4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội huyện Đại Từ
2.1.2. Đặc điểm về kinh tế-xã hội
Giai đoạn 2018 - 2020, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song phát huy tinh thần đoàn kết, với quyết tâm cao, Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Đại Từ đã đạt và vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế huyện Đại Từ giai đoạn 2018 - 2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng trưởng BQ (%)
2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 BQ I. Tổng GTSX 4.139 4.327 4.666 4,54 7,83 6,19 1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2.245 2.406 2.665 7,20 10,76 8,98 2. Công nghiệp - Xây dựng 999 1.015 1.053 1,55 3,74 2,65 3. Dịch vụ 895 906 948 1,21 4,64 2,92
II. Cơ cấu kinh tế 100,0 100,0 100,0
1. Nông, lâm
nghiệp và thủy sản 54,23 55,61 57,12 2. Công nghiệp -
Xây dựng 24,14 23,45 22,56 3. Dịch vụ 21,63 20,94 20,32
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2020)
Trong cơ cấu sản xuất của huyện thì giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp thủy sản chiếm tỷ trọng lớn khoảng 55% tổng giá trị sản xuất toàn huyện và duy trì đều tốc độ tăng trưởng. Năm 2019 giá trị sản xuất nông lâm nghiệp - Thủy sản tăng 162 tỷ đồng so với năm 2018 tương ứng tăng 7,2%; Năm 2020
chỉ tiêu này tiếp tục tăng 259 tỷ đồng tương ứng tăng 10,76% so với năm 2019. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này đạt 8,98%/năm.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đại Từ đã đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực đưa các giống cây trồng có năng suất, hiệu quả cao, phù hợp với “đồng đất” của địa phương vào sản xuất.
Từ đó, hình thành nên các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp tập trung như: Vùng trồng rau ở Hùng Sơn; vùng trồng bưởi diễn ở Tiên Hội; củ đậu, dưa hấu ở Bản Ngoại… Một trong những tiềm năng, thế mạnh về sản xuất nông nghiệp của Đại Từ là cây chè và sản phẩm trà với diện tích chè lớn nhất tỉnh, khoảng 6.300 ha, chiếm 1/3 diện tích chè toàn tỉnh, huyện có nhiều vùng chè đặc sản nổi tiếng như: La Bằng, Khuôn Gà, Hoàng Nông…
Toàn huyện đã thành lập được 15 hợp tác xã chè, có 33 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh quyết định công nhận. Hiện nay, cùng với đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sang giống chè mới có năng suất cao, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh chè của huyện đã quan tâm hơn đến việc thâm canh, cải tạo chè; sản xuất chè sạch, an toàn, chú trọng đến mẫu mã, bao bì sản phẩm và phát triển thương hiệu trên thị trường. Nhờ vậy giá trị sản phẩm chè được nâng lên, góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã gắn phát triển kinh tế với thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Bằng các nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn hỗ trợ xi măng của tỉnh xây dựng đường giao thông nông thôn, vốn lồng ghép từ chương trình, dự án khác và nguồn huy động đóng góp của doanh nghiệp, nhân dân, huyện Đại Từ đã triển khai thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Dân số Đại Từ hiện có 158.721 nhân khẩu (Trong đó dân số nông nghiệp chiếm 94%; Thành thị: 6%). Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 56,5%. Lao động làm trong các Ngành nghề kinh tế chiếm 90,8% (Trong đó: Nông lâm nghiệp thuỷ sản chiếm 94,1%; Công nghiệp xây dựng chiếm 4,1%; Dịch vụ chiếm 1,2%).
Bảng 2.2. Tình hình dân số, lao động huyện Đại Từ giai đoạn 2018 – 2020 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Tốc độ phát triển (%) 19/18 20/19 BQ Tổng dân số 155.324 156.435 158.721 0,72 1,46 1,09 Nam 79.205 79.432 80.280 0,29 1,07 0,68 Nữ 76.119 77.003 78.441 1,16 1,87 1,51 Tổng số lao động 82.406 88.385 90.343 7,26 2,22 4,74 LĐ nông nghiệp 77.461 79.088 80.084 2,10 1,26 1,68 LĐ phi nông nghiệp 4.945 9.297 10.259 88,01 10,35 49,18
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Đại Từ năm 2020)