STT
Chi phí phát sinh/ ngày (đồng) Tổng chi phí phát sinh/ ngày (đồng) Số lượng bán trung bình/ ngày (Kg) Vận chuyển Phí nhân viên Phí mặt bằng Chi phí khác Cửa hàng 10.000 20.000 20.000 20.000 70.000 3.5
Khối lượng bán trung bình mỗi ngày của cửa hàng thực phẩm = 3,3% * trung bình khối lượng thành phẩm
= 3,3% * 104,7 =3,5kg/ ngày
Cửa hàng thực phẩm thường mua vào loại thịt ngon nhất (phi lê) có giá mua vào là 240.000 đồng. Thường bán ra cho khách hàng là người tiêu dùng (310.000 đồng/kg) và các trường mầm non (250.000 đồng/kg) .Giá bán bán bình quân của cửa hàng thực phẩm là 280.000 đồng/kg.
Để bán hàng thì cửa hàng thực phẩm phải tốn chi phí thuê mặt bằng, phí nhân viên , chi phí vận chuyển và một số chi phí khác như khấu hao chi phí bảo quản (tủ lạnh), điện nước...
Chi phí phát sinh/kg = Tổng chi phí phát sinh mỗi ngày/ số lượng bán mỗi ngày =70.000/3,5 = 20.000 đồng/kg Bảng17: Kết quảkinh doanh của cửa hàng thực phẩm Chỉtiêu Cửa hàng thực phẩm (đồng) 1. Giá bán trung bình/kg 133.376 2.Tổng chi phí 123.848 2.1 Giá mua/kg 114.322 2.2 Chi phí phát sinh/ kg 9.526 3.Lợi nhuận 3.1 LNBQ/kg 9.258 3.2 LNBQ/ cửa hàng/ ngày 70.000 3.3 LNBQ/ cửa hàng/ tháng 2.100.000 3.4 LNBQ/ cửa hàng/ năm 25.200.000
(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê)
Tổng chi phí được tính như sau:
- Giá mua: giá mua cửa cửa hàng từ hộ giết mổ.
Giá mua (bò hơi)/kg = 240.000 *104,7/219,8 = 114.322 đồng/ kg
- Chi phí phát sinh: Bao gồm chi phí mặt bằng, điện nước, nhân viên, ... Chi phí phát sinh/kg (bò hơi) = trung bình chi phí phát sinh mỗi kg * trung bình khối lượng thành phẩm bò/ trọng lượng hơi trung bình
Giá bán (bò hơi) trung bình/kg = 280.000 *104,7/219,8 = 133.376 đồng/ kg Theo kết quả khảo sát, thì chỉ có 3,3% lượng thịt/con bò được phân phối cho cửa hàng thực phẩm, vì vậy lượng thịt bò (tính theo thịt bò hơi) phân phối qua cửa hàng thực phẩm là:
Khối lượng phân phối qua cửa hàng thực phẩm = 3,3% *219,8 = 7,25 kg Lợi nhuận bình quân/kg (bò hơi) = giá bán – giá mua – chi phí phát sinh = 133.376 -114.322 -9.256 = 9.258 đồng/kg
Lợi nhuận bình quân/con (phân phốicửa hàng thực phẩm) = lợi nhuận bình quân/kg * khối lượng được phân phối qua cửa hàng thực phẩm
= 9.258 * 7,25 = 70.000 đồng/ con
2.6 So sánh lợi thếkinh doanh giữa các kênh phân phối
Về phía NTD, việc bán sản phẩm trực tiếp từ hộ giết mổ/ nông dân đến tay NTD giúp cho NTD có thể an tâm hơn về nguồn gốc của sản phẩm. Về phía hộ giết mổ/ nông dân, khi trực tiếp bán sản phẩm đến tay NTD, hộ giết mổ có thể bán với giá cao hơn so với khi bán qua các trung gian phân phối (hộ bán lẻ hay các cửa hàng trung gian), đem lại lợi nhuận cao hơn cho hộ giết mổ. Từ đó hộ giết mổ cũng có lợi thế hơn so với những hộ khác, thu mua giá bò hơi đầu vào cạnh tranh và cao hơn, giúp cho hộ chăn nuôi cũng có lợi nhuận cao hơn.
Bảng18: Giá bán dựkiến khi mởthêm cửa hàng phân phối trực tiếpĐơn vị: Nghìnđồng Đơn vị: Nghìnđồng Loại thịt Giá bán Giá trung bình Hộbán lẻ/ Nhà hàng Người tiêu dùng Đầu 45 52,5 50,25 Lòng 35 42 39,9 Chân 70 84 79,8 Thịt mông 220 252 242,4 Thịt thăn 230 262,5 252,8 Gàu, nạm 170 210 198 Diềm 130 157,5 149,3 Bắp 200 231 221,7 Xương sườn 120 147 138,9 Xương vai 80 105 97,5 Xương cùi 40 52,5 48,75 Đuôi 200 200 200 Rẻo 100 126 118,2
Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê)
Theo khảo sát khách hàng, hầu hết khách hàng mong muốn mua sản phẩm thịt bò Vàng nội địa với giá bằng giá thị trường cho tới không quá 10% so với giá thị trường. Để tăng khả năng mua hàng của khách hàng, hộ giết mổ có thể đưa ra giá cao hơn giá thị trường 5%.
Và cho dù hộ kinh doanh muốn phân phối trực tiếp đến tay NTD thì cũng không thể tách rời với hộ bán lẻ. Vì phân phối cho hộ bán lẻ giúp cho hộ kinh doanh đảm bảo được ổn định số lượng đầu ra cho sản phẩm hàng ngày và tận dụng lợi thế theo quy mô, lượng bán ra càng nhiều sẽ làm giảm chi phí bình quân/kg thịt.
Vì vậy dự kiến tỉ lệ cơ cấu giữa các tác nhân trong kênh phân phối chuyển đổi dự kiến là:
Sơ đồ12: Sơ đồdựkiến tỉlệcác tác nhân trong kênh phân phối thịt bò
Bảng19: Chi phí gia tăng khi mởthêm cửa hàng phân phối trực tiếp
Đơn vị: Đồng
Nhân viên Chi phí cố định Điện nước Mặt bằng Vận chuyển Tổng
400.000 70.000 50.000 200.000 100.000 820.000
(Nguồn: Sốliệu điều tra và tính toán thống kê)
Khi mở cửa hàng phân phối trực tiếp cần phải thuê thêm nhân viên, số lượng 3 nhân viên với chi phí 400.000 đồng. Chi phí cố định bao gồm chi phí đầu tư vào thiết bị, với 2 tủ mát để bảo quản thịt ( khoảng 35.000.000 đồng/ chiếc) và cân điện tử (khoảng 3.000.000 đồng/ chiếc) có tổng giá trị khoảng 73.000.000 đồng. Chi phí được khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng trong 3 năm. Vậy trung bình mỗi ngày chi phí cố định chiếm 70.000 đồng/ ngày. Theo kết quả nghiên cứu khách hàng, chọn ra được địa điểm phù hợp, trung tâm thành phố, thuận tiện cho việc mua sản phẩm của khách hàng ở đường Nguyễn Công Trứ, với chi phí thuê mặt bằng khoảng 6.000.000/ tháng (tương đương 200.000 đồng/ ngày).
Hộ giết mổ Hộ giết mổ Hộ bán lẻ/ cửa hàng thực phẩm, nhà hàng Người tiêu dùng 30% 70%
Bảng20: Dự đoán LNBQ của hộgiết mổtheo kênh phân phối trực tiếp với giá bán >5% GTT
Đơn vị: Nghìnđồng
Chỉ tiêu Con 1 Con 2 Con 3 Con 4 Con 5
Giá mua/ con 9.800 14.800 9.300 13.300 11.800
Chi phí phát sinh BQ/ con 1.875 + 820 = 2.495
Tổng chi phí/ con 12.495 17.495 11.995 15.995 14.495 Doanh thu/ con 13.206 18.964 12.237 16.313 15.035
Lợi nhuận/ con 711 1.469 242 318 540
Lợi nhuận BQ/ con 656
(Bảng doanh thu dự đoán của mỗi con, xemở phụlục)
Từ bảng kết quả doanh thu trên ta có thể nhận thấy việc mở rộng thêm hệ thống cửa hàng giúp tăng lượng bán, doanh thu tăng lên. Khi chi phí cố định mỗi con là không đổi thì việc tăng lượng bán làm giảm chi phí bình quân/kg thịt làm tăng lợi nhuận cho cửa hàng. Để có được lợi nhuận thì việc tăng doanh thu (tăng quy mô làm giảm chi phí/kg thịt) là việc hiệu quả nhất. Theo kết quả của bảng trên, để có được lợi nhuận thì khi mở thêm cửa hàng mỗi cửa hàng phải có doanh thu từ 6.000.000 – 7.000.000 đồng/ ngày, với doanh thu này thì mới có thể bù đắp được chi phí cố định phát sinh khi mở thêm cửa hàng. Vì vậy, hộ giết mổ cần quan sát, nghiên cứu thị trường, hiều được nguồn lực tài chính cũng như nguồn lực quản lý của doanh nghiệp để có thể mở rộng quy mô và hoàn thiện kênh phân phối phù hợp. Góp phần giúp hộ giết mổ ngày càng phát triển, giải quyết đầu ra cho người dân.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
KÊNH PHÂN PHỐI Ở HUẾ
3.1 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hệ thống kênh phân phối thịt bò Vàng nội địa Huế
3.1.1Điểm mạnh
+ Được xác định là một trong năm tỉnh thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Kông; có sân bay quốc tế Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86km biên giới với Lào. Với vị thế đó, Thừa Thiên Huế được xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào với biển Đông. Với vị trí thuận lợi này, Thừa Thiên Huế có điều kiện để phát triển kinh tế hàng hoá, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và thế giới.
+ Tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng quy mô dân số tại thời điểm năm 2015 là 1.143.572 người. Với tổng diện tích đất là 5026,29 km2,mật độ dân số toàn tỉnh là 228 người/km2.Riêng TP Huế có tổng số dân là 354.124 người, với diện tích là 70,67 km2, mật độ dân số TP Huế lên đến 5011 người/km2.Đây là một thành phố với nhiều tiềm năng để phát triển kênh tiêu thụ thịt bò Vàng nội địa, với dân số lớn, ý thức cao trong việc tiêu thụ sản phẩm an toàn và có nguồn gốc rõ ràng.
+ Quy trình giết mổ được cán bộ thú y quản lý chặt chẽ, kiểm soát gắt gao đã góp phần hạn chế được những nguồn dịch bệnh, bò kém chất lượng.
3.1.2 Điểm yếu
+ Thừa Thiên Huế đang hướng tới đô thị hóa, tập trung phát triển về dịch vụ (chủ yếu là du lịch) và ngành công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp vì vậy, người dân trong thành phố không có nhiều đất để chăn nuôi.
+ Quy mô chăn nuôi bò ở Huế còn nhỏ lẻ chủ yếu theo hộ gia đình, ít tập trung thành trang trại. Việc chăn nuôi theo hộ gia đình gây nhiều ảnh hưởng cho việc phát triển quy mô và áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi. Chủ yếu được chăn nuôi
theo cách truyền thống nên bò tăng trưởng chậm, dễ bị dịch bệnh. Việc chăn nuôi nhỏ lẻ còn gây nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm đầu ra cho thị trường, có nhiều rủi ro khi thu gom và tiêu thụ sản phẩm.
+ Có nhiều rủi ro về thiên tai, khí hậu dịch bệnh gây thiệt hại cho nông dân chăn nuôi, vật nuôi (bò) có thể bị nhiễm bệnh và cân nặng bị giảm sút vào mùa mưa giá rét.
+ Giống bò chủ yếu là giống bò thuần chuẩn nên tăng trưởng chậm, mang lại hiệu quả kinh tế không cao.
+ Điểm yếu của ngành chăn nuôi nước ta là giá thành sản xuất cao. Yếu tố làm cho giá thành sản phẩm cao khi đến tay người tiêu dùng chủ yếu là do sản phẩm phải qua quá nhiều khâu trung gian. Hiện tại, sản xuất chăn nuôi chưa theo chuỗi giá trị mà bị cắt khúc, mỗi công đoạn người sản xuất lại phải tính toán để có một lợi nhuận nhất định nên buộc phải đẩy giá thành lên cao khi đến tay NTD.
+ Trình độ hiểu biết của người dân còn hạn chế trong nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, ít hiểu rõ về nhu cầu thật sự của khách hàng nên chưa đáp ứng tốt cho khách hàng. Gây nhiều khó khăn trong kênh tiêu thụ sản phẩm
3.1.3 Cơ hội
+ Việt Nam đang hội nhập kinh tế, phải cạnh tranh với nhiều nguồn hàng của nhiều nước khác, đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho thị trường nước ta. Trước đây thịt bò chỉ được bán theo phương thức truyền thống, không có thương hiệu, vị trí trong tâm trí khách hàng. Khi bị cạnh tranh gay gắt các hộ kinh doanh có thể tạo nên một hướng đi mới cho sản phẩm thịt bò Vàng nội địa, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm từ đó cạnh tranh với các sản phẩm khác. Và khi xu hướng tiêu dùng hiện tại đang ưa chuộng những sản phẩm được trồng trọt và chăn nuôi tự nhiên thì sản phẩm thịt bò Vàng nội địa sẽ có tiềm năng phát triển rất lớn.
+ Hội nhập kinh tế, kinh tế ổn định và phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng lên. Thịt bò là sản phẩm được ưa thích sau các loại thịt gà, lợn... khi thu nhập tăng lên việc lựa chọn thịt bò với nhiều chất dinh dưỡng cho bữa ăn gia đình của người dân tăng lên thì thị trường tiêu thụ thịt bò sẽ tăng lên. Đây là cơ hội cho thị trường chăn nuôi và tiêu thụ thịt bò phát triển mạnh mẽ.
+ Hội nhập kinh tế, Huế đang dần cố gắng phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc trung ương, và là trung tâm phát triển du lịch, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi đó ngành chăn nuôi sẽ có nhiều cơ hội được đầu tư và phát triển.
3.1.4 Thách thức
+ Trong quá trình hội nhập, thịt bò ở các nước sẽ nhập vào và bán trên thị trường Việt Nam làm cho cạnh tranh trên thị trường thịt bò sẽ trở nên gay gắt hơn, đây là một thách thức không nhỏ đối với chăn nuôi và kinh doanh thịt ở Việt Nam để cạnh tranh tốt, thành công trên thị trường.
+ Ngành chăn nuôi Việt Nam còn gặp nhiều thách thức khi mà cả chất lượng của sản phẩm chưa được kiểm định rõ ràng, giá cả không cạnh tranh, mẫu mã và hình thức sản phẩm của chúng ta đang thua kém so với nước ngoài
+ Công nghệ chế biến, bảo quản sau khi giết mổ còn nhiều yếu kém, do đó chất lượng sản phẩm đưa ra thị trường kém đa dạng. Điều này làm cho NTD không cảm thấy thật sự an tâm khi lựa chọn sản phẩm.
+ Vấn đề về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng ATTP dù đã được triển khai nhiều năm nay nhưng vẫn còn khó khăn, thách thức lớn và NTD còn nghi ngại về chất lượng khi tiếp cận các sản phẩm chăn nuôi.
+ Giá cả thị trường lên xuống bấp bênh gây ra nhiều khó khăn cho hộ chăn nuôi và các tác nhân trong kênh phân phối. Cùng với việc mua vào thịt bò theo kinh nghiệm và cảm quan nên gây nhiều rủi ro cho hộ giết mổ.
3.2 Giải pháp
Để thịt bò Vàng nội địa có thể phát triển bền vững, ta có thể xem thịt bò Vàng nội địa như là một thị trường ngách, nếu tận dụng tối đa những ưu điểm vốn có của loại thịt bò này thì nó sẽ đem lại một tiềm năng phát triển rất cao. Thịt bò Vàng nội địa là giống bò thuần chuẩn ở nước ta, được các hộ nông dân chăn nuôi theo phương pháp tự nhiên, chăn thả, ăn cỏ và rơm rạ... nên tăng trưởng chậm. Cũng chính vì điều này nên lợi nhuận từ chăn nuôi thịt bò Vàng nội địa không đem lại luận nhuận kinh tế cao. Nhưng đây cũng chính là lợi thế vượt trội của loại thịt bò này, với xã hội phát triển như hiện nay, khoa học kỹ thuật được áp dụng vào mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội... để nuôi cấy và tạo ra những giống bò mới và chăn nuôi trang trại với nhiều loại thức ăn công nghiệp, các hoocmon tăng trưởng. Tuy nhiên với xu hướng tiêu dùng hiện nay, khách hàng thích thú với những sản phẩm được nuôi trồng và chăn nuôi tự nhiên. Vì vậy, các hộ kinh doanh thịt bò Vàng nội địa cần xác định được những nhược điểm của sản phẩm của mình để dần cải thiện chất lượng cũng như phát huy những lợi thế để phát triển sản phẩm tốt nhất.
3.2.1 Giải pháp vềkênh thông tin
Thông tin là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tiêu thụ thịt bò trên thị trường, thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của NTD từ đó quyết định trực tiếp đến sức mua của họ. Ngày nay thực phẩm bẩn tràn lan trên thị trường, thực phẩm bẩn tràn lan đang gây nhức nhối trong xã hội, khiến người tiêu dùng e ngại. Thịt bò cũng ít nhiều bị ảnh hưởng khi nhiều nơi kinh doanh không có tâm, bán những loại thịt bò kém chất lượng và hiện tượng thịt heo nái qua một số màn “ảo thuật” rồi hô biến thành thịt bò để bán nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn vẫn còn xuất hiện trên thị trường. Điều này gây tâm lý hoang mang cho NTD khiến họ dè dặt trong khi lựa chọn mua thịt bò.
Vì vậy bất cứ ai, doanh nghiệp nào muốn kinh doanh ổn định, lâu dài và thành công trước hết phải kinh doanh với chữ “Tâm” khi đó sẽ có được lòng tin, sự tin tưởng của khách hàng. Bên cạnh đó để có thể đứng vững và phát triển người kinh doanh nên