Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên việt nam hiện nay (qua thực tế các trường cao đẳng, đại học ở hà nội) (Trang 32 - 179)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.4. Khái quát kết quả các công trình liên quan và những vấn đề đặt ra tiếp tục

1.4.2. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Từ tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, cùng với những kết quả đã khái quát ở trên, có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống vai trò, nội dung của GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay. Có thể nói, đây là vấn đề mới, chưa có công trình khoa học triết học nào nghiên cứu một cách có hệ thống, căn bản.Nhưng với ý nghĩa thực tiễn của đề tài, NCS sẽ cố gắng trong khả năng tốt nhất để góp phần giải quyết vấn đề này.

Thứ hai, cho đến nay chưa có công trình khoa học triết học nào tập trung nghiên cứu, khảo sát điều tra về GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay. Trên nền tảng lý luận về lối sống, XDLS và GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN, NCS sẽ tập trung khảo sát, đánh giá về thực trạng GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay và nguyên nhân của nó.

Thứ ba, các công trình kể trên đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảGDĐĐ trong việc XDLS cho thanh niên, sinh viên, nhưng những giải pháp chủ yếu mà các nhà khoa học đưa ra, tập trung vào việc nâng cao vai trò lãnh đạo của

Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước, vấn đề tăng cường xây dựng môi trường văn hóa và phát huy năng lực chủ quan của các chủ thể trong việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ, cho thanh niên, SVVN hiện nay. Xuất phát từ vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên, từ điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, cũng như đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên, truyền thống sinh viên ở đây, NCS sẽ đưa ra quan điểm và nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảGDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.

Tiểu kết chương 1

Đạo đức và lối sống có mối quan hệ với nhau là điều không ai nghi ngờ. Thực tế từ trước đến nay, vấn đề GDĐĐ, lối sống, lối sống sinh viên, vai trò GDĐĐ trong việc XDLS cho sinh viên đã được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu và đạt được những thành tựu nhất định. NCS nghiên cứu những vấn đề trên theo nhiều góc độ khác nhau, cách tiếp cận khác nhau và ngày càng nhận thức được một cách toàn diện, sâu sắc và mang tính hệ thống hơn. Tuy nhiên, đây là vấn đề đang diễn biến hết sức phức tạp, các giá trị đạo đức truyền thống đang biến đổi, một số giá trị đạo đức mới đang hình thành và phát triển gắn với tình hình thực tế đất nước. Quan hệ đạo đức và lối sống của sinh viên cũng đang biến đổi và phát triển. Vì thế, vấn đề đặt ra cần tiếp tục đi sâu, làm rõ thêm về GDĐĐ trong việc XDLS cho SVVN hiện nay.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, hầu hết các công trình đề cập đến vấn đề này theo các góc độ khác nhau, nhưng chỉ đề cập đến các giá trị đạo đức, lối sống, lối sống sinh viên, XDLS sinh viên mà chưa đề cập một cách có hệ thống vai trò GDĐĐtrong việc XDLS cho sinh viên dưới góc độ triết học. Tuy nhiên, các công trình khoa học đó là nguồn tư liệu quý giá, có ý nghĩa nhất định đối với đề tài mà NCS lựa chọn, để cho NCS kế thừa và xác định những vấn đề cần được nghiên cứu sâu sắc có tính hệ thống GDĐĐtrong việc XDLS sinh viên hiện nay và đề ra những giải pháp để giải quyết tốt vấn đề đó dưới góc độ triết học.

