Tên công ty: CÔNG TY TNHH TIMBALINK VIỆT NAM
Tên giao dịch quốc tế: Timbalink Vietnam Company Limited
Tên viết tắt: Timbalink VN Co., Ltd
Mã số thuế: 3602651413
Địa chỉ: Đường số 9, KCN Long Thành, xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
Người đại diện pháp luật: Đinh Trí Nhân (Tổng Giám đốc)
Điện thoại: 0903930903
Ngày hoạt động: 07/11/2011
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Thành lập ngày 07/11/2011, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3601651413 đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 26/08/2019 do Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp. Công ty chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 12,424,800,000 (Mười hai tỷ, bốn trăm hai mươi bốn triệu, tám trăm nghìn) đồng Việt Nam. Từ khi thành lập, công ty tiến hành các giao dịch với tên chính thức là Công ty TNHH Timbalink Việt Nam, tên giao dịch tiếng anh là Timbalink Vietnam Company Limited (viết tắt là Timbalink VN Co., Ltd). Hiện công ty đặt trụ sở tại địa chỉ Đường số 9, KCN Long Thành, xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
2.1.3. Đặc điểm kinh doanh sản xuất và chế biến gỗ của công ty
• Phương thức kinh doanh
Công ty TNHH Timbalink Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ (thanh gỗ, trục gỗ dạng hình vuông, tròn…) từ nguồn gỗ rừng trồng và nhập khẩu hợp pháp với quy mô 15.000 m3/năm.
Với loại hình kinh doanh là gia công cho thương nhân nước ngoài, theo đó công ty TNHH Timbalink Việt Nam sẽ sử dụng gỗ của khách hàng đặt gia công để thực hiện sản xuất, xử lý theo yêu cầu của họ, sau đó xuất khẩu thành phẩm cho khách hàng.
• Sản phẩm và dịch vụ của công ty
Timbalink Việt Nam hiện đang cung cấp một loạt các dịch vụ xử lý và chế biến gỗ phục vụ cho ngành xây dựng.
o Dịch vụ: Sản xuất và chế biến các loại gỗ mềm bao gồm gỗ thông radiata
của New Zealand và Chile, gỗ thông Việt Nam...
Bảng 2.1: Các loại hình dịch vụ của công ty TNHH Timbalink Việt Nam
Dịch vụ Ứng dụng Ưu điểm Lợi ích
Xử lý hóa chất
• LOSP
• TAN E
• Tăng độ bền • Ổn định về
kích thước
• Bảo hành 25 năm • Thân thiện môi trường • Không ăn mòn ốc vít
• Đảm bảo chất lượng • Ít sửa chữa, bảo trì
Dịch vụ Ứng dụng Ưu điểm Lợi ích
• Chống thấm nước • Giảm chi phí và các vấn đề phát sinh
Sơn lót và đóng gói gỗ
• Phủ lớp bề mặt bằng sơn lót
• Tăng giá trị sản phẩm • Tiết kiệm thời gian • Sơn chất lượng cao
• Giảm thiểu chi phí so với gỗ thô
• Chất lượng được hoàn thiện
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
o Xử lý gỗ: Năm 2012, công ty đã khai trương nhà máy xử lý gỗ theo công
nghệ LOSP và TAN E. Việc xử lý, dựa trên những vật liệu và công nghệ được thế giới công nhận, sẽ giúp làm tăng thời gian sử dụng gỗ lên nhiều lần, đạt đến 25 năm, tránh được mục nát và mối mọt (Hà Huy Hiệp, 2012). Sau khi xử lý, gỗ sẽ có thời gian sử dụng dài hơn cho nhiều ứng dụng; tăng đặc tính đặc biệt sử dụng thích hợp cho các ứng dụng xây dựng; giá thành cạnh tranh; tài nguyên rừng được sử dụng bền vững.
