HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC LÀO 1 Sơ lược về hệ thống giáo dục đại học Lào

Một phần của tài liệu Tiểu luận HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VÀ LÀO (Trang 31 - 35)

IV.1. Sơ lược về hệ thống giáo dục đại học Lào

Giáo dục Lào là hệ thống giáo dục có cơ cấu theo cấp bậc, bao hàm từ lớn đến nhỏ do nhà nước quản lí. Góp phần giáo dục và đào tạo ra các tầng lớp thế hệ mới cho tương lai đất nước. Để rồi từ đó, xây dựng một chế độ học tập tiến bộ cho toàn thể nhân dân.

Hệ thống giáo dục đại học của Lào bị phân tán cho nhiều bộ ngành quản lý. Mỗi bộ trong chính phủ đều có một số học viện, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường nghề. Bộ giáo dục không trực tiếp quản lý toàn bộ hệ thống đại học mà chỉ đưa ra những quy định hướng dẫn hoạt động của các trường đại học. Vấn đề nhân sự và tài chính của các cơ sở giáo dục thuộc các bộ sẽ do bộ chủ quản quyết định. Còn tại các trường tư, vấn đề nhân sự và tài chính sẽ do những cổ đông sở hữu trường quyết định. Hệ thống giáo dục trong nước Lào bao gồm giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học. Hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.

Bậc Tiểu học là bậc học bắt buộc, thời gian học là 5 năm. Trẻ em bắt đầu đi học bậc này khi đủ 7 tuổi. Sau khi học xong bậc Tiểu học, học sinh có thể học tiếp bậc Trung học thêm 7 năm, bao gồm Trung học cơ sở 4 năm, Trung học phổ thông 3 năm. Học sinh sẽ kết thúc bậc phổ thông vào năm 18 tuổi. Sau đó, học sinh sẽ thi vào học tiếp các nghề, cao đẳng, đại học. Thời gian học đại học từ 4 đến 6 năm, học cao đẳng từ 2 đến 3 năm, học nghề khoảng 3 năm. Sau khi học xong bậc đại học, người học sẽ có bằng cử nhân, ai muốn học cao hơn có thể tiếp tục học bậc thạc sỹ, tiến sỹ.

1. Hỗ Trợ:

utnguyen@gmail.com m

Một lựa chọn khác cho những người không thi vào được các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề là học ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên, thời gian học từ 6 tháng đến 1 năm. Hiện tại, ngoài trường học của nhà nước, tại Lào còn có nhiều trường tư nhân, bậc học từ Mầm non đến Cao đẳng.

1. Hỗ Trợ:

utnguyen@gmail.com m

IV.2.1. Cấu trúc hệ thống

Giáo dục Hoa Kỳ Giáo dục Lào

Bậc Tiểu học: 5 năm Bậc Tiểu học: 5 năm

Bậc Trung học cơ sở: 3năm Bậc Trung học cơ sở: 4 năm Bậc Trung học phổ thông: 4 năm Bậc Trung học phổ thông: 3 năm Bậc Cao đẳng: 2 năm Bậc Cao đẳng: 2 năm

Bậc Đại học: 4 năm Bậc Đại học: 4 năm Bậc Thạc sĩ: 2 năm Bậc Thạc sĩ: 2 năm

IV.2.2. Chương trình giáo dục

Giáo dục Hoa Kỳ

- 1 học kỳ gồm 5 môn và có khoảng 3-5 bài kiểm tra cho 1 môn - Khối lượng kiến thức trung bình

- Việc học được duy trì liên tục và xâu chuỗi từ kiến thức cơ bản đến nâng cao, Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Lịch sử , Địa lý tại Mỹ đều được xem giống nhau

- Học đi đôi với thực hành

Giáo dục Lào

- Đối với bậc TH, THCS, THPT gồm có 12 môn chia đều cho 2 học kỳ. Mỗi môn được kiểm tra trong mỗi tháng cho mỗi học kỳ.

- Các môn học được chia thành chính và phụ.

- Đối với đại học và sau đại học học 4 -6 năm, phải tốt nghiệp bậc phổ thông lấy bằng để học sâu hơn.

- Ít chú trọng đến việc thực hành.

IV.2.3. Phương pháp giáo dục

Giáo dục Mỹ:

- Đề cao sự tự do trong giáo dục - Phát triển tiềm năng cá nhân - Tính thích nghi và cạnh tranh cao

1. Hỗ Trợ:

utnguyen@gmail.com m

- Phương pháp đào tạo trải nghiệm - Định hướng giáo dục từ bậc tiểu học

Còn tại lào, chương trình giáo dục được đánh giá là áp lực với lượng kiến thức khổng lồ, Hầu hết các sinh viên rập khuôn máy móc hơn là sáng tạo. Thành tích học tập

1. Hỗ Trợ:

utnguyen@gmail.com m

cao nhưng lại không có tính ứng dụng thực tế. Học sinh còn bị động theo lối thầy giảng trò nghe. Sinh viên chỉ được chọn 1 ngành học và theo xuyên suốt trong những năm học.

IV.2.4. Mục tiêu giáo dục

Giáo dục Mỹ: Hướng đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, thông qua tư duy phản biện, đóng góp ý kiến, xây dựng. Tạo điều kiện cho học sinh phát triển theo năng khiếu của mình. Mục tiêu giáo dục của Mỹ là hướng tới sự phát triển toàn diện của học sinh. Chú trọng đến sự sáng tạo, tính cá nhân.

Một phần của tài liệu Tiểu luận HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC HOA KỲ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM VÀ LÀO (Trang 31 - 35)