Canh tác rau tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật một số vùng chuyên canh chè, lúa, rau trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 63)

Hình 3.6. Canh tác chè tại xã Tân Cương Hình 3.7. Lấy mẫu phân tích

Kết quả phân tích tại Bảng 3.1 và Bảng 3.2 cho thấy các chất độc hại thuộc nhóm clo hữu cơ và kim loại nặng trong đất, nước do Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường phân tích tại vùng chuyên canh chè, lúa, rau của các xã Tân Cương, Cao Ngạn, Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên chưa phát hiện dư lượng HCBVTV gốc clo theo các quy chuẩn cho phép tồn lưu trong đất và nước mặt tại điểm lấy mẫu. Các điểm lấy mẫu có tính chất đại diện, do vậy các mẫu kết quả phân tích chỉ mang tính thời điểm. Tuy nhiên, nếu không thực hiện tốt công tác quản lý, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV trong canh tác chè, lúa, rau và thực hiện tốt công tác thu gom, xử lý các loại chất thải chứa HCBVTV thì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tại các vùng chuyên canh chè, lúa, rau là rất cao.

3.2.3. Hiện trạng thu gom chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật

a) Khả năng phát sinh chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật

Khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh trên địa bàn các xã Cao Ngạn, Tân Cương và phường Túc Duyên được tính toán trên cơ sở diện tích

canh tác đất nông nghiệp trên địa bàn các xã; định mức sử dụng thuốc BVTV trong canh tác nông nghiệp và tiêu chuẩn phát thải.

Theo các kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp Việt Nam và công bố trên website của Bộ Tài nguyên và Môi trường như đã nêu trên, khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh tại các xã được tính một cách gần đúng như sau:

Bảng 3.3. Hiện trạng khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh trên địa bàn các xã, phường trong khu vực nghiên cứu

TT Đơn vị hành chính Diện tích đất nông nghiệp (ha) Diện tích trồng lúa (ha) Diện tích trồng chè (ha) Diện tích cây trồng khác (ha) Khối lượng chất thải bỏ chứa HCBVTV phát sinh (kg/năm) 1 Tân Cương 1.453,89 198,01 347,54 908,34 445 2 Túc Duyên 209,3 70,13 0 139,17 64 3 Cao Ngạn 616,96 268,55 0 348,41 190 Tổng cộng 2.280,15 536,69 347,54 1395,92 699

Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, thu thập thông tin phục vụ đề tài, các xã ước tính khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh trên địa bàn cụ thể như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp tình hình phát sinh chất thải bỏ chứa HCBVTV theo báo cáo của các xã/phường vùng nghiên cứu

STT Tên xã, phường Khối lượng chất thải bỏ chứa HCBVTV phát sinh (kg/năm)

1 Tân Cương 4.300

2 Túc Duyên 230

3 Cao Ngạn 3.500

Lượng vỏ bao bì chứa HCBVTV phát sinh nhiều nhất ở xã Tân Cương, tập trung ở các xóm: Nam Hưng, xóm Hồng Thái 1, xóm Hồng Thái 2, xóm Nam Tiến, xóm Nam Sơn, xóm Nam Thái, xóm Guộc, xóm Y Na, xóm Đội Cấn.

Ở xã Cao Ngạn, lượng vỏ bao bì chứa HCBVTV phát sinh nhiều nhất ở các xóm: Gò Chè, Phúc Lộc, Tân Phong, Làng Vàng, Ao Vàng, Thác Lở, Gốc Vối 1.

Ở phường Túc Duyên, lượng vỏ bao bì chứa HCBVTV phát sinh nhiều nhất ở các xóm: Túc Tiến, Dân Tiến

Kết quả tại Bảng 3.3 và Bảng 3.4, cho thấy các số liệu về hiện trạng phát sinh khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh trên địa bàn các xã trồng chè, lúa, rau có sự chênh lệch giữa số liệu ước tính của các xã. Sự chênh lệch giữa số liệu về khối lượng chất thải chứa HCBVTV do các xã báo cáo có thể do việc lạm dụng sử dụng thuốc BVTV trong canh tác (theo kết quả điều tra, 100% các hộ trồng lúa phun thuốc trên 4 lần/vụ; 87,5% các hộ trồng chè và rau phun thuốc từ 3-4 lần/vụ, lứa), hoặc trong quá trình thu gom chất thải chứa HCBVTV còn bám dính theo các loại bùn đất, còn lẫn nhiều loại chất thải thông thường khác.

b) Phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải bỏ chứa HCBVTV

Bảng 3.5. Tổng hợp phương tiện thu gom, vận chuyển tại các khu vực nghiên cứu

STT Tên xã/phường Bể thu gom (cái) Xe thu gom (xe) Nhà lưu chứa (cái)

1 Tân Cương 300 5 2

2 Túc Duyên 71 0 0

3 Cao Ngạn 175 0 0

Tổng 546 5 2

Theo kết quả điều tra, các xã/phường đều đã trang bị các bể thu gom, riêng xã Tân Cương đã được trang bị 02 nhà lưu chứa bao bì, chất thải bỏ chứa HCBVTV. Tuy nhiên, các bể chứa còn có thể tích nhỏ khoảng 0,5 m3, không có đáy liền chống tràn nước vào trong, một số bể chứa không có nắp đậy; xe thu gom là xe đẩy tay, chưa có xe chuyên dụng; nhà lưu chứa ở xa các điểm thu gom, dẫn đến việc thu gom, vận chuyển chất thải gặp khó khăn, nhiều khi không tổ chức thu gom được.

c) Tình trạng sử dụng của các thiết bị thu gom, vận chuyển

Tại xã Tân Cương, đã lắp đặt 300 bể thu gom bằng bêtông, có nắp đậy, cho các xóm, xe thu gom được bàn giao cho 2 nhà lưu chứa tại xóm Nam Đồng và xóm Hồng Thái 2. Tuy nhiên, địa bàn trải rộng nên cự ly vận chuyển đến các nhà lưu chứa khá lớn đã xây dựng gây khó khăn trong việc vận chuyển các loại chất thải chứa HCBVTV về lưu chứa tại các nhà chứa này. Chưa được trang bị xe thu gom chuyên dụng, xe chở rác từ các bể về nhà chứa sử dụng không hiệu quả vì xe chở rác là loại đẩy tay, trong khi đó nhà chứa rác xa, các loại chất thải chứa HCBVTV vẫn lưu chứa tại các bể chứa, một số ít được đóng bao vận chuyển về các nhà lưu chứa bằng phương tiện xe máy, xe đạp của người dân, một số được người dân đốt ngay tại bể chứa.

Tại xã Cao Ngạn, xã đã lắp đặt 175 bể thu gom bằng bê tông trên địa bàn, tuy nhiên có bể còn không có nắp đậy, một số bể chưa được sử dụng, xã chưa trang bị nhà lưu chứa và xe thu gom, người dân chỉ để chất thải bỏ chứa HCBVTV vào, ngoài ra còn cả một số loại rác thải khác, trường hợp các bể đầy sẽ được người dân đốt tại chỗ.

Tại Phường Túc Duyên đã lắp đặt 71 bể thu gom bằng bê tông có nắp đậy, tuy nhiên chưa trang bị nhà lưu chứa và xe thu gom, người dân chỉ để chất thải bỏ chứa HCBVTV vào, ngoài ra còn cả một số loại rác thải khác, trường hợp các bể đầy sẽ được người dân đốt tại chỗ.

Bảng 3.6. Khối lượng chất thải chứa HCBVTV được thu gom ở các xã, phường nghiên cứu

TT Tên xã, phường Khối lượng chất thải chứa HCBVTV phát sinh (kg/năm)

Khối lượng chất thải được thu gom ở bể

chứa rác

Khối lượng chất thải được thu gom vào nhà

chứa rác Khối lượng (kg) Tỷ lệ % Khối lượng (kg) Tỷ lệ % 1 Tân Cương 4.300 2.850 66,3 945 22 2 Túc Duyên 230 102 44,3 0 0 3 Cao Ngạn 3500 1250 37,7 0 0

(Nguồn: Kết quả điều tra)

Bảng 3.7. Đánh giá khả năng đáp ứng các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải chứa HCBVTV tại các khu vực nghiên cứu

STT Tên xã, phường Diện tích đất nông nghiệp (ha) Bể chứa (bể) Xe thu gom (xe) Nhà lưu chứa Khả năng đáp ứng thu gom, vận chuyển,

lưu chứa

1 Tân Cương 1.453,89 300 5 2

Chưa đáp ứng do: thiếu bể chứa, xe thu gom chuyên dụng, nhà lưu chứa; kinh phí tổ chức thu gom

2 Túc Duyên 209,3 71 0 0

Chưa đáp ứng do: thiếu bể chứa, xe thu gom chuyên dụng, nhà lưu chứa; kinh phí tổ chức thu gom