Chương 2

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Lối sống và nội dung của việc xây dựng lối sống cho sinh viên Việt Nam hiện nay hiện nay

2.1.1. Khái niệm lối sống, tính quy luật của sự hình thành và phát triển lối sống

2.1.1.1. Khái niệm lối sống

Lối sống từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như giáo dục học, đạo đức học, văn hóa học, tâm lí học, triết học, xã hội học… Trong tiếng Anh, người ta sử dụng những thuật ngữ khác nhau để diễn đạt cách hiểu về lối sống, trong đó hai cách diễn đạt chủ yếu là “Way(s) of Living” và “Way(s) of Life”. Ngoài ra, còn có một số thuật ngữ gầngũi khác cũng được sử dụng như “Life Style”, “Mode of life” hoặc “Life Form”. Trong tiếng Đức, cũng có một số thuật ngữ thường được dùng để chỉ “lối sống” với những sắc thái khác nhau, như “Lebensfuehrung”, “Lebensweise”, “Lebenshaltung”. Từ “lối sống” trong tiếng Pháp là “Mode de vie”. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình của các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài nghiên cứu về lối sống, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, đã từng đề xuất nhiều cách định nghĩa khác nhau về “lối sống”, tuy nhiên, chưa có một định nghĩa tương đối thống nhất về vấn đề này. Có thể khái quát một số cách tiếp cận như sau:

Thứ nhất, khi nghiên cứu về lối sống, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đặt nó trong quan hệ với PTSX và hình thái KT-XH, trước hết là PTSX. C.Mác và Ph.Ăngghen trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức cho rằng: “Không nên nghiên cứu PTSX ấy đơn thuần theo khía cạnh nó là sự tái sản xuất ra sự tồn tại thể xác của các cá nhân. Mà hơn thế, nó là một phương thức hoạt động nhất định của những cá nhân ấy, một hình thức nhất định của hoạt động sống của họ, một phương thức sinh sống nhất định của họ” [103, tr.30].

Có thể thấy, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra PTSX là yếu tố quyết định sự tồn tại của cá nhân và nó là hình thức hoạt động cơ bản của con người, là phương

thức sinh sống của con người, là mặt cơ bản của lối sống, cũng là điều kiện KT- XH của lối sống. C.Mác cho rằng, lối sống chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó bị quy định bởi PTSX và toàn bộ những điều kiện sinh sống của con người. C.Mác cũng cho rằng, ở những hình thái KT-XH khác nhau sẽ có lối sống tương ứng, trong xã hội có giai cấp, lối sống cũng mang tính giai cấp. Vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử của từng dân tộc, từng cá nhân có lối sống riêng, tức là không có lối sống cho mọi thời đại, nhất là trong xã hội có giai cấp, do đó trong một hình thái KT-XH cũng tồn tại nhiều lối sống khác nhau thậm chí đối lập nhau.

Cùng với cách tiếp cận coi lối sống là phương thức, là dạng hoạt động của con người và chịu sự quyết định của PTSX, VS.Rútkêvích đưa ra quan niệm “lối sống” và “PTSX” có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Ông viết như sau: “Lối sống là một trong những khái niệm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, nó liên quan chặt chẽ với một khái niệm có ý nghĩa mấu chốt với nó là PTSX của cải vật chất”[137, tr.12].

Thứ hai, tiếp cận lối sống trên phương diện phương thức hoạt động và tổng thể các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của những cá nhân trong một hình thái KT-XH. VS.Rútkêvích chỉ ra rằng: “Lối sống là một tổng thể, một hệ thống những đặc điểm chủ yếu nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT-XH nhất định”[166, tr.45]. Còn G.Glezerrman lại cho rằng: “lối sống là tổng hòa những nét cơ bản, nói lên những đặc điểm của các hoạt động sống của xã hội, dân tộc, các nhóm xã hội, các cá nhân trong một hình thái KT-XH nhất định”[166, tr.18]. V.I. Tônxtưkhơ thì lại xem xét lối sống gắn liền hoạt động sống của con người với các lĩnh vực lao động, hoạt động chính trị xã hội, sinh hoạt giao lưu, ông viết: “lối sống là những hình thức cố định, điển hình của hoạt động sống cá nhân và tập đoàn của con người; những hình thức ấy nói lên các đặc điểm về sự giao tiếp, hành vi và nếp nghĩ của họ trong các lĩnh vực lao động, hoạt động xã hội - chính trị, sinh hoạt và giải trí”[166, tr.18-19]. Cũng quan niệm lối sống là một phương thức hoạt động, IV.Bextugiep cho rằng: “lối sống được kiến giải như là một

phương thức hoạt động sống của con người, thì điều hợp lý là lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ cấu của lối sống, các lĩnh vực đó ta đều biết là: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa – xã hội” [dẫn theo 67; tr.19].

