L/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẼ HỘI NHẬP CÓ HIỆU QUÁ:
4. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh
nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả vế số lượng và chất lượng. Để đạt được như mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra, cần phải có lực lượng lao động trực tiếp trong du lịch là hơn 333.000 người, nghĩa là trong 5 năm tới cần phải đào tạo mới cho khoảng 100.000 lao động du lịch.
Hiện tại, chất lượng lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm hơn 3%. Số lao động biết ngoại ngữ không nhiều, chỉ chiếm khoảng gần 1/2. Tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao. Vì vậy, ngoài việc đào tạo mới thì việc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động hiện tại cũng cần được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát du lịch phải được đào tạo chuyên sâu và có bài bản cả về trình độ
chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tin học và có sự hiểu biết về pháp luật.
Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những hướng dẫn viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao.
Hiện nay, do năng lực quản lý của đội ngũ những nguời làm công tác trong ngành du lịch của ta chưa có tính chuyên nghiệp cao thì việc sử dụng sự trợ giúp tư vấn của nước ngoài là cần thiết nhằm không chỉ nâng cao hiệu quả xúc tiến phát triển ngành du lịch mà còn nâng cao nghiệp vụ kỹ năng của cán bộ trong ngành du lịch. Ngoài ra, cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, về cách ứng xử, giao tiếp khi có khách quốc tế đến tham quan địa phương. Tránh tình trạng mời chào, chèo khéo, bắt ép khách mua hàng. Kinh phí xúc tiến phát triển du lịch là quan trọng, song đôi khi không phải lúc nào cũng cần có nhiều tiền, mà cần phải có cách "ứng xử phù hợp". Khắc phục những
yếu kém trong giao tiếp cũng rất quan trọng.