3 Cao Ngạn 616,96 175 0 0

Chưa đáp ứng do: thiếu bể chứa, xe thu gom chuyên dụng, nhà lưu chứa; kinh phí tổ chức thu gom

Tổng 2.280,15 546 5 2

(Nguồn : Kết quả điều tra)

Qua nội dung Bảng 3.5, 3.6, 3.7 và nghiên cứu, điều tra cho thấy công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải chứa HCBVTV tại vùng nghiên cứu còn một số tồn tại, cụ thể như sau:

- Số lượng bể trang bị cho các xã lắp đặt trên các cánh đồng đã được đầu tư, tuy nhiên chưa đảm bảo theo quy định, mới chỉ đạt tỷ lệ 0,71 bể/3ha đất canh tác nông nghiệp. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT- BNNPTNT-BTNMT ngày 16/5/2016, số lượng bể chứa tùy thuộc vào đặc điểm cây trồng, mức độ sử dụng thuốc BVTV, đảm bảo chứa đựng hết các loại chất thải bỏ chứa HCBVTV sau sử dụng ở trong vùng, tối thiểu phải có 01 bể chứa trên diện tích 3 ha đất canh tác cây trồng hàng năm (cây lúa, cây rau, cây màu…) có sử dụng thuốc BVTV; tối thiểu 1 bể chứa cho 10 ha đất canh tác cây trồng lâu năm (cây ăn quả, chè, cây lâm nghiệp…) có sử dụng thuốc BVTV. Các bể chứa được làm bằng bê tông đúc sẵn, đa số có nắp đậy đường kính 0,8 m, chiều cao 0,5 m. Trong đó, 300 bể thu gom được lắp đặt tại xã Tân Cương, còn tại xã Cao Ngạn có 175 bể, phường Túc Duyên có 71 bể, rác thải đã được thu gom vào bể chứa, tuy nhiên do ý thức của người dân nên một số bể còn có tình trạng làm rơi vãi ra ngoài bể gây ô nhiễm môi trường cục bộ, còn có có tình trạng đốt chất thải tại bể chứa. Ngoài ra, có một số bể chứa có thể tích nhỏ khoảng 0,5m3, chiều cao thấp (0,5m), lại không có nắp đậy nên lượng lưu chứa được ít do các loại chất thải chứa HCBVTV chủ yếu là chai lọ nhựa và túi nilon rất tốn thể tích chứa dẫn đến bể chứa nhanh đầy dễ rơi vãi ra xung quanh.

- Bể chứa chất thải đã được bố trí, lắp đặt tại các vị trí thích hợp, dễ nhận biết, tuy nhiên đa số các bể chứa bên ngoài chưa ghi dấu hiệu cảnh bảo với dòng chữ “Bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng” và biểu tượng cảnh báo nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - dấu hiệu cảnh báo.

- Tại xã Tân Cương, xe chở rác từ các bể về nhà chứa sử dụng không hiệu quả vì xe chở rác là loại đẩy tay bằng tôn, khó đấu nối với xe máy, trong khi đó nhà chứa lại xa nên người dân phải thu gom vào các loại bao và dùng xe máy để vận chuyển.

- Việc tổ chức thu gom: Việc tổ chức thu gom chất thải chứa HCBVTV các xã còn gặp nhiều khó khăn. Tại xã Tân Cương việc tổ chức thu gom chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật từ các bể chứa về các nhà lưu chứa chủ yếu do người dân tự thực hiện, xã chưa tổ chức được nhân công cũng như chưa bố trí được kinh phí thuê nhân công thu gom từ cánh đồng, khu vực canh tác về nhà lưu chứa. Tại xã Cao Ngạn và phường Túc Duyên chỉ bố trí bể thu gom, chưa có xe và nhà lưu chứa nên chưa đảm bảo để chứa chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật, việc lưu chứa thời gian dài mà chưa được xử lý không đảm bảo môi trường xung quanh; xã chưa bố trí được kinh phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật.

- Khối lượng chất thải chứa HCBVTV được thu gom vào các bể thu gom và nhà chứa còn thấp so với lượng chất thải phát sinh, tại xã Tân Cương mới chỉ đạt tỷ lệ lần lượt là 66,3% và 22% ; tại phường Túc Duyên đạt 44,3% và xã Cao Ngạn đạt tỷ lệ 37,7%.

