.1 Công nghệ sản xuất phân hữu cơ

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 29)

26 Hình 3. 2 Công nghệ tiềm năng tái chế chất thải hữu cơ

(Nguồn: JFE Engineering Corporation) 3.1.2. Công nghệ chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

Bãi chôn lấp được xây dựng theo tiêu chuẩn thiết kế bãi chôn lấp vệ sinh TCXDVN 261:2001 và TCVN 6696:2009 với lớp đệm HDPE dày 1,5mm ở đáy và một hệ thống thu gom nước rò rỉ.

27

3.1.3. Ưu, nhược điểm của các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 3. 1 Ưu nhước điểm của các công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Công nghệ Nguyên lý công nghệ

Ưu điểm Nhược điểm

Compost Chuyển hóa chất thải hữu cơ thành mùn và CO2 thông qua quá trình lên mem hiếu khí Chất thải duợc phân loại cơ học truớc quá trình lên men

Giá thành đầu tư, xây dựng thấp

Kiểm soát mùi và côn trùng trong quá trình lên men khó Tiêu thụ sản phẩm compost khó khăn Tỷ lệ chất thải còn lại cao (cần kết hợp với quá trình đốt). Quá trình vi sinh khô

Tương tự như quá trình compost nhưng chất thải được phân loại sau quá trình lên men.

Giá thành đầu tư, xây dựng thấp

Cần diện tích rộng để lên men Khó áp dụng đối với quy mô lớn, chỉ phù hợp với quy mô ít hơn 50 tấn/ngày

Tỷ lệ chất thải còn lại cao (cần kết hợp với quá trình đốt).

Metan hóa Chuyển hóa chất thải hữu cơ thành methan thông qua quá trình lên men kỵ khí

Giá thành đầu tư, xây dựng thấp

• Kiểm soát mùi và côn trùng trong quá trình lên men khó • Việc kiểm soát bùn phát sinh từ

28 quá trình lên men kỵ khí là bước quan trọng đảm bảo thành công của phương pháp. • Tỷ lệ chất thải còn lại cao

Cac bon hóa Thu hồi khí tổng hợp từ chất thải

Khó kiểm soát luợng khí oxy Không áp dụng duợc với chất thải sinh hoạt chưa phân loại

Thiêu đốt (bao gồm việc thu hồi năng luợng dể phát diện) Chất thải được thiêu đốt bằng nhiệt độ cao Tỷ lệ chất thải còn lại thấp. Là công nghệ thông dụng Giá thành khá cao. Cần quá trình loại bỏ nuớc và sấy khô

Không hiệu quả nếu áp dụng ở quy mô nhỏ Đồng xử lý trong lò nung xi măng Chất thải được thiêu hủy bằng nhiệt độ cao Tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn; Không phát sinh tro xỉ thứ cấp Tận dụng được nhiên liệu, nguyên liệu từ chất thả Các nhà máy xi mang thuờng không chuyên về xử lý chất thải Cần kiểm soát chặt chẽ dể đảm bảo sản phẩm chất luợng xi măng

29 RDF (Refuse Derived Fuel) Chất thải được tận dụng làm thành viên nhiên liệu Chỉ có thể áp dụng đối với chất thải đồng nhất

3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Hạ Long đến năm 2030 hoạt trên địa bàn Hạ Long đến năm 2030

3.2.1. Giải pháp về chính sách

Giải pháp về chính sách tập trung vào việc phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại khu dân cư, thương mại, dịch vụ, công sở... nhằm bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Do vậy, cần thực hiện:

- Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản pháp quy hiện có về CTRSH cũng như các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan; rà soát hiệu quả thực hiện quy hoạch quản lý CTRSH của tỉnh, trong đó đánh giá tính khả thi của việc quy hoạch và kết quả triển khai xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH tập trung vùng liên tỉnh

- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực Hạ Long.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư xây dựng và trực tiếp quản lý, khai thác, vận hành dự án xử lý chất thải sau khi xây dựng xong đảm bảo tính hiệu quả, ổn định và bền vững của dự án xử lý chất thải.

