Các kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật một số vùng chuyên canh chè, lúa, rau trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 32 - 45)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Các kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực

Việt Nam

Tại Việt Nam, HCBVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ XX nhằm bảo vệ cây trồng. Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trước năm 1985 khối lượng HCBVTV dùng hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các loại thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã lạc hậu. Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 - 1994: 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hoá chất BVTV đã thay đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%, 1998). Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới 1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600 loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại (Hội nông dân, 2015).

Phần lớn các loại HCBVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu cho thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV, trong đó thuốc trừ sâu chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm 44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xông hơi, khử trùng, bảo quản lâm sản, điều hòa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực vật, 2015).

Chỉ tính riêng quý I năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu 41.060 tấn thuốc bảo vệ thực vật, trong đó thuốc trừ sâu 8.798 tấn, thuốc trừ bệnh 17.447 tấn, thuốc trừ cỏ 14.010 tấn, thuốc điều hòa sinh trưởng 805 tấn (Vibiz.vn, 2018).

Hình 1.4: Cơ cấu nhập khẩu thuốc BVTV hàng năm tại Việt Nam (Tổng cục Môi trường, 2015) Môi trường, 2015)

* Việc sử dụng thuốc BVTV ở nước ta tăng nhanh.

Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn 1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Lượng hoạt chất tính theo đầu diện tích canh tác (kg/ha) cũng tăng từ 0,3kg (1981 - 1986) lên 1,24 - 2,54kg (2001 - 2010). Giá trị nhập khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là 537 triệu USD. Số loại thuốc đăng ký sử dụng cũng tăng nhanh, trước năm 2000 số hoạt chất là 77, tên thương phẩm là 96, năm 2000 là 197, và 722, đến năm 2011 lên 1202 và 3108. Như vậy trong vòng 10 năm gần đây (2000 - 2011) số lượng thuốc BVTV sử dụng tăng 2,5 lần, số loại thuốc nhập khẩu tăng khoảng 3,5 lần. Trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử dụng bằng 40% mức sử dụng TB của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ bằng 3,3%GDP trung bình của họ! Số lượng hoạt chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam hiện nay xấp xỉ 1000 loại trong khi của các nước trong khu vực từ 400 - 600 loại, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malasia

400 - 600 loại. Sử dụng thuốc BVTV bình quân đầu người ở Trung Quốc là 1,2 kg, ở Việt Nam năm 2010 là 0.95 kg (Tổng cục Môi trường, 2015).

* Mạng lưới sản xuất kinh doanh thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm soát Theo số liệu của cục BVTV, đến năm 2010 cả nước có trên 200 công ty SXKD thuốc BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV. Trong khi hệ thống thanh tra BVTV rất mỏng, yếu, cơ chế hoạt động rất khó khăn, 1 thanh tra viên năm 2010 phụ trách 290 đơn vị sản xuất buôn bán thuốc BVTV, 100.000ha trồng trọt sử dụng thuốc BVTV và 10 vạn hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV. Như vậy rõ ràng mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm soát.

* Những tác động tiêu cực của thuốc BVTV

- Dư lượng thuốc BVTV trên nông sản là phổ biến và còn cao, đặc biệt trên rau, quả, chè…

Kết quả kiểm tra, năm 2000 - 2002 của cục BVTV cho thấy ở vùng Hà Nội số mẫu có dư lượng quá mức cho phép khá cao, trên rau, nho, chè từ 10% - 26%, ở TPHCM từ 10 - 30%. Mười năm sau, trên rau con số đó vẫn còn 10,2% - Thuốc BVTV làm tăng tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt ký sinh thiên địch, có thể gây bộc phát các dịch hại cây trồng. Theo Phạm Bình Quyến - 2002, khi phu thuốc Padan trên lúa, nhóm thiên địch nhện lớn bắt mồi giảm mật độ 13 lần trong khi không phun tăng 25 lần. Điều tra tổng số loài thiên địch ở vùng chè Thái Nguyên nơi không sử dụng thuốc trừ sâu nhiều gấp 1,5 - 2 lần so với nơi có sử dụng thuốc. Sâu tơ hại rau kháng 24 loại thuốc - Sử dụng nhiều thuốc tác động xấu đến môi trường, gây ô nhiễm đất và nước không khí ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Theo thống kê cả nước hiện còn tồn đọng trên 706 tấn thuốc cần tiêu hủy và 19.600 tấn rác bao bì thuốc bảo vệ thực vật chưa được thu gom và xử lý, hàng năm phát sinh mới khoảng 9.000 tấn.

- Sử dụng thuốc quá nhiều, quá mức cần thiết. Theo Phạm Văn Lầm -

2000, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật cho chè ở Thái Nguyên từ 6,2 đến 29,7 lần/ năm, cho lúa ở đồng bằng sông Hồng từ 1 - 5 lần/ vụ, ở đồng bằng sông Cửu Long từ 2 - 6 lần/ vụ, trên 6 lần có 35,6% hộ. Số lần phun cho rau từ 7 - 10 lần/ vụ ở đồng bằng sông Hồng, ở Thành phố Hồ Chí Minh 10 - 30 lần. Một kết quả điều tra năm 2010 (Bùi Phương Loan - 2010) ở vùng rau đồng bằng sông Hồng cho thấy số lần phun thuốc bảo vệ thực vật từ 26 - 32 lần (11,1 - 25,6 kg ai/ha) trong 1 năm. Số lần phun như trên là quá nhiều, có thể giảm 45 - 50% (Ngô Tiến Dũng, Nguyễn Huân, Trương Quốc Tùng 2002, 2010)

- Sử dụng thuốc khi thiếu hiểu biết về kỹ thuật. Theo Đào Trọng Ánh -

2002, chỉ có 52,2% cán bộ kỹ thuật nông nghiệp - khuyến nông cơ sở hiểu đúng kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tỷ lệ này ở người bán thuốc là 33% ở nông dân 49,6%.

- Sử dụng thuốc quá liều lượng khuyến cáo, tùy tiện hỗn hợp khi sử dụng.

Kết quả điều tra năm 2002 (Đào Trọng Ánh) chỉ có 22,1 - 48% nông dân sử dụng đúng nồng độ liều lượng thuốc trên lúa, 0 - 26,7% trên rau và 23,5- 34,1% trên chè, trong khi đó có nhiều nông dân tăng liều lượng lên gấp 3 - 5 lần. Ở các tỉnh phía Nam, có tới 38,6% dùng liều lượng cao hơn khuyến cáo, 29,7% tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc khi phun. Năm 2010, 19,59% nông dân cả nước vi phạm sử dụng thuốc, trong đó không đúng nồng độ là 73,2% (Cục Bảo vệ thực vật)

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ thời gian cách ly

Đây là một tồn tại nguy hiểm, tác động trực tiếp đến vệ sinh an toàn thực phẩm song đáng tiếc là rất phổ biến, đặc biệt là ở các vùng rau quả, chè… có tới 35 - 60% nông dân chỉ thực hiện thời gian cách ly từ 1 - 3 ngày, 25 - 43,3% thực hiện cách ly 4 - 6 ngày trong khi phần lớn các loại thuốc có yêu cầu cách ly từ 7 - 14 ngày hoặc hơn. (Đinh Ngọc Ánh, 2002), năm 2010 trên diện rộng

còn tới 10,22% nông dân không đảm bảo thời gian cách ly. (Cục Bảo vệ thực vật, 2010)

- Coi trọng lợi ích lợi nhuận hơn tác động xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Có một thực tế rất đáng lên án là một bộ phận nông dân cố tình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sai quy định pháp lý và kỹ thuật vì mục đích lợi nhuận của bản thân, xem nhẹ luật pháp và lợi ích cộng đồng. Đặc biệt ở các vùng rau, quả, chè, hoa, nông sản có giá trị cao… Điều tra năm 2003 - 2005 tại Vĩnh Phúc, Hà Nội, có tới 20 - 88,8% số nông dân vẫn dùng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục. Năm 2010, Cục BVTV cho biết còn 5,19% số hộ dùng thuốc cấm, ngoài danh mục, 10,22% không đúng thời gian cách ly, 51% không thực hiện theo khuyến cáo của nhãn.

