Tổng quan về dự án

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên dịa bàn xóm già, xã huống thượng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 81)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Kết quả thực hiện công tác kê khai cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận

4.3.1. Tổng quan về dự án

4.3.1.1. Các cơ sở pháp lý để thi công

Thiết kế kỹ thuật - Dự toán: Điều chỉnh, bổ sung đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính và xây dựng

cơ sở dữ liệu địa chính huyện Đồng Hỷ, được phê duyệt theo Quyết định số 1835/QĐ-UBND ngày 27/7/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên.

Hợp đồng đặt hàng số: 10/HĐĐH ngày 20 tháng 4 năm 2015 và phụ lục hợp đồng đặt hàng số: 10B/HĐĐH ngày 30 tháng 7 năm 2015 và phụ lục hợp đồng đặt hàng số: 10C/HĐĐH ngày 30 tháng 11 năm 2016 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên với Công ty cổ phần trắc địa Địa chính và Xây dựng Thăng Long về việc: Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính xã Huống Thượng.

4.3.1.2. Khối lượng công việc thực hiện

Các hạng mục công việc kê khai, đăng ký, xét duyệt, kiểm tra thẩm định công bố danh sách đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp giấy CN xã Huống Thượng đã được công ty cổ phần Trắc Địa địa chính và Xây dựng Thăng Long hoàn thành đầy đủ khối lượng sản phẩm theo Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đã được phê duyệt và hợp đồng đã ký với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái nguyên. Cụ thể khối lượng sản phẩm hồ sơ địa chính xã Huống Thượng được công ty đã thực hiện khối lượng công việc như sau:

Bảng 4.2. Kết quả thực hiện của dự án

TT Hạng mục công việc

Đăng ký, cấp GCN lần đầu 1 đồng loạt đối với hộ giá

đình cá nhân ở xã, thị trấn

Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận

TT Hạng mục công việc

Thực hiện các bước công việc tại Bảng 6, khoản 2, mục I chương II Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT

Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu đơn đề - nghị cấp GCN, danh sách cấp mới GCN (Bước 1.1) Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị cấp GCN (Bước 1.3) Nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN - (Bước 2)

Số thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận

Lập danh sách và công bố - công khai kết quả kiểm tra

(Bước 3 mục 3.3)

Số thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy

(Bước 5.1)

TT Hạng mục công việc

chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận Nhập thông tin thuộc tính thửa đât vào máy tính theo - kết quả kê khai đăng ký, xét

duyệt, cấp GCN ở các cấp (Bước 7)

Số thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận

Đăng ký, cấp GCN đổi đồng 2 loạt đối với hộ giá đình cá

nhân ở xã, thị trấn

Trường hợp nhiều thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận Thực hiện các bước công việc tại Bảng 10, khoản 2, mục V chương II Thông tư số 50/2013/TT-BTNMT Chuẩn bị địa điểm, các tài liệu, bản đồ, mẫu đơn đề nghị cấp GCN, danh sách -

TT Hạng mục công việc Hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị - cấp đổi GCN (Bước 1.3) Nhận hồ sơ đề nghị cấp đổi - GCN (Bước 2)

Số thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận

Bàn giao hồ sơ cấp đổi GCN -

cho CNVPĐKĐĐ (Bước 4)

Trích lục bằng công nghệ tin -

học (Bước 6)

Số thửa đất nông nghiệp lập chung trong một hồ sơ và cấp chung trong một giấy chứng nhận

Nhập thông tin thuộc tính thửa đât vào máy tính theo - kết quả kê khai đăng ký, xét

cấp chung trong một giấy chứng nhận

Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính:

TT Công việc

1 Công tác chuẩn bị (Bước 1)

2 Thu thập tài liệu (Bước 2)

Xây dựng dữ liệu không gian địa 3 chính từ kết quả đo đạc chỉnh lý

(Bước 3)

(Nguồn: Công ty CP trắc địa địa chính và xây dựng Thăng Long năm 2016) 4.3.1.3. Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng khi thi công

* Công tác chuẩn bị:

Liên hệ triển khai công tác cấp GCNQSD đất tới UBND xã, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền phổ biến kế hoạch cấp mới, cấp lại GCN của nhà nước nhằm giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cơ sở pháp lý cho họ yên tâm quản lý và sử dụng đất.