- Xây dựng và ban hành hướng dẫn quy trình lựa chọn chủ đầu tư dự án xử lý CTR theo hướng tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư có áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường; xây dựng và thực hiện quy trình, chính sách liên quan đến công tác giải tỏa, đền bù xây dựng các khu xử lý CTRSH.

- Bên cạnh đó, tăng cường thực thi trách nhiệm của các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương theo đã được giao tại Quyết định số 4012/QĐ- UBND ngày 30/11/2016 của UBND tỉnh “V/v phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; thực hiện nghiêm túc các quy định về quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1613/2017/QĐ-UBND ngày

30 23/5/2017 của UBND tỉnh “V/v ban hành quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; tăng cường giám sát, xử lý kịp thời theo thẩm quyền đối với các vụ việc gây ô nhiễm môi trường liên quan đến thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH.

3.2.2. Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật

- Rà soát ban hành danh mục các công nghệ điển hình (thiêu hủy, tái chế,..) phù hợp với loại CTRSH phát sinh tại khu vực, đảm bảo các tiêu chí về phát thải theo quy chuẩn quốc gia về môi trường để làm cơ sở cho các địa phương lựa chọn, áp dụng.

- Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội khu vực Hạ Long. Tạo điều kiện, giới thiệu các nhà đầu tư, các dự án, chương trình phát triển trong lĩnh vực môi trường hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ hiện đại để xử lý rác thải sinh hoạt phát sinh với quy mô xử lý tầm trung (100 ÷ 200 tấn/ngày); thu gom, xử lý rác thải tại các xã đảo, huyện đảo trên địa bàn.

- Khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR, đặc biệt là việc đồng xử lý CTRSH trong lò nung xi măng (hiện nay tỉnh đã cho phép Công ty Cổ phần Xi măng Hạ Long, Công ty cổ phần Xi măng và xây dựng Quảng Ninh thử nghiệm vận hành đốt rác thải thông thường trong lò nung xi măng).

- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án phân loại rác tại nguồn theo mô hình tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải (3R) phù hợp với điều kiện của từng địa phương, triển khai thí điểm tại trụ sở các cơ quan, trường học, … để tạo thói quen sau đó đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm để mở rộng áp dụng. Đồng thời nghiên cứu phương án thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp, đồng bộ; tránh tình trạng đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn nhưng vẫn thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tập trung làm giảm hiệu quả của mô hình.

- Nghiên cứu lựa chọn vị trí các trạm trung chuyển, điểm tập kết chất thải rắn tại các địa điểm thuận tiện giao thông, đảm bảo các hoạt động chuyên chở không gây cản trở giao thông chung, không gây ảnh hưởng tới chất lượng

31 môi trường và mỹ quan đô thị. Các trạm trung chuyển, điểm tập kết CTRSH có khoảng cách an toàn môi trường đến chân công trình xây dựng khác lớn hơn hoặc bằng 20m; có khả năng tiếp nhận và vận chuyển hết khối lượng CTRSH trong phạm vi bán kính thu gom đến khu xử lý tập trung đảm bảo thời gian không quá 01 ngày đêm.

Hiện nay CTRSH ở Hạ Long đều không được phân loại mà đổ lẫn lộn với nhau. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người trực tiếp thu gom mà còn là mối nguy hiểm đối với những ngƣời làm trong khâu xử lý, vận chuyển. Việc phân loại CTR sinh hoạt là một việc làm có ý nghĩa rất lớn, mục đích cơ bản là tách CTR hữu cơ, tách CTR có thể tái chế, tái sử dụng, phần còn lại đưa đi chôn lấp. Rác hữu cơ có thành phần chủ yếu là các chất dễ phân hủy và là những chất có độ ẩm cao tạo lượng nước rác lớn cùng với mùi hôi gây ô nhiễm môi trường, chúng có thể xử lý làm phân bón, nên không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn giải quyết nhiều vấn đề về môi trường.