Như vậy có thể thấy, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở nước ta trong vòng 10 năm lại đây, bên cạnh những thành tựu và ưu điểm cũng còn nhiều tồn tại, thiếu sót, tác hại có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía xây dựng, ban hành, thực hiện các chính sách quản lý và kỹ thuật và chủ quan từ phía thực hiện của người sản xuất nông nghiệp trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Theo nghiên cứu của Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam, mỗi năm có hàng nghìn tấn vỏ thuốc bảo vệ thực vật thải ra môi trường đồng ruộng do người dân sau khi sử dụng vứt bỏ bừa bãi. Đây là loại chất thải rắn độc hại, gây ra những tác động xấu đối với môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trường nông thôn là do chất thải rắn phát sinh từ việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong hoạt động trồng trọt. Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2000 đến nay, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng từ 35 nghìn tấn đến hơn 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật.

Thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% tổng số thuốc tiêu thụ, những năm gần đây, số lượng bao bì, vỏ đựng thuốc bảo vệ thực vật lên tới hơn chục nghìn tấn mỗi năm. Chỉ tính riêng lượng phân bón hóa học sử dụng bình quân 80 kg đến 90 kg/ha, riêng cho lúa là từ 150 kg đến 180 kg/ha, đã làm phát sinh bao bì, túi đựng. Bình quân tổng lượng phân bón vô cơ các loại sử dụng là vào khoảng 2,4 triệu tấn/năm, mỗi năm thải ra môi trường khoảng 240 tấn rác thải rắn nguy hại là bao bì, vỏ hộp thuốc các loại.

Tại Việt Nam, tuy trình độ khoa học kỹ thuật cũng như điều kiện nghiên cứu về rủi ro chưa được đáp ứng đầy đủ nhưng cũng đã có một số nghiên cứu, đánh giá về ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và sức khỏe con người và xây dựng các biện pháp để hạn chế ảnh hưởng TBVTV đến môi trường và con người. Một nghiên cứu rất đáng chú ý vào năm 1998 của K.L.Heong, M.M.Escalada, N.H.Huan, V. Mai là sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông để nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng TBVTV và dùng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để bảo vệ cây trồng, hạn chế ô nhiễm môi trường cũng như giảm rủi ro đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, do vấn đề môi trường ở Việt Nam lúc bấy giờ chưa được quan tâm nên mô hình này chưa được áp dụng rộng rãi.

Theo như nghiên cứu của Nguyễn Ngài Huân và Đào Trọng Anh năm 2001, người sử dụng TBVTV thường bỏ qua những rủi ro, hướng dẫn an toàn và các biện pháp bảo vệ cần thiết, do đó thường dẫn đến những tác động xấu đến sức khỏe. Theo như tài liệu thu thập được, 11% của tất cả các ca ngộ độc ở trong nước là do TBVTV (khoảng 840 ca ngộ độc tại 53 tỉnh, thành phố trong năm 1999). TBVTV sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến sự cắt giảm mạnh mẽ số lượng các sinh vật thủy sinh. Sự gia tăng đáng báo động TBVTV phun trên cây ăn quả cũng đã có tác động đáng kể đến quần thể các sinh vật đất.

Cửu Long. Nghiên cứu được thực hiện bằng phiếu điều tra với 61, 114 và 72 nông hộ tương ứng ở các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang và Trà Vinh. Kết quả cho thấy có hàng trăm loại thuốc trừ sâu sử dụng trong sản xuất dưa hấu, trung bình phun 8-9 lần/vụ, chỉ có 14,2% nông hộ áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp.