Bảng 2.2: Hóa chất và công nghệ xử lý gỗ của công ty TNHH Timbalink Việt Nam Cấp độ Mô tả tình trạng gỗ và hình thức sử dụng Phương pháp
H1
Mức độ xử lý thấp khi gỗ không tiếp xúc với thời tiết. Công dụng chính là đóng khung gỗ và lót nội thất. Được chia làm hai loại:
LOSP
• H1.1
• Gỗ được bảo vệ khỏi thời tiết, khô ráo trong quá trình sử dụng, không có mối mọt
Cấp độ Mô tả tình trạng gỗ và hình thức sử dụng Phương pháp
• H1.2
• Gỗ được bảo vệ khỏi thời tiết nhưng ở những nơi có nguy cơ tiếp xúc với độ ẩm dẫn đến mục nát.
LOSP
H2
Mức này tương tự như H1 nhưng bao gồm phương pháp xử lý diệt côn trùng để bảo vệ khỏi sự tấn công của mối mọt.
LOSP
H3
Đối với những trường hợp mục nát vừa phải khi gỗ tiếp xúc với thời tiết nhưng không tiếp xúc với mặt đất. Được chia thành hai loại:
LOSP, TAN E
• H3.1
• Gỗ được sử dụng ngoài trời, nằm trên mặt đất, tiếp xúc với thời tiết
LOSP, TAN E
• H3.2
• Gỗ sử dụng ngoài trời, nằm trên mặt đất, tiếp xúc với thời tiết hoặc được bảo vệ khỏi thời tiết nhưng có nguy cơ bị đọng nước
LOSP, TAN E
H4
Được sử dụng trong các khu vực tiếp xúc với mặt đất, làm trụ hàng rào và gỗ làm cảnh.
LOSP
H5
Tiếp xúc với mặt đất nơi có thể xảy ra tình trạng thấm ướt nghiêm trọng hoặc liên tục. Các mục đích sử dụng là cọc và cọc nhà, tường chắn và giá đỡ làm vườn.
LOSP
H6
Sử dụng trong hàng hải. Cọc chắn bùn cầu cảng, các bộ phận hàng hải và cầu cảng thường xuyên bị ngâm trong nước biển hoặc mặt đất ở cửa sông.
LOSP
o Bảo quản gỗ:
LOSP (Xử lý bằng dung môi)
- H1, H2, H3
- Không thêm nước nên giúp gỗ có tính ổn định hơn
- Xử lý bằng các thành phần hoạt tính, hữu cơ và có thể phân hủy sinh học - Quy trình áp suất/ chân không cho phép hóa chất thâm nhập hoàn toàn vào
sản phẩm (100% dát gỗ)
TAN E (Xử lý bằng các hóa chất có gốc nước)
- H3, H4, H5
- Gỗ sử dụng ngoài trời đã qua xử lý TAN E bền đẹp hơn, chống mục nát và côn trùng trong 25 năm
- Gỗ sau khi xử lý ban đầu sẽ có màu xanh lục, sau đó sẽ chuyển sang màu mật ong khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời
- Được công nhận tại nhiều quốc gia
2.1.4. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH Timbalink Việt Nam
Bảng 2.3: Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Tổng giám đốc:
Là người đại diện pháp luật, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý cho mọi hoạt động của công ty; hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát tất cả các hoạt động của công ty.
Giám đốc điều hành:
Là người phụ trách điều hành công ty theo mục tiêu, tầm nhìn và giá trị cốt lõi mà công ty đã đề ra. Đưa ra các chiến lược kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho công ty và chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh này.
Thư ký Ban Giám đốc:
Ghi nhận và triển khai các chỉ đạo từ Ban Giám đốc. Tham mưu cho Ban Giám đốc về hồ sơ, công việc, theo dõi các vấn đề liên quan theo đúng chức năng, thẩm quyền. Thay mặt Ban Giám đốc giải quyết những vấn đề phát sinh khi cần thiết.
