4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
Dư nợ cho vay của HND
Dư nợ cho vay (còn có cách gọi khác là dư nợ tín dụng) là số tiền mà HND nợ ngân hàng tính từ thời điểm khách hàng nhận tiền vay.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền kinh tế tại một thời điểm nhất định. Dư nợ cho vay với HND tại một thời điểm là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với HND tại thời điểm đó.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ
cho vay năm n (%)
=
Dư nợ cho vay năm (n) - Dư nợ cho vay năm (n-1)
x100% Dư nợ cho vay năm (n-1)
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là con số thường được nhìn vào đầu tiên khi đánh giá hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Khi ngân hàng đạt được sự tăng trưởng về dư nợ với tốc độ cao có nghĩa là việc phát triển khách hàng để cho vay tại ngân hàng đó đang đạt hiệu quả tốt. Ngược lại, không thể nói hoạt động cho vay nói chung hoặc cho vay khách hàng nói riêng là hiệu quả cao khi ngân hàng không phát triển được dư nợ, hoạt động
cho vay bị giảm sút về dư nợ và doanh số. Xem xét tốc độ tăng trưởng dư nợ còn nhằm mục đích so sánh với tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động cho vay, qua đó giúp đánh giá toàn diện hơn về hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại và quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Tỷ trọng cơ cấu dư nợ tín dụng
Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn (%) =
Dư nợ tín dụng ngắn hạn
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Tỷ trọng dư nợ tín dụng trung, dài hạn =
Dư nợ tín dụng trung, dài hạn
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ loại vốn vay theo thời hạn trong cơ cấu vốn vay của hộ nông dân.
Thu nhập từ hoạt động cho vay HND và mức sinh lời của đồng vốn cho vay
Thu nhập từ hoạt động cho vay HND là toàn bộ các khoản thu từ lãi (ngân hàng thu được từ HND) của các khoản cho vay sau khi trừ đi chi phí trả lãi cho các khoản vay đó.
Thu nhập từ hoạt động cho vay = Thu lãi cho vay - Chi trả lãi Thu nhập từ hoạt động cho vay HND càng cao thì hiệu quả hoạt động cho vay càng tốt và ngược lại.
Mức sinh lời của đồng vốn cho vay: Thông qua việc xác định thu nhập từ hoạt động cho vay HND giúp tính toán thêm một chỉ tiêu đánh giá được hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, đó là mức sinh lời của đồng vốn cho vay, được tính toán dựa trên công thức sau:
Mức sinh lời của đồng vốn cho vay
(%)
=
Thu nhập từ hoạt động cho vay
x 100% Dư nợ cho vay bình quân
Trong đó:
Dư nợ cho vay bình quân (năm) = Tổng dư nợ cuối các ngày/365 = (Dư nợ đầu năm/2 + Dư nợ cuối tháng 1 + Dư nợ cuối tháng 2 +…+ dư nợ cuối
tháng 11 + dư nợ cuối tháng 12/2) = (Dư nợ đầu năm/2 + dư nợ cuối quí 1 + dư nợ cuối quí 2 + dư nợ cuối quí 3 + dư nợ cuối quí 4/2)/4 = (Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm)/2.
Tỉ lệ này cho biết thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra, khi thu nhập bình quân của ngân hàng trên một đồng vốn cho vay ra càng cao đồng nghĩa với việc hiệu quả cho vay của ngân hàng đó càng cao.
Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn: là khoản nợ mà HND không trả được khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng
Tỷ lệ nợ quá hạn được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay:
Tỉ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng các khoản nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay HND của ngân hàng. Khi tỉ lệ này cao nghĩa là số dư nợ quá hạn của HND càng lớn, việc có quá nhiều các khoản nợ quá hạn sẽ làm giảm thu nhập/kéo dài thời gian thu hồi vốn của ngân hàng trong một khoảng thời gian nhất định, làm giảm hiệu quả cho vay và khả năng trả nợ của HND.
Dư nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi
Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã quá một kì gia hạn nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản đảm bảo không bán được, khách hàng phá sản...
Tỷ lệ nợ khó đòi được tính toán bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ khó đòi trong tổng dư nợ cho vay:
Tỉ lệ nợ khó đòi
(%) =
Dư nợ khó đòi
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu nợ khó đòi càng cao thì rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ảnh hưởng trực tiếp làm giảm khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của HND.
Dư nợ cho vay có bảo đảm và tỷ lệ cho vay có bảo đảm
Cho vay có bảo đảm: Là việc ngân hàng cho HND vay vốn và yêu cầu phải có tài sản bảo đảm cho khoản vay.
Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của dư nợ cho vay có bảo đảm trong tổng dư nợ cho vay:
Tỉ lệ cho vay có TS bảo đảm (%) =
Dư nợ cho vay có TS bảo đảm
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Việc cho vay HND có áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản khiến cho rủi ro/mức độ tổn thất của ngân hàng nếu rủi ro xảy ra giảm xuống. Phản ánh qua hai khía cạnh:
Một là,khi HND không trả được nợ đúng hạn việc thu hồi nợ sẽ rất khó khăn, tốn nhiều thời gian và chi phí. Lúc này nếu khoản vay không có tài sản bảo đảm thì việc thu hồi nợ phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí trả nợ của khách hàng, với những khách hàng không hợp tác thì gần như sẽ không thu hồi được nợ. Khoản vay có tài sản bảo đảm sẽ khắc phục được tình trạng trên, thiệt hại của ngân hàng sẽ giảm xuống (ngân hàng sẽ bán tài sản để thu hồi nợ).
Hai là,khi khách hàng phải dùng chính tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay, bản thân khách hàng sẽ có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng vốn vay ngân hàng, hiệu quả cho vay nhờ vậy mà có thể được nâng lên.
Doanh số cho vay: Là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng tính trong 1 giai đoạn/thời kỳ; (hay ngược lại: Là số tiền mà khách hàng vay được từ ngân hàng trong 1 giai đoạn/thời kỳ).
Vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn Tín dụng = Doanh số thu nợ/ dư nợ bình quân
Phản ánh được một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay trong năm, chỉ tiêu này càng lớn thì thể hiện nguồn vốn được luân chuyển nhanh và tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau. Vòng quay tín dụng càng cao thì nguồn vốn càng được sử dụng hợp lý, tiết kiệm chi phí tạo ra lợi nhuận
lớn trong lưu thông và ngược lại, trên thực tế đây là chỉ một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng.