Thuận lợi khó khăn

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên dịa bàn xóm già, xã huống thượng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 86)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Thuận lợi khó khăn

4.4.1. Thuận lợi

Trong những năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp công tác này đạt kết quả cao.

Luật Đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã

phần nào khắc phục tình trạng quy định thủ tục hành chính ít gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ.

Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSDĐ. Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.

Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ được dễ dàng hơn.

Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp GCNQSDĐ.

Cán bộ địa chính của xã đã được tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.4.2. Khó khăn

- Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước để lại, sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCN gặp không ít khó khăn.

- Một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất.

- Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao.

- Điều kiện được cấp GCNQSD đất là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy.

- Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất.

- Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã.

- Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích… làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên xã chậm tiến độ.

4.4.3. Giải pháp

Để công tác cấp GCNQSD đất sớm hoàn thành thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy:

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất

Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng xóm, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSD đất.

Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước 15/10/1993.

Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của cấp GCNQSD đất

Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địa chính.

Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụng đất.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Công tác cấp GCNQSDĐ là nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, vì vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã đã và đang được triển khai một cách khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Xã Huống Thượng đã được kê khai, đăng kí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hết xóm Già. Tính đến 19/11/2017 đạt kết quả như sau:

Hồ sơ kê khai, đăng kí GCNQSDĐ được cấp lần đầu là 254 bộ hồ sơ. Hồ sơ kê khai, đăng kí GCNQSDĐ được cấp đối GCNQSDĐ 214 bộ hồ sơ.

Tổng số hồ sơ cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn xóm Già là 468 bộ hồ sơ.

Trong đó:

• Đất ở nông thôn là 2244,3 m2

• Đất ở nông thôn và đất bằng trồng cây hàng năm khác là 3999,1 m2

• Đất ở nông thôn và đất trồng cây lâu năm là 101004,2 m2 • Đất cây lâu năm là 4928,7 m2

• Đất chuyên trồng lúa nước là 60872,7 m2 • Đất trồng lúa nước còn lại là 215476,0 m2

• Đất bằng trồng cây hàng năm khác là 149472,4 m2 • Đất nuôi trồng thủy sản là 13262,8 m2

5.2. Đề nghị

Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xóm trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau:

- Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: Trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận động, đồng thời răn đe bắt buộc phải đăng ký cấp giấy. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó.

- Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó.

- Phải tăng cường công tác quản lý, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm đảm bảo việc sử dụng đất đúng mục đích, đúng định hướng chủ trương của đảng và Nhà nước về quản lý và sử dụng đất.

- Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp

GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ sở.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Lan Anh (2017), khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016”.

2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài ản khác gắn liền với đất.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất

đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai (http://www.dangcongsan.vn/khoa- giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016.

4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai.

5. Công ty cổ phần trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long (2016) “Báo cáo tổng kết kỹ thuật”.

6. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình Đăng kí thống kê đất đai Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 8. Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Thái Nguyên (2016) “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2017”.

9. UBND tỉnh Thái Nguyên (2017) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Huống Thượng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên năm 2017.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên dịa bàn xóm già, xã huống thượng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w