Đơn vị tính: Triệu đồng Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A) 24,000.00 24,500.00 25,000.00 25,500.00 26,000.00 26,500.00 27,000.00 27,500.00 28,000.00 28,500.00 29,000.00 29,500.00 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 2018 2019 2020
Doanh thu qua các năm không có quá nhiều sự thay đổi, chỉ có năm 2019 khi công ty thay đổi địa điểm kinh doanh đã làm ảnh hưởng đến doanh thu trong một thời gian ngắn. Nhìn chung, mặc dù chịu không ít những ảnh hưởng từ dịch bệnh nhưng công ty vẫn đang duy trì doanh thu ở mức tương đối ổn định.
Dựa vào bảng trên cũng có thể thấy được, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn thu chính của công ty. Doanh thu tài chính cũng tăng vượt trội đặc biệt là ở năm 2020, tăng gấp 3 lần so với năm 2019, góp phần tăng tỷ lệ tổng doanh thu cho công ty. Về phần các thu nhập khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ, cho đến năm 2020 không có ghi nhận các khoản thu nhập nào.
2.2.2. Chi phí
Bảng 2.6: Tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 I. Chi phí 27,445.55 25,415.05 27,103.64 - Giá vốn bán hàng 23,622.22 21,082.32 21,850.15 - Chi phí bán hàng 965.27 896.24 1,043.59 - Chi phí quản lý 2,541.07 2,697.35 2,890.09 - Chi phí tài chính 269.45 503.50 1,319.81 - Chi phí khác 47.54 235.63 - Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Bảng 2.7: So sánh chênh lệch chi phí của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
I. Chi phí -2,030.49 1,703.71 -7% 7%
- Giá vốn bán hàng -2,539.91 767.83 -11% 4%
Chỉ tiêu
So sánh (tuyệt đối) So sánh (tương đối) (%) 2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
- Chi phí quản lý 156.29 192.74 6% 7%
- Chi phí tài chính 234.06 816.31 92% 167%
- Chi phí khác 188.09 -220.51 580% -100%
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Giá vốn bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí (từ 77% đến 85%), tiếp theo là chi phí quản lý chiếm tỷ lệ từ 7.5% đến 8%. Các khoản chi phí còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Nhìn chung, mặc dù diễn biến phức tạp của dịch bệnh vào cuối năm 2019 và tiếp diễn vào năm 2020, nhưng công ty vẫn đạt mức doanh thu ổn định (trừ năm 2019 có sự thay đổi địa điểm kinh doanh).
2.2.3. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh giai đoạn 2018-2020 và phân
tích các tỷ số tài chính
a. Đánh giá chung về kết quả kinh doanh:
Bảng 2.8: So sánh chênh lệch lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Chênh lệch Tỷ lệ
2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
Lợi nhuận thuần HĐKD -581.97 919.81 -34% 83%
Lợi nhuận kế toán trước thuế -38.56 -254.09 -2% -11%
Biểu đồ 2.2: Tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công có nhiều chuyển biến. Cụ thể vào năm 2019, như đã được đề cập, do chuyển đổi cơ sở hoạt động kinh doanh, công ty đã bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt lợi nhuận, giảm 34% so với năm 2018 (tương đương với số tiền giảm là 581.97 triệu đồng). Sang đến năm 2020, đã có những chuyển biến tích cực khi lợi nhuận tăng đến 83% so với năm 2019, tương ứng với số tiền chênh lệch là 919.81 triệu đồng. Về lợi nhuận kế toán trước thuế giảm dần qua từng năm nhưng không đáng kể do dịch bệnh covid-19 vào năm 2020 gây ra tình trạng dồn ứ hàng hóa, giá cước vận chuyển tăng hàng loạt trong khi tình trạng khan hiếm container kéo dài, điều này đã gây ảnh hưởng đến một phần lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty do phải chi trả nhiều tiền hơn nhưng năng suất xuất khẩu lại thấp.