- Công ty cổ phân môi trường và công trình đô thị Thái Nguyên chỉ thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt về Bãi rác Đá Mài để xử lý, không thực hiện thu gom chất thải bỏ chứa HCBVTV, nên hiện tại chất thải chứa hóa chất bảo vệ thực vật tại các xã vẫn lưu chứa tại các nhà chứa, hoặc bể thu gom, một số được đốt tại các bể thu gom.

- Mặc dù, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay trên địa bàn các xã Tân Cương, Cao Ngạn và Phường Túc Duyên không đáp ứng được các yêu cầu của quy định này. Nguyên nhân của tình trạng trên, là do:

+ Chưa có hướng dẫn của tỉnh về việc thu gom, vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng trên địa bàn. Nhất là hướng dẫn để các địa phương bố trí nguồn kinh phí để phục vụ cho hoạt động thu gom, xử lý bao bì thuốc BVTV nên kinh phí đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải chứa HCBVTV còn hạn chế.

+ Các hoạt động thu gom, xây dựng bể chứa thì mới dừng ở việc xây dựng các dự án, mô hình thí điểm, chưa được nhân rộng.

+ Ý thức của một bộ phận người dân trong vấn đề thu gom bao bì thuốc BVTV đúng nơi quy định vẫn còn hạn chế, vẫn còn tình trạng đốt chất thải hoặc vứt bao bì thuốc BVTV trên đồng ruộng gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường.

3.3. Một số giải pháp quản lý và thu gom, xử lý chất thải chứa HCBVTV

3.3.1. Xây dựng mô hình thu gom chất thải chứa HCBVTV

Để quản lý tốt việc thu gom chất thải chứa HCBVTV, tại các xóm cần thành lập các tổ thu gom từ các bể về nhà lưu chứa chất thải HCBVTV theo mô hình xã hội hóa với sự chủ trì của các tổ chức đoàn thể chính trị và sự tham gia của bà con nông dân.Việc thành lập và duy trì hoạt động của tổ thu gom chất thải chứa HCBVTV nên giao Hội Nông dân xã chủ trì, trên cơ sở đó Hội Nông dân xã tham mưu với cấp ủy, chính quyền xã triển khai xây dựng, huy động nguồn lực kinh phí phục vụ công tác thu gom và duy trì hoạt động của tổ, đồng thời phối hợp với các tổ chức đoàn thể - chính trị, các cơ quan, đơn vị liên quan của xã, xóm tuyên truyền, vận động bà con nông dân tham gia

* Nhiệm vụ của tổ thu gom như sau:

- Có trách nhiệm tổ chức thu gom, vận chuyển đến các nhà lưu chứa tập trung theo địa bàn. Định kỳ 1 tháng/lần hoặc vào thời gian cao điểm sử dụng thuốc BVTV của các hộ nông dân tiến hành thu gom chất thải từ các bể chứa.

- Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nghiêm túc các quy định việc thu gom chất thải chứa HCBVTV, tuyên truyền để nhân dân ủng hộ việc xây dựng các địa điểm thu gom chất thải chứa HCBVTV, ủng hộ việc thực hiện quy trình thu gom.

* Hoạt động của các tổ thu gom:

- Tổ thu gom hoạt động theo phương thức xã hội hóa với vai trò chủ đạo của các đoàn thể chính trị - xã hội trong các xóm, có sự hỗ trợ kinh phí của chính quyền xã, kinh phí xã hội hóa hoặc từ sự đóng góp của các hộ sản xuất, kinh doanh chè, lúa, rau, trên địa bàn.

- Thành viên của tổ thu gom bao gồm các hội viên hội nông dân, phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… Tùy theo điều kiện địa hình và diện tích của mỗi xóm để các tổ quyết định số lượng thành viên tổ thu gom cho phù hợp.

* Yêu cầu của hoạt động thu gom: Việc thu gom chất thải chứa HCBVTV phải huy động được sự tham gia của cộng đồng, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội trong các xóm để hạn chế chi phí công thu gom. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả thu gom, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát, các xã có thể tổ chức hình thức thu gom tập trung khi tính tự giác của người dân chưa cao, sau đó sẽ chuyển dần sang hình thức thu gom phân tán khi nhận thức và kỹ năng của người dân đã được nâng lên.

* Yêu cầu kỹ thuật về trang bị các thiết bị thu gom phải đảm bảo các quy định của Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, cụ thể:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải bỏ chứa hóa chất bảo vệ thực vật một số vùng chuyên canh chè, lúa, rau trên địa bàn thành phố thái nguyên​ (Trang 63)