Thứ ba, trong tiếng Việt, lối sống là một danh từ ghép gồm lối và sống. Trong đó, “Lối” dùng để chỉ lề lối, thể thức, kiểu cách, phương thức, còn “Sống” là sinh hoạt, là quá trình hoạt động sinh vật và xã hội của con người.

Trên cơ sở tiếp cận quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và của Đảng ta về lối sống, các nhà khoa học Việt Nam cũng quan tâm nghiên cứu vấn đề này. Tiêu biểu là đề tài cấp Nhà nước KX-06-13, được nêu khái quát trong Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu KX-06 (1991-1995) như sau: lối sống, trong chừng mực nhất định, là cách ứng xử của những người cụ thể trước những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của môi trường sống. Môi trường là cái khách quan quy định, là điều kiện khách quan trực tiếp tác động và ảnh hưởng đến lối sống của con người, của các nhóm xã hội và cộng đồng dân cư [155]. Định nghĩa này một lần nữa đã tiếp cận lối sống như một phương thức hoạt động thực tiễn của con người trong môi trường nhất định và lối sống có mối quan hệ trực tiếp với môi trường sống và chịu sự quy định của môi trường sống.

Trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam, xã hội và con người”, tác giảVũ Khiêu đã định nghĩa: “Lối sống là phạm trù xã hội, khái quát toàn bộ hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT-XH nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người; trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa”[86; tr.514]. Với định nghĩa này, tác giả đã khái quát được những nét đặc trưng cơ bản của lối sống, từ phương diện vật chất của lối sống như: PTSX vật chất và hình thái KT-XH cho đến phương diện sinh hoạt tinh thần. Lối sống được hiểu chính là phương thức, là dạng hoạt động của con người, nó chịu sự quy định của PTSX.

Tác giả Thanh Lê lại xét lối sống gắn liền với hoạt động sống của con người và gắn liền với một hình thái KT-XH, ông viết: “lối sống là một hệ thống

những nét căn bản nói lên hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các tập đoàn xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một một hình thái KT-XH hội nhất định” [90; tr.24].

Cũng bàn về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Huyên xem xét lối sống dưới góc độ tổng hòa các mặt cơ bản những đặc điểm cá nhân, tập thể, giai cấp và cộng đồng: “lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong thái sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ hình vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa người với người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống” [73; tr 29].

Từ những định nghĩa về lối sống trên đây, chúng ta có thể nhận thấy những điểm tương đồng khi các tác giả cho rằng: lối sống là sự khái quát hay tổng hòa toàn bộ hoạt động sống của con người trong những điều kiện của một hình thái KT-XH nhất định và biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống từ lao động sản xuất, trong sinh hoạt vật chất và tinh thần, trong quan hệ giữa người với người.

Từ đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về lối sống như sau: Lối sống là cách thức sống, phương thức sống của con người trong một chế độ xã hội nhất định được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như lao động sản xuất, hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hàng ngày.

Từ định nghĩa trên, cần chú ý mấy điểm sau đây:

Một là, lối sống là tổng hòa những hoạt động sống của con người trong hệ thống xã hội với các điều kiện của một hình thái KT-XH nhất định và suy cho cùng nó bị quyết định bởiPTSX và các điều kiện sống của họ. Lối sống của con người trong mỗi quốc gia, dân tộc được hình thành trên cơ sở của điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng, truyền thống...Trong các yếu tố đó thì điều kiện xã hội có vai trò quyết định. Ở đây, PTSX giữ vai trò quyết định đối với chính trị xã hội và văn hóa tư tưởng của mỗi quốc gia, dân tộc. Khẳng định điều đó