1,692.54 1,110.58 2,030.39 2,323.04 2,284.48 2,030.39 2018 2 0 1 9 2020
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Biểu đồ 2.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. ROA cho biết cứ 100 đồng tài sản mà doanh nghiệp hiện có sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Dựa vào biểu đồ 2.6, từ năm 2018 đến 2020, chỉ số này giảm liên tục từ 23% (2018) xuống còn 16% (2020), điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản sẽ tạo ra 16 đồng lợi nhuận (Biểu đồ 2.8). Tổng tài sản của công ty tăng thêm 27% trong khi lợi nhuận sau thuế giảm xuống 17%. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỷ suất ROA giảm đáng kể trong giai đoạn giai đoạn 2018-2020. 23% 21% 16% 0% 5% 10% 15% 20% 25% - 2,000.00 4,000.00 6,000.00 8,000.00 10,000.00 12,000.00 14,000.00 2018 2019 2020
c. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Biểu đồ 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là chỉ số cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Giai đoạn 2018 – 2019, chỉ số ROS của công ty tăng trưởng từ 8.06% lên 8.81%, giai đoạn này do có sự thay đổi về cơ sở sản xuất nên số liệu về doanh thu thuần giảm xuống tương đối (giảm 10%), tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thì không có sự thay đổi do đó dẫn đến chỉ số ROS tăng do hiệu quả lợi nhuận tăng. Sang đến năm 2020, ROS giảm đột ngột xuống còn 7.21%. Nghĩa là lúc này, cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 7.21 đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số ROS trong năm 2020 giảm do lợi nhuận sau thuế của công ty giảm so với năm 2019, trong thời gian này công ty chỉ thu lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà không có thêm khoản lợi nhuận nào khác. Doanh thu cũng tăng lên đáng kể và lớn hơn mức tăng trưởng của lợi nhuận nên dẫn đến sự thay đổi của chỉ số ROS so với 2019.
8.06% 8.81% 7.21% 0.00% 1.00% 2.00% 3.00% 4.00% 5.00% 6.00% 7.00% 8.00% 9.00% 10.00% - 5,000.000 10,000.000 15,000.000 20,000.000 25,000.000 30,000.000 35,000.000 2018 2019 2020
d. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Biểu đồ 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cho biết cứ mỗi 100 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Từ năm 2018 đến năm 2019, chỉ số ROE của công ty giảm mạnh từ 123.20% xuống còn 54.98%, điều này được giải thích bằng việc công ty đã tăng vốn chủ sở hữu khi thay đổi địa điểm kinh doanh để hỗ trợ cho việc mở rộng và phát triển quy mô. Đến năm 2020, chỉ số này tiếp tục giảm còn 32.91%, nghĩa là cứ mỗi 100 đồng đầu tư của vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra 32.91 đồng lợi nhuận ròng.
Trong 3 năm liền, vốn chủ sở hữu của công ty tăng liên tục trong khi lợi nhuận sau thuế giảm dẫn đến tỷ suất ROE qua các năm giảm dần. Mặc dù tỷ suất ROE giảm mạnh nhưng theo tỷ suất ROE vẫn lớn 20% nên công ty đang hoạt động có hiệu quả.
123.20% 54.98% 32.91% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 2018 2019 2020
2.2.4. Các chỉ tiêu về nợ phải trả và nguồn vốn
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu về nợ phải trả và nguồn vốn của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Chênh lệch Tỷ lệ
2019/2018 2020/2019 2019/2018 2020/2019
I. Nợ phải trả -1,376.03 -186.08 -17% -3%
1. Nợ ngắn hạn -1,192.43 165.01 -16% 3%
2. Nợ dài hạn -183.60 -366.22 -33% -100%
II. Vốn chủ sở hữu 2,269.36 2,015.27 120% 49%
A. TỔNG NGUỒN VỐN 893.33 1,829.18 9% 17%
Nguồn: Phòng Kế toán (Phụ lục A)
Năm 2019, nguồn vốn của công ty tăng lên 893.33 triệu đồng so với năm 2018, đến năm 2020 tăng 1,829.18 triệu đồng so với 2019, tương ứng với các tỷ lệ lần lượt là 9% và 17%. Nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm, đây là một tín hiệu khả quan, tuy nhiên nợ ngắn hạn vào năm 2020 tăng 3% so với năm trước. Lượng vốn chủ sở hữu có sự biến động lớn vào năm 2019 do có sự đầu tư/ góp vốn để mở rộng quy mô khi tăng thêm đến 120% và dần ổn định hơn vào năm 2020.