Phòng ban Chức năng và nhiệm vụ
Phòng Kế toán
- Thực hiện thu chi tài chính
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty
- Thực hiện các báo cáo kế toán định kỳ của công ty theo quy định của Bộ tài chính và các văn bản pháp luật hiện hành - Lưu trữ tài liệu kế toán
Phòng Xuất nhập khẩu
- Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh XNK
- Làm việc với forwarder để hoàn thiện bộ chứng từ và thủ tục hải quan theo đúng quy định của Nhà nước
- Đề xuất và triển khai các kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa - Giám sát quá trình xuất nhập hàng hóa
Phòng ban Chức năng và nhiệm vụ
Phòng sản xuất
- Đảm bảo sản phẩm đạt đúng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng - Kiểm tra và giám sát tiến độ sản xuất của công ty
- Tiếp nhận đơn hàng, lên kế hoạch sản xuất
Phòng Hành chính & Nhân sự
- Lên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân viên - Lưu trữ văn bản, hồ sơ
- Tham gia vận hành hệ thống lương thưởng, đãi ngộ theo quy định của công ty
- Theo dõi và đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên
Nguồn: Phòng Hành chính & Nhân sự
2.1.5. Tình hình nguồn nhân lực tại công ty TNHH Timbalink Việt Nam Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2018-2020 Bảng 2.4: Tình hình nhân sự của công ty giai đoạn 2018-2020
2018 2019 2020 SL % SL % SL % TỔNG 22 100% 21 100% 24 100% 1. Theo giới tính Nam 19 86% 18 86% 21 87% Nữ 3 14% 3 14% 3 13%
2. Theo độ tuổi
18 – 30 tuổi 3 14% 2 9% 0 0%
30 – 40 tuổi 11 50% 9 43% 14 58%
Trên 40 tuổi 8 36% 10 48% 10 42%
3. Trình độ học vấn
2018 2019 2020
SL % SL % SL %
Cao đẳng – Trung cấp 1 5% 1 5% 1 4%
Lao động phổ thông 15 68% 14 67% 17 71%
4. Theo loại hợp đồng
Ngắn hạn 11 50% 10 48% 13 54%
Dài hạn 11 50% 11 52% 11 46%
Nguồn: Phòng Hành chính & Nhân sự
Dựa vào bảng 2.3, từ năm 2018 đến 2020, nhân sự của công ty không có sự biến động quá nhiều. Tuy nhiên có thể thấy được, số lượng lao động vẫn còn ít đối với một công ty sản xuất và chế biến, song điều này có thể sẽ giúp công ty dễ quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hơn. Ngoài ra, với quy mô nhân sự nhỏ, công ty sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí tiền lương, tránh được tình trạng lãng phí nhân lực. Hơn nữa, ban giám đốc sẽ hiểu rõ được năng lực, tính cách của từng cá nhân để phân bổ nhân viên vào vị trí thích hợp, đảm bảo được năng suất và tiến độ công việc.
• Xét về giới tính: Số lao động nam chiếm đa số, nguyên nhân là do đặc thù của ngành sản xuất và chế biến gỗ có nhiều công đoạn bốc xếp hàng hóa có trọng lượng lớn, bên cạnh đó các công đoạn chà nhám, xử lý gỗ cũng đòi hỏi nhân công phải có sức khỏe và thể lực tốt, vì vậy chỉ có nam giới mới có thể đáp ứng được tốt những yêu cầu này.
• Xét theo độ tuổi: hầu hết nhân sự đều nằm trong khoảng từ 30 tuổi trở lên, mặc dù độ tuổi trung bình khá cao nhưng đây đều là người có kinh nghiệm thực tế trong nghề và đã gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập.
• Xét theo trình độ học vấn: Số lao động phổ thông chiếm tỷ lệ lớn hơn 60%, lực lượng lao động này chủ yếu làm việc tại Bộ phận sản xuất. Hầu hết lao động có trình độ cao được bố trí làm vào bộ máy quản lý của công ty.
• Xét theo loại hợp đồng: Lực lượng lao động theo hợp đồng dài hạn chủ yếu là nằm trong bộ máy quản lý của công ty. Hợp đồng ngắn hạn là lao động phổ thông phục vụ sản xuất.
2.2. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2018-2020 2.2.1. Doanh thu
Bảng 2.5: So sánh chênh lệch doanh thu của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
I. Doanh thu -2,069.05 1,449.62 -7% 5%
- Doanh thu thuần BH & CCDV -2,891.60 2,211.85 -10% 9%
- Doanh thu tài chính 91.04 632.18 46% 219%
- Thu nhập khác 731.50 -1,394.42 110% -100%
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Biểu đồ 2.1: Tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A) 24,000.00 24,500.00 25,000.00 25,500.00 26,000.00 26,500.00 27,000.00 27,500.00 28,000.00 28,500.00 29,000.00 29,500.00 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2018 2019 2020
Doanh thu qua các năm không có quá nhiều sự thay đổi, chỉ có năm 2019 khi công ty thay đổi địa điểm kinh doanh đã làm ảnh hưởng đến doanh thu trong một thời gian ngắn. Nhìn chung, mặc dù chịu không ít những ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng công ty vẫn đang duy trì doanh thu ở mức tương đối ổn định.
Dựa vào bảng trên cũng có thể thấy được, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu chính của công ty. Doanh thu tài chính cũng tăng vượt trội đặc biệt là ở năm 2020, tăng gấp 3 lần so với năm 2019, góp phần tăng tỷ lệ tổng doanh thu cho công ty. Về phần các thu nhập khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ, cho đến năm 2020 không có ghi nhận các khoản thu nhập nào.
2.2.2. Chi phí
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 I. Chi phí 27,445.55 25,415.05 27,103.64 - Giá vốn bán hàng 23,622.22 21,082.32 21,850.15 - Chi phí bán hàng 965.27 896.24 1,043.59 - Chi phí quản lý 2,541.07 2,697.35 2,890.09 - Chi phí tài chính 269.45 503.50 1,319.81 - Chi phí khác 47.54 235.63 - Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Bảng 2.7: So sánh chênh lệch chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
I. Chi phí -2,030.49 1,703.71 -7% 7%
- Giá vốn bán hàng -2,539.91 767.83 -11% 4%
Chỉ tiêu
So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
- Chi phí quản lý 156.29 192.74 6% 7%
- Chi phí tài chính 234.06 816.31 92% 167%
- Chi phí khác 188.09 -220.51 580% -100%
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí (từ 77% đến 85%), tiếp theo là chi phí quản lý chiếm tỷ lệ từ 7.5% đến 8%. Các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Nhìn chung, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch bệnh vào cuối năm 2019 và tiếp diễn vào năm 2020, nhưng công ty vẫn đạt mức doanh thu ổn định (trừ năm 2019 có sự thay đổi địa điểm kinh doanh).
2.2.3. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh giai đoạn 2018-2020 và phân
tích các tỷ số tài chính
a. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh:
Bảng 2.8: So sánh chênh lệch lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch Tỷ lệ
2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
Lợi nhuận thuần HĐKD -581.97 919.81 -34% 83%
Lợi nhuận kế toán trước thuế -38.56 -254.09 -2% -11%
Biểu đồ 2.2: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công có nhiều chuyển biến. Cụ thể vào năm 2019, như đã được đề cập, do chuyển đổi cơ sở hoạt động kinh doanh, công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt lợi nhuận, giảm 34% so với năm 2018 (tương đương với số tiền giảm là 581.97 triệu đồng). Sang đến năm 2020, đã có những chuyển biến tích cực khi lợi nhuận tăng đến 83% so với năm 2019, tương ứng với số tiền chênh lệch là 919.81 triệu đồng. Về lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dần qua từng năm nhưng không đáng kể do dịch bệnh covid-19 vào năm 2020 gây ra tình trạng dồn ứ hàng hóa, giá cước vận chuyển tăng hàng loạt trong khi tình trạng khan hiếm container kéo dài, điều này đã gây ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty do phải chi trả nhiều tiền hơn nhưng năng suất xuất khẩu lại thấp.
1,692.54 1,110.58 2,030.39 2,323.04 2,284.48 2,030.39 2018 2 0 1 9 2020
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Biểu đồ 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có sẽ đem lại bao