Nếu tôn giáo của bản thân bạn quan trọng
Thì tôn giáo của người khác chẳng phải Cũng sẽ rất quan trọng đối với họ hay sao?
Cũng giống như mẹ là người quan trọng đối với ta Thì mẹ của bạn bè ta
Cũng sẽ là người quan trọng nhất trên thế gian đối với họ rồi. Đừng để niềm tin vào tôn giáo của mình
Biến thành dụng cụ công kích và bài xích người ngoài tôn giáo. Cũng đừng dùng những bài dạy cao quý trong tôn giáo mình Để gây tổn thương cho người khác.
Nếu Chúa Giêsu, đức Phật và Khổng Tử cùng sống với nhau Thì bạn nghĩ rằng họ sẽ tranh cãi xem ai là người đúng Hay sẽ tôn trọng và yêu thương lẫn nhau hết mình? Chỉ có những người cuồng tín mới gây ra rắc rối Chứ các thánh nhân thì không bao giờ.
Khi bản chất bị lãng quên, thì hình thức sẽ trở nên cực kỳ quan trọng.
Khi con người ta quên đi bản chất của tôn giáo, quên đi lời dạy của Chúa Giêsu hay của đức Phật
Thì việc họ cầu nguyện với ai, cầu nguyện ở đâu sẽ trở nên quan trọng hơn nội dung của lời cầu nguyện
Và khoảng thời gian họ tu hành sẽ trở nên quan trọng hơn cả những nội dung mà họ lĩnh ngộ được khi tu hành.
Theo như lời của giáo sư oh Kang Nam
Thì những người theo tôn giáo có thể chia thành hai nhóm lớn Nhóm những tín đồ bề nổi, tự trói buộc mình vào những tượng trưng tôn giáo và hay gây hấn vì những hình ảnh tượng trưng của tôn giáo khác
Hiểu được ý nghĩa sâu sắc của tượng trưng tôn giáo.
Giáo sư cũng cho rằng sự hòa hợp giữa các tôn giáo được hình thành bởi các tín đồ tôn giáo tầng sâu.
—★—
“Mê tín” là thuật ngữ mang tính chính trị
Được ra đời vào thời kỳ chủ nghĩa thực dân phương Tây bắt đầu.
Đó là một từ mang tính bạo lực, được dùng để chỉ những tôn giáo khác tôn giáo của người nói.
Nếu bạn đang gọi tôn giáo của người khác là mê tín
Thì hãy nghĩ đến việc sau này hậu thế cũng cùng lý luận như vậy Và gọi tôn giáo của chính bạn là mê tín.
Nếu một người nào đó chỉ biết đến tôn giáo của chính mình Thì thật ra anh ta còn chưa hiểu hết được tôn giáo đó.