Nghiên cứu ảnh hưởng của TBVTV đối với sức khỏe con người là rất cần thiết. Năm 2006, một nghiên cứu về khả năng, mức độ tích tụ TBVTV trong cơ thể con người khi tiếp xúc với thuốc đã được Phạm Bích Ngân và Đinh Xuân Thắng tiến hành. Phương pháp y – sinh học đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Máu được lấy ở tĩnh mạch để tiến hành phân tích men Cholinesterase trong huyết tương (chỉ tiêu để xem xét khả năng nhiễm thuốc BVTV gốc lân hữu cơ) đối với người phun thuốc. Trên cơ sở đó đánh giá khả năng nhiễm độc thuốc BVTV khi tiếp xúc, hít thở và các triệu chứng bệnh tật đối với con người.

Năm 2008, Hệ thống hành động chống thuốc trừ sâu khu vực châu Á Thái Bình Dương PAN đã tiến hành phỏng vấn hơn 1.000 nông dân ở 8 quốc gia châu Á (trong đó có Việt Nam) và kết quả này được thể hiện trong báo cáo dài 156 trang với tựa đề Các cộng đồng lâm nguy: báo cáo khu vực châu Á về việc dùng thuốc trừ sâu đặc biệt nguy hiểm, trong đó nêu đến 66% thành phần chính của các loại này đang dùng ở châu Á nằm trong danh mục “rất nguy hiểm”. Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam được thực hiện ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành (tỉnh An Giang) với sự hỗ trợ của Đại học An Giang và tại xã Hải Vân, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định với sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển (CGFED). Nhóm nông dân được hỏi là những người đang trồng lúa và rau củ. Nghiên cứu cho thấy 28% số nông dân tại An Giang và 60% số nông dân tại Nam Định được hỏi cho biết đã gặp những vấn đề về sức khỏe liên quan đến thuốc trừ sâu sau khi phun xịt hoặc sống gần nơi có thuốc trừ sâu. Những dấu hiệu sức khỏe nông dân thường gặp là nhức đầu, choáng, nổi mẩn ngứa, mệt, đau nhức

người....Nghiên cứu của PAN tại Việt Nam cũng cho thấy phần lớn nông dân biết thuốc trừ sâu độc hại cho sức khỏe, nhưng nhìn chung họ vẫn chưa được hướng dẫn bảo hộ hoặc không có điều kiện trang bị công cụ bảo hộ để phòng vệ cho sức khỏe của mình.

Do việc sử dụng TBVTV tràn lan, không đúng cách nên dẫn đến việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước,.... Năm 2006, trong một nghiên cứu Ja Ming đã cho thấy dư lượng TBVTV DDT trong đất tại huyện Cẩm Khê, Phú Thọ bằng 1,56 mg/kg, ở Thanh Sơn, Phú Thọ là 30 mg/kg, huyện Diễn Châu, Nghệ An vượt ngưỡng tới mức từ 15 đến 2.800 mg/kg. Sự tích tụ hóa chất này trong đất thấm vào nguồn nước ngầm làm cho nước giếng nhiễm TBVTV, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ung thư tại các làng xã tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Phú Thọ, Tuyên Quang.

Nước thải thuốc trừ sâu là một trong số các nguồn thải độc hại, khó xử lý bởi thành phần nước thải chứa các hợp chất hữu cơ mạch vòng nhóm clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Năm 2008, PGS.TS. Nguyễn Văn Phước cùng nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu và đưa ra một mô hình xử lý mới bằng cách đưa nước thải qua bể lọc sinh học kị khí với vật liệu đệm là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của nước thải khi qua bể lọc này là chỉ tiêu về COD, pH. Sau đó nước thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật một số vùng chuyên canh chè, lúa, rau trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 32 - 45)