2.2.5. Khả năng thanh toán
Bảng 2.10: Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty giai đoạn 2018-2020
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 1.23 1.62 1.94
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời 0.57 0.97 1.08
Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.32 0.59 0.82
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hqt), phản ánh năng lực thanh toán của công
đó là 1 ≤ Hqt < 2, điều này có nghĩa là với lượng tài sản hiện có, công ty hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ khi tới hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) của công ty tăng dần qua các năm và
đạt ngưỡng lớn hơn 1 vào năm 2020 cho thấy sự nỗ lực trong việc cải thiện khả năng thanh toán của công ty, hệ số này càng cao chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng cao trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnh), thể hiện khả năng thanh toán của công ty
mà không cần thanh lý gấp hàng tồn kho. Tương tự với 2 hệ số trên, hệ số khả năng thanh toán nhanh cũng tăng dần qua các năm, đặc biệt trong năm 2019 và 2020, hệ số này biến động từ 0.5 đến 1, tức là khả năng thanh toán của công ty được đánh giá rất khả quan.
2.3. Phân tích hoạt động xuất khẩu gỗ của công ty TNHH Timbalink Việt Nam giai đoạn 2018-2020
2.3.1. Tình hình xuất khẩu gỗ của công ty trong giai đoạn 2018-2020
Bảng 2.11: Kim ngạch xuất khẩu G&SPG của công ty giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng Thị trường 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Mỹ 15,010.39 14,244.25 21,342.33 -766.15 -5% 7,098.08 50% New Zealand 9,485.82 7,238.93 4,771.08 -2,246.89 -24% -2,467.85 -34% Nội địa 3,883.27 4,208.50 1,951.76 325.23 8% -2,256.75 -54% Khác 365.42 161.63 - -203.79 -56% -161.63 - TỔNG 28,744.91 25,853.31 28,065.16 -2,891.60 -10% 2,211.85 9%
Nhìn chung, trong giai đoạn 2018-2020, sản phẩm của công ty được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Mỹ, New Zealand và tiêu thụ nội địa. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty biến động nhỏ qua các năm và dần có xu hướng ổn định. Cụ thể vào năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 10% do chuyển đổi cơ sở kinh doanh, đến năm 2020 đã nhanh chóng hồi phục khi tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
- Thị trường Mỹ dần chiếm ưu thế và trở thành thị trường xuất khẩu chính của công ty trong giai đoạn này, năm 2020 tăng đến 50% tổng giá trị xuất khẩu so với năm 2019, tương ứng với số tiền tăng lên là 7.098 tỷ đồng. Điều này là do tình hình căng thẳng trong thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của dịch covid-19 đã tạo ra nhiều cơ hội cho công ty nói chung và doanh nghiệp chế biến gỗ nói riêng.
- New Zealand là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty. Cùng với đặc thù xử lý gỗ, quy trình xử lý gỗ của công ty chỉ hoạt động tốt trên gỗ thông của New Zealand cho nên đây là thị trường mục tiêu của công ty từ khi mới thành lập. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, tổng kim ngạch xuất khẩu sang New Zealand có xu hướng giảm, năm 2020 giảm 34% so với năm 2019 và hơn 50% so với 2018. Bên cạnh đó, việc sở hữu công nghệ chuyển giao từ New Zealand cũng trở thành điểm bất lợi cho công ty khi cạnh tranh ở thị trường này.
- Về thị trương nội địa, hầu hết là các đơn đặt hàng nhỏ lẻ. Thị trường Việt Nam còn khá xa lạ với gỗ xử lý hóa chất và chưa hướng đến vật liệu gỗ trong xây dựng. Vì vậy, khách hàng thường là những đơn vị thi công các công trình nhà ở, các nhà thầu công trình hàng hải với số lượng ít và không thường xuyên.