Tiến hành thu thập hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kê khai.

Chuẩn bị các tài liệu như bảng thống kê diện tích, bản đồ địa chính, bản đồ cấp giấy...

Trong quá trình thực hiện hướng dẫn kê khai, đơn vị thi công luôn kết hợp với các cấp chính quyền địa phương. Trước khi thực hiện công tác hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở mỗi thôn xóm, việc liên hệ triển khai với cán bộ địa phương và với người sử dụng đất luôn được trú trọng. Toàn bộ các thửa đất được các chủ sử dụng tự nhận và xác định một cách chính xác trước sự chứng kiến của cán bộ thôn xóm. Sau khi các chủ sử dụng nhận được hết các thửa đất của mình hiện đang sử dụng. Thì đơn vị thi công mới kết hợp với tài liệu đó đối chiếu theo bản đồ cấp giấy và tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ chi tiết đến từng chủ sử dụng.

Đối với từng loại hồ sơ cấp mới, cấp lại, cấp đổi đều được phân loại và hướng dẫn kê khai đầy đủ đúng trình tự theo quy trình cấp giấy.

Giải pháp về kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất:

* Cấp mới GCN

- Cấp mỗi một thửa đất một giấy CN; trường hợp người sử dụng đất

đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản cùng một xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp mới chung giấy.

* Cấp đổi GCN

- Áp dụng nguyên tắc cấp giấy CN quy định tại điều 3 nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ là cấp giấy CN cho từng thửa đất, như vậy đối với giấy CN đó cấp trước đây một thửa một giấy CN thì nay cấp đổi lại giấy CN theo mẫu quy định mới; đối với giấy CN đó cấp trước đây cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất thì nay cấp đổi mỗi thửa một giấy CN theo mẫu mới. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã đã được cấp giấy CN mà có yêu cầu thì được cấp đổi thành một giấy CN

chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp đổi chung giấy.

Giải pháp về thực hiện xét duyệt đơn:

- Việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp xã do Hội đồng

đăng ký đất đai xã tổ chức xét duyệt.

- Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đất đai tại cấp thành phố do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ, Phòng Tài nguyên Môi trường TP. Thái Nguyên thực hiện.

Công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

- Công tác chuẩn bị (bước 1): Bao gồm Lập kế hoạch thực hiện, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.

-Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng (bước 2): + Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính);

+ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

+ Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập;

+ Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi;

+ Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính; + Ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất;

+ Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính.

không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật;

+ Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính);

+ Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số.

- Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (bước 3):

+ Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận.

4.3.2. Trình tự các bước tiến hành công tác kê khai cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xóm Già xã Huống Thượng thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

* Bước 1: Họp thôn (xóm, bản, tổ nhân dân)

Tổ trưởng Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập tổ cấp Giấy chứng nhận) chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp xã tổ chức họp thôn, bản, tổ dân phố. Nội dung họp gồm:

1. Tổ chức cho nhân dân học tập về các nội dung:

- Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy: Thực hiện đăng ký bắt buộc về

quyền sử dụng đất đối với 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh

- Quyền của hộ gia đình, cá nhân khi được cấp Giấy chứng nhận - Nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất:

+ Thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai 100% các thửa đất đang sử

dụng, kể cả các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, thửa đất đã có giấy tờ nhưng mang tên người khác do nhận chuyển quyền sử dụng đất, do dồn điền đổi thửa... (trừ những thửa đất do thuê, mượn của người sử dụng đất khác, đất công ích xã; thửa đất nhận hợp đồng giao khoán của các nông, lâm trường);

+ Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận; nộp hồ sơ kê khai đăng ký đất đai theo đúng thời gian quy định;

+ Kịp thời có ý kiến với Trưởng thôn, bản, tổ dân phố hoặc Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận về những vướng mắc trong quá trình triển khai;

2. Phát mẫu Tờ kê khai đăng ký và hướng dẫn kê khai đăng ký đất đai: Thành viên Ban chỉ đạo cấp xã phụ trách địa bàn phối hợp với Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố phân công cụ thể người trực tiếp hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân kê khai (người đã được tập huấn, nắm vững chuyên môn, có khả năng hướng dẫn), cụ thể:

- Hướng dẫn các nội dung công việc và trình tự thực hiện để có cơ sở viết Tờ kê khai đăng ký đất đai.

- Hướng dẫn người sử dụng đất chuẩn bị in sao (photo) giấy tờ có liên quan đến các thửa đất đăng ký cấp Giấy chứng nhận.

3. Thông báo kế hoạch triển khai

Thông báo cho người sử dụng đất về thời gian kết thúc kê khai đăng ký, thời gian nộp hồ sơ kê khai đăng ký và địa điểm làm việc của Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận cấp xã hoặc Tổ công tác cấp giấy chứng nhận để nhân dân liên hệ trong quá trình thực hiện kê khai đăng ký.

1. Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Danh sách các thửa đất đề nghị cấp chung một GCN 3. Đơn đăng kí biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất 4. Trích lục bản đồ địa chính

5. Giấy chứng nhận phô tô 6. Chứng minh nhân dân phô tô 7. Sổ hộ khẩu phô tô

- Hồ sơ cấp mới:

1. Đơn đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

2. Danh sách các thửa đất của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý

3. Trích lục bản đồ địa chính

4. Đơn trình bày nguồn gốc sử dụng đất

5. Thông báo công khai các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp GCN

6. Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất

7. Biên bản kết thúc thời gian công khai hồ sơ xét cấp GCN quyền sử

dụng đất

8. Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư 9. Chứng minh nhân dân phô tô

10. Sổ hộ khẩu phô tô

* Bước 2: Thực hiện kê khai đăng ký đất đai

1. Những nội dung công việc do hộ gia đình, cá nhân thực hiện

- Sau khi nhận Tờ khai đăng ký đất đai, hộ gia đình, cá nhân và cộng

đất thực tế đang sử dụng để xác định các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp Giấy chứng nhận đã bị mất, đang thế chấp ngân hàng hoặc đã bị sai lệch diện tích, tên chủ sử dụng khi thực hiện dồn điền đổi thửa... thì liên hệ với Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố để được cung cấp thông tin. Sau khi đã xác định được các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện việc đăng ký.

2. Những nội dung công việc do Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện.

- Cung cấp các thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và các thửa đất đã được đo đạc thể hiện trên các loại bản đồ; thông báo những khu vực đã có bản đồ, chi tiết đến từng địa danh, xứ đồng để người dân biết, đối chiếu với những thửa đất đang quản lý, sử dụng, xác định các thửa đất phải trích lục bản đồ hoặc thửa đất phải đo đạc, xác định diện tích, vẽ sơ đồ khi kê khai, đăng ký.

- Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân viết Tờ kê khai đăng ký đất đai, Tờ

khai nộp lệ phí trước bạ, Tờ khai nộp tiền sử dụng đất (nếu có); giải đáp những ý kiến thắc mắc của nhân dân trong quá trình thực hiện; đôn đốc hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện tờ khai; tổ chức tiếp nhận, viết giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đất đai của nhân dân.

- Tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo cấp xã giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở, đảm bảo hoàn thành việc kê khai đăng ký và hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư.

* Bước 3: Phân loại hồ sơ

Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện việc phân loại hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, cách phân loại hồ sơ như sau :

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên dịa bàn xóm già, xã huống thượng, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 50 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w