10 Hình ảnh thùng rác và xe đẩy tay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 42 - 44)

39 Khi các thùng rác dọc đường hay trong ngõ hẻm đã chứa đầy rác sẽ được đơn vị vận chuyển đến các trạm trung chuyển

Các phương tiện vận chuyển CTRSH được bảo quản luôn sạch sẽ, xe chở rác được rửa sạch khi rời bãi rác, không có loại xe thu gom đẩy tay, để ngổn ngang khắp nơi trên đường phố.

Phương thức lưu chứa, thu gom theo từng hộ gia đình:

Trong mỗi gia đình có hai thùng đựng CTRSH, một loại đựng chất thải rắn hữu cơ (hoa, rau, quả, thức ăn thừa, bã chè, cà phê, lá cây, cây thân cỏ...) và một loại đựng chất thải rắn vô cơ (xương, cành cây, vỏ sò, hến, sành sứ, vải, than tổ ong, mẩu thuốc lá, tã bỉm...). Thùng đựng rác phải có nắp đậy kín, đảm bảo vệ sinh mỹ quan. Mỗi gia đình có thế sử dụng túi lót bên trong thùng đựng rác, là loại túi đựng rác không thu hồi (túi được làm bằng giấy hoặc bằng chất dẻo), kích thước màu sắc của túi được tiêu chuẩn hóa để tránh sử dụng túi vào mục đích khác, túi màu xanh đựng chất thải rắn hữu cơ, túi màu vàng đựng chất thải rắn vô cơ.

Thu gom CTRSH từ hộ dân (thu gom từng nhà): Theo phương thức này các xe thu gom loại 400 lít đi dọc theo các đường phố và các ngõ trong khu vực cung cấp dịch vụ vào thời gian được định trước trong ngày. Các hộ gia đình có trách nhiệm mang các thùng đựng rác đổ trực tiếp vào xe thu gom đẩy tay.

Đối với nơi có tuyến đường trải nhựa, tuyến đường cấp phối chính đặt các thùng lưu chứa CTRSH công cộng loại 240 lít để đảm bảo CTRSH được thu gom sạch sẽ và vệ sinh. Thùng chứa chất thải rắn công cộng loại 240 lít được đặt cố định dọc tuyến đường mà xe cuốn ép, xe đẩy tay có thể vào được. Tại mỗi điểm thu gom cố định đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau, thùng màu xanh lƣu chứa chất thải rắn hữu cơ, thùng màu vàng lưu chứa chất thải rắn. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 30 hộ dân. Khoảng cách giữa 2 thùng lưu chứa là 100m.

Phương thức thu gom khu vực công cộng:

Các thùng rác loại 240 lít được đặt tại các vị trí cố định trên các tuyến đường nên các hộ gia đình có thể đổ CTRSH vào bất kỳ thời gian nào trong ngày, tránh được việc lưu chứa chất thải rắn trong nhà gây mất vệ sinh. Tại vị trí cố định thu gom chất thải rắn sẽ được đặt hai thùng rác màu sắc khác nhau hoặc có biển báo chủng loại rác để thu gom riêng chất thải rắn vô cơ và hữu cơ. Một thùng lưu chứa phục vụ khoảng 30 hộ dân. Khoảng cách giữa hai thùng là 100m

40 Các thùng chứa CTRSH được thiết kế gọn nhẹ, có bánh xe, có nắp đậy, thuận tiện cho đổ rác, vận chuyển nhẹ nhàng, được thường xuyên rửa sạch, khi đầy được kịp thời vận chuyển bằng xe cải tiến, xe chuyên dùng đến các trạm trung chuyển đảm bảo không để rác lộ thiên, tập trung trên các đường phố.

3.2.3. Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng

Quản lý CTRSH là trách nhiệm của toàn bộ cộng đồng, xã hội. Do đó, tất cả các cá nhân, tập thể, tổ chức xã hội phải tự giác, gương mẫu chấp hành tốt các quy định về vệ sinh môi trường, cùng góp phần tích cực tham gia vào tuyên truyền, giáo dục cho toàn xã hội, chấp hành tốt Luật bảo vệ môi trường.

Để nâng cao được nhận thức của cộng đồng thì cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường:

- Tăng cường đưa thời lượng đưa chương trình giáo dục môi trường vào ngay từ các lớp mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để phổ cập kiến thức môi trường cho học sinh. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thông qua phong trào “mùa hè xanh sinh viên tình

nguyện”. Đối với mỗi bậc học cần có các hình thức tuyên truyền khác nhau, theo hình thức vừa học vừa chơi, vừa tham gia nhặt rác tại trường học và khu dân cư.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI (Trang 42 - 44)