả đã đạt được, việc kết hôn có yếu tố trên địa bàn huyện vẫn còn một số bất cập như: Tăng nguy cơ mất cân bằng giới tính ở độ tuổi kết hôn; không vì mục đích tạo lập gia đình hạnh phúc mà chủ yếu là vì kinh tế, do đó trong đời sống hôn nhân gặp rất nhiều khó khăn về cách sinh hoạt, ngôn ngữ, văn hóa và nhiều khác biệt khác đặc biệt là đối với phụ nữ; việc kết hôn đôi khi không phải là sự tự nguyện mà là sự ép buộc từ gia đình, vấn đề này trong thực tiễn rất khó giải quyết; vấn đề mai mối hôn nhân trái quy định pháp luật diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi;
các cô gái kết hôn còn trẻ, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sống...
Trong thời gian tới, Phòng Tư pháp huyện Đông Hải sẽ tiếp tục tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện tốt hơn nữa công tác Tư pháp trên địa bàn huyện, trong đó, đặc biệt quan tâm lĩnh vực kết hôn có yếu tố nước ngoài; tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn huyện; thực hiện tốt việc giải quyết thủ tục hành chính có yếu tố nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.n
Tieáp theo trang 43