Từ số liệu trên cho thấy, thi trường xuất khẩu của công ty TNHH Timbalink Việt Nam chỉ mới có mặt tại một vài nước như Mỹ, New Zealand và một số thị trường khác, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ còn thấp và có khả năng chưa ổn định do tình hình dịch bệnh covid- 19 kéo dài, từ đó có thể thấy công ty chưa khai thác sâu vào các thị trường tiềm năng cũng như năng lực cạnh trạnh còn thua kém.
2.3.2. Phân tích cơ cấu các chủng loại sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty giai đoạn 2018-2020
Nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào của công ty là gỗ thông New Zealand được phân làm 2 nhóm chính là solid (gỗ nguyên thanh) và finger joint (gỗ ghép thanh), qua quá trình xử lý hóa chất (LOSP và TAN E) để làm tăng độ bền và đặc tính sử dụng. Các sản phẩm gỗ xuất khẩu của công ty được chia ra làm 2 nhóm chính:
a. Gỗ solid (gỗ nguyên thanh) đã qua xử lý hóa chất: Ở nhóm này bao gồm cả 2 phương pháp xử lý là LOSP (H3) và TAN E (H4)
b. Gỗ Finger Joint (gỗ ghép thanh): Chỉ xử lý LOSP (H3) Tỷ lệ xuất khẩu của 2 nhóm này được thể hiện qua biểu đồ bên dưới:
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Đơn vị tính: Phần trăm (%)
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
67% 33%
Finger joint (gỗ ghép thanh)
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gỗ của công ty không đồng đều, chủ yếu là mặt hàng Finger joint, chiếm tỷ trọng 67%. Sự chênh lệch này là do gỗ ghép thanh (finger joint) có giá thành thấp hơn gỗ nguyên thanh (solid), phương pháp xử lý đa dạng hơn (LOSP và TAN E) dẫn đến nhu cầu sử dụng nhiều hơn so với mặt hàng solid.
Bảng 2.12: Giá trị xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng giai đoạn 2018-2020
Đơn vị tính: Triệu đồng 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) TỔNG 28,744.91 25,853.31 28,065.16 (2,891.60) -10% 2,211.85 9%
1. Solid (gỗ nguyên thanh)
LOSP (H3) 5,976.07 4,648.42 6,334.31 (1,327.64) -22% 1,685.88 36%
TAN E (H4) 3,509.75 3,366.10 4,049.80 (143.65) -4% 683.70 20%
2. Finger joint (gỗ ghép thanh)
LOSP (H3) 19,259.09 17,838.78 17,681.05 (1,420.31) -7% (157.73) -1%
Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu
Từ số liệu của bảng 2.12 cho thấy tỷ trọng giá trị xuất khẩu giữa 2 mặt hàng khá rõ rệt. Finger joint là mặt hàng chiếm ưu thế lớn hơn trong giai đoạn này, luôn chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu mặt hàng này có xu hướng giảm nhưng không đáng kể. Cụ thể, năm 2019 giá trị xuất khẩu giảm 7% tương ứng với số tiền 1,420.31 triệu đồng, sang đến năm 2020 tiếp tục giảm thêm 157.73 triệu đồng.
Mặt hàng gỗ solid chiếm trung bình khoảng 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu có sự biến động tương ứng với các giai đoạn kinh doanh của công ty, sang đến năm 2020 nhu cầu tiêu thụ gỗ solid tăng trưởng rõ rệt, xử lý LOSP tăng đến 36% (tương ứng 1,685.88 triệu đồng) và xử lý TAN E tăng 20% (tương ứng 683.7 triệu đồng).
Về phương pháp xử lý hóa chất, LOSP (H3) được sử dụng nhiều hơn hết, trung bình khoảng 87% so với tổng kim ngạch xuất khẩu do có tính đa dạng và thời gian sử dụng sau