Để tăng cường tỷ lệ tái chế và sản xuất phân hữu cơ. Do đó, để công tác quản lý rác thải đạt hiệu quả tốt và đảm bảo môi trường thì người dân phải có trách nhiệm và có ý thức tự giác trong phân loại rác và phân thành 3 loại sau: - Chất thải hữu cơ: Các loại rau, củ quả, trái cây, thức ăn thừa... đựng bằng túi nylon màu xanh, thể tích túi trên 10 lít (chứa từ 3,5 - 4kg). Các loại chất thải này sẽ được chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.

- Chất thải có thể tái chế: giấy, nhựa, kim loại, thuỷ tinh... chiếm khoảng 25% tổng CTRSH phát sinh. Sau khi phân loại, người dân có thể giữ lại để bán cơ sở tái chế phế liệu.

- Chất thải khác: không còn khả năng tái chế, tái sử dụng bao gồm cao su, xỉ than, đất đá, sành sứ vỡ. Để lưu giữ chất thải này sẽ vận động nhân dân dùng chính các túi nylon phế thải hoặc các đồ chứa có sẵn trong dân.

33 Phân biệt các loại CTR sinh hoạt:

34 Việc phân loại tại nguồn dược thực hiện thông qua các thiết bị thu gom phân loại tại nguồn với sự phối hợp chặt chẽ của cộng dồng dân cư, các doanh nghiệp và dơn vị thu gom. Phưong thức thu gom chung dối với rác thải dô thị áp dụng như sau:

35 Phân loại rác tại nguồn là một việc làm rất đơn giản nhưng lại rất khó thực hiện do thói quen của người dân là “tiện thể” và thiếu công cụ thể người dân thực hiện. Vì vậy,để tăng cường hiệu quả trong công tác phân loại rác tại nguồn các nhà quản lý phải có những tuyên truyền sâu rộng tại các khu dân cư và “trang bị” những “công cụ” để người dân thực hiện như cung cấp miễn phí túi đựng rác và thùng đựng rác tại các hộ gia đình để người dân thực hiện.

Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi (túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải hữu cơ, túi màu vàng đựng chất thải vô cơ, rác tái chế do người dân tự lưu trữ theo từng gia đình.

Phân loại rác thải tại các khu công cộng:

Bố trí hệ thống lưu chứa, thu gom ở những nơi thuận tiện trên toàn bộ khu vực có dịch vụ thu gom, các loại thùng lưu chứa rác thải có bánh xe được đặt cố định tại các vị trí quy hoạch. Tại vị trí cố định sẽ đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau dung tích 240lít. Thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ, thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ, thùng rác màu đỏ đựng rác thải tái chế.

Các thùng này được đặt gắn bảng tên loại rác chứa và được đặt tại các vị trí thuận tiện để người dân có thể vứt rác và phân loại rác luôn tại nguồn.

Phân loại rác thải tại các cơ quan, trường học, cơ sở dịch vụ nhà hàng, khách sạn, chợ….:

Tại mỗi đơn vị đặt 03 thùng rác màu sắc khác nhau với dung tích 120 lít, 240 lít. Ba thùng rác này được đặt cạnh nhau: thùng rác màu xanh đựng rác thải hữu cơ, thùng rác màu vàng đựng rác thải vô cơ, thùng rác màu đỏ đựng chất thải tái chế. Các thùng này được đặt gắn bảng tên loại rác chứa để thuận tiện trong việc thu gom rác, sau 1 ngày rác đầy thì được đổi thùng chứa rác, công nhân vệ sinh môi trường sẽ kéo thùng rác đó đến vị trí tập trung.

Phương thức lưu chứa CTRSH sau khi phân loại tại nguồn được mô tả tại bảng sau đây:

36 Bảng 2. 3 Phần loại rác thải tại nhà

TT Loại

Mục

Rác hữu cơ Rác vô cơ Rác tái chế

1 Các thành

phần chính

Hoa, quả, rau, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ...

Xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu thuốc lá... Giấy (Tạp chí, giấy báo, sách vở, bìa...); kim loại (Sắt, nhôm, đồng...); các loại nhựa... 2 Thùng rác hộ gia đình Thùng rác màu xanh lá cây Thùng rác màu vàng Phụ thuộc vào từng hộ gia đình, họ có thể để rác tái chế trong túi nilon hoặc bên cạnh thùng rác hộ gia đình. 3 Thùng rác tại các khu công cộng, cơ quan... Thùng rác màu xanh lá cây 120 - 240 lít Thùng rác màu vàng 120 - 240 lít Thùng rác màu đỏ 120 - 240 lít 4 Thời gian đổ rác

Theo quy định Theo quy định Tuỳ thuộc vào

các hộ gia đình và chủ nguồn thải

5 Thu gom rác

đã phân loại

Xe thu gom đi dọc theo các tuyến thu gom trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian được định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang CTR chứa trong bịch nilon hoặc trong các thùng rác và đổ trực tiếp vào xe thu gom. Các xe thu gom rác có 02 ngăn: 01 ngăn để rác hữu cơ, 01 ngăn để rác vô cơ, rác tái chế (nếu có) được thả vào túi treo cạnh xe đẩy rác.

37 Để đảm bảo tính đồng bộ trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải sau khi phân loại, trong cần trang bị thống nhất loại phương tiện xe đẩy thu gom rác và thùng chứa rác như sau:

- Xe đẩy tay thu gom rác: màu xanh lá cây; o Xuất xứ: Việt Nam

o Tình trạng: mới 100%. o Kích thước:

+ KT tổng thể: 1193 x 1060 x 973 (mm) + KT Thùng: 900 x 700 x 650 (mm). o Chất liệu:

+ Khung xe được làm bằng ống tuýp (Ø)34mm.

+ Khung thùng được gia cố bằng thép V50x50 sơn chống gỉ.

+ Thân thùng bằng tôn hoa mạ kẽm cán nóng đủ độ dày tiêu chuẩn 1 ly. + Lốp xe bằng cao su đúc liền vành được lưu hóa có độ chống mài mòn cao.

+ Vòng bi cho bộ phận chuyển động là loại vòng bi ngoại 6205. o Biến dạng thùng chứa: côn lượn phía đáy thùng.

+ Chiều cao nâng càng gắp: 1025 (mm), phù hợp với các loại xe cẩu rác ở Việt Nam.

38 + Bánh xe chịu tải: 02 chiếc Ø560 (mm).

+ Bánh xe dẫn hướng: 01 cái Ø250 mm). - Thùng rác 240l: thùng rác

Model GT240D Xuất xứ Trung Quốc.

Tình trạng: mới 100%. Nhựa HDPE. Kích thước: (71 x 57 x 100 ) cm. Có 2 bánh xe, nắp đậy phía trên, trên nắp có quai dùng để mở nắp. Nặng ≥ 13,5 kg.

Có 2 bánh xe di chuyển D200mm.

trên thùng rác màu vàng có in rõ: CTR sinh hoạt còn lại, trên thùng rác màu đỏ có in rõ: CTR sinh hoạt tái chế.

39 Khi các thùng rác dọc đường hay trong ngõ hẻm đã chứa đầy rác sẽ được đơn vị vận chuyển đến các trạm trung chuyển

Các phương tiện vận chuyển CTRSH được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn ngang khắp nơi trên đường phố.

Phương thức lưu chứa, thu gom theo từng hộ gia đình:

Trong mỗi gia đình có hai thùng đựng CTRSH, một loại đựng chất thải

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 29)