gia, … có thể bị nguy hại:
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi
trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền.
* Đối với các doanh nghiệp Việt nam:
+ Ðây là sân chơi lớn toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam cần gia nhập vào sân chơi đó sẽ tăng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Doanh nghiệp cần thị trường toàn cầu để phát triển kinh tế, thương mại và thu hút đầu tư. Hiện nay, xuất khẩu của doanh nghiệp tăng tương đối nhanh, có năm 23%, có năm 19%, năm 2005 kim ngạch của đạt 32,5 tỷ USD. So với các nước trong khu vực thì như vậy là rất nhỏ.
+ Muốn thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp phải đạt 100 tỷ USD trở lên, nhập khẩu phải ở mức tương đương. Hàng hóa và dịch vụ Việt Nam còn bị phân biệt đối xử, khi gia nhập WTO những phân biệt đối xử đó mới được dỡ bỏ.
Thí dụ, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, giày dép sang châu Âu; vẫn không được hưởng ưu đãi thuế quan đối với nông sản, nên không bán gạo vào châu Âu được. Hàn Quốc bảo hộ gạo, có hạn ngạch, gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt nam mới được chia hạn ngạch. Với Hoa Kỳ, không
gia nhập WTO Việt nam vẫn bị hạn ngạch dệt may. Nếu gia nhập WTO, doanh nghiệp Việt nam được dỡ bỏ hạn ngạch dệt may. Gia nhập WTO chúng ta mới dỡ bỏ được rào cản, phân biệt đối xử mà chỉ dành riêng cho các thành viên WTO.
+ Gia nhập WTO, Việt nam có hệ thống luật pháp minh bạch, rõ ràng, dễ dự đoán thu hút các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài.
+ Chúng ta thấy các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Vì họ cho rằng, nếu Việt Nam gia nhập WTO thì hệ thống pháp luật sẽ phù hợp sân chơi của thế giới và nó sẽ ổn định. Chính vì điều đó mà đầu tư nước ngoài năm 2005 tăng hơn rất nhiều so với 2004, sáu tháng đầu năm 2006 tiếp tục tăng. Các dự án đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore,... nhất là dự án lớn bắt đầu vào Việt Nam, kể cả công ty đa quốc gia.
Các công ty đa quốc gia có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Theo thống kê của WTO, trên thế giới có khoảng 70 nghìn công ty đa quốc gia, chiếm 1/3 thương mại toàn cầu. Các nước đều muốn các công ty đa quốc gia đầu tư vào nước mình, vì họ có công nghệ, vốn, thị trường toàn cầu. Không phải họ đầu tư vào một nước là họ vào thị trường nội địa của nước đó, mà họ
còn tính cả thị trường khu vực, toàn cầu. Nơi nào có lợi thế hơn sẽ đầu tư vào và xuất khẩu đi các nước khác ở khu vực.
+ Gia nhập WTO, chúng ta sẽ có điều kiện chủ động tham gia chính sách thương mại toàn cầu.
Xu hướng trong WTO, lần đầu trong hội nghị Hồng Kông vừa qua đã đề cập công tác bình đẳng và cân bằng thương mại giữa các thành viên của WTO. Yêu cầu các nước phát triển mở cửa thị trường hàng nông sản, bỏ trợ cấp xuất khẩu để tạo cho thương mại toàn cầu phát triển bền vững và tạo điều kiện cho thương mại phát triển công bằng và không bị bóp méo.
+ Gia nhập WTO, những tranh chấp được giải quyết tốt hơn: Xu hướng các nước là dùng WTO để giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong WTO là dễ thực thi hơn.
Thí dụ, một nước A áp thuế chống bán phá giá với một nước thành viên WTO mà tổng thuế đó tương đương với 100 triệu USD, khi WTO giải quyết tranh chấp, đi đến quyết định là kiện chống bán phá giá không đúng, yêu cầu nước kiện kia bỏ đi. Nếu không bỏ, thì nước bị kiện có quyền nâng thuế nhập khẩu các mặt hàng của nước kia lên tương đương mức 100 triệu USD. Do vậy, cơ chế đó thực thi trong cuộc sống nhiều hơn, dễ thực hiện hơn là
cơ chế giải quyết tranh chấp qua trọng tài quốc tế và tòa án.
+ Gia nhập WTO không có nghĩa các vụ kiện chống bán phá giá sẽ giảm đi. Chúng ta càng tăng xuất khẩu, thì tranh chấp thương mại sẽ càng tăng. Chỉ có điều mức độ chúng ta sẽ được giải quyết công bằng hơn.
Nếu trước đây, năm 1990 chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu 2,4 tỷ USD, nay chỉ trong một tháng, chúng ta đã đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 3 tỷ USD. Khi vào WTO, để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, tăng xuất khẩu, lúc đó chúng ta sẽ đạt đến mức xuất khẩu 100 tỷ USD. Mỗi tháng chúng ta đạt kim ngạch xuất khẩu gần 10 tỷ USD. Như thế, mức độ chúng ta tham gia thị trường thế giới càng tăng, thì các tranh chấp quốc tế về thương mại cũng tăng. Gia nhập WTO không có nghĩa là hết tranh chấp quốc tế về thương mại. Chỉ có điều chúng ta không bị phân biệt đối xử nữa.
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2007 QUA ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
“Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động ngay đối với dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam, vì các nhà đầu tư
nước ngoài đã mong chờ việc này từ lâu.”
Năm 2007, năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam hội nhập vào sân chơi toàn cầu sẽ có nhiều thách thức, song cơ hội là lớn hơn. Các chuyên gia kinh tế đều dự báo "lực đẩy" của cạnh tranh và hội nhập sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam tiến vào quỹ đạo kinh tế toàn cầu một cách ổn định và bền vững.
Christoph Wiesner, Tham tán Chính trị, Kinh tế và Thương mại của Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam: Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phát triển mạnh
“Theo tôi, sang năm 2007, một lần nữa kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phát triển rất mạnh. Người tiêu dùng trong nước sẽ được lợi từ việc giá cả hàng hoá rẻ hơn do hàng rào thuế quan đã được cắt giảm, trong khi nền công nghiệp lại có thể thu nhiều lợi nhuận hơn do nguyên liệu nhập khẩu đầu vào có giá hạ hơn, do đó cơ hội tham gia vào thị trường thế giới sẽ rộng mở hơn, trong đó có thị trường Liên minh Châu Âu vốn đang là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam.
Tôi trông đợi giao dịch thương mại sẽ phát triển mạnh mẽ, ít nhất là trong khu vực các doanh nghịêp tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực sẽ giành được nhiều sân chơi hơn theo Luật Doanh nghiệp mới.
Mặt khác, tất cả các ngành công nghiệp cũng sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ việc dễ dàng tiếp cận nguồn vốn hơn, do thị trường vốn của Việt Nam ngày càng phát triển sâu rộng, vững chắc nhờ những biện pháp tự do hoá được áp dụng đối với thị trường chứng khoán còn non trẻ gần đây.
Tuy nhiên, gia nhập WTO không phải là điểm kết thúc của một quá trình, mà ở nhiều phương diện, nó chỉ là bước đầu tiên trên cả một con đường dài của Việt Nam. Gánh nặng vẫn đang nằm ở phía trước. Để có thể tồn tại trong một môi trường quốc tế cạnh tranh khốc liệt, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách.”
Tiến sĩ Peter Naray, Cố vấn trưởng Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên II (Mutrap II): Bước đột phá của xuất khẩu Việt Nam
“Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động ngay đối với dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chảy vào Việt Nam, vì các nhà đầu tư nước ngoài đã mong chờ việc này từ lâu. Việc gia tăng FDI trong năm 2007 và những năm sau khi gia nhập WTO sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng GDP của Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2007 sẽ là năm bản lề chứng kiến bước đột phá của các nhà xuất khẩu Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường các nước thành viên WTO, nhất là đối với hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
Việc hội nhập khu vực cũng dễ dàng hơn do khung pháp lý và vị thế của VN đã ngang bằng với các thành viên ASEAN khác. Song do những cam kết giảm thuế từ hội nhập WTO, nên sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng lên. Các nhà sản xuất trong nước phải cạnh tranh mạnh mẽ với hàng nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài một số loại hàng hoá phải giảm thuế ngay sau khi gia nhập, lộ trình thực hiện của Việt Nam tương đối hợp lý (từ 5-7 năm). Vì vậy, doanh nghiệp
Việt Nam vẫn có đủ thời gian để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, thông qua nỗ lực của bản thân cũng như tìm kiếm đối tác để thu hút vốn, công nghệ."
Claudio Dordi, Chuyên gia kinh tế, Giám đốc Dự án hỗ trợ Việt Nam gia nhập WTO của Chính phủ Italia: Điểm hút đầu tư trong năm 2007
"Lực đẩy từ việc gia nhập WTO sẽ mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những khởi sắc mới, đặc biệt là về lượng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Khu vực tài chính, viễn thông và thương mại sẽ có sức bật mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, việc theo đuổi và thực hiện các cam kết gia nhập WTO sẽ thúc đẩy việc cải cách hành chính tại Việt Nam, minh bạch hơn và rõ ràng hơn.
Sức ép cạnh tranh là rất lớn, nhưng theo tôi nó mang lại cái lợi lớn hơn là doanh nghiệp Việt Nam sẽ học được cách hợp tác và làm việc cùng với doanh nghiệp nước ngoài. Tôi cho rằng, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2007 sẽ tiếp tục ở con số ấn tượng khoảng 8%. Gia
nhập WTO còn khiến người tiêu dùng Việt Nam được hưởng lợi, do các mặt hàng đều giảm giá và đa dạng hơn về chủng loại nên sức tiêu thụ cũng lớn hơn."
Ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Năm 2007, GDP có thể đạt trên 8,5%
"Năm 2007 là năm thứ 2 thực hiện kế hoạch 5 năm (2006-2010), nền kinh tế đang có nhiều dấu hiệu khả quan cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP sẽ cao hơn mức đề ra (7,5-8%/năm), khả năng đạt 8,2-8,5% và có thể trên mức 8,5%. Sở dĩ nói điều này là do các nguồn lực đầu tư vẫn chưa được tận dụng hết.
Từ năm 1993 - 2006, vốn ODA các nhà tài trợ cam kết cho Việt Nam lên tới 37 tỉ USD, cụ thể hoá bằng các hiệp định ký kết là 27 tỉ USD, nhưng chỉ có 18 tỉ USD được giải ngân. Tương tự, vốn FDI các nhà đầu tư cam kết tới 60 tỉ USD, nhưng vốn thực hiện (bằng các dự án đã đầu tư và đi vào hoạt động) chỉ là 28 tỉ USD. Cộng cả 2 nguồn vốn trên lượng vốn đưa vào đầu tư để tăng trưởng chiếm chưa đến 50%.
Như vậy là nguồn lực cho đầu tư phát triển còn có thể đẩy lên nữa, nhưng vấn đề khả năng hấp thụ của nền kinh tế chưa cao. Nếu chúng ta đẩy mạnh được lượng vốn giải ngân và tăng trưởng xuất khẩu - đây chính là hai "đầu tàu" thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, trong đầu tư cần coi trọng hiệu quả vì chất lượng tăng trưởng phụ thuộc lớn vào điều này, nếu không cải thiện hiệu quả đầu tư thì những năm tới 2008-2009 sẽ rất khó khăn để đạt tốc độ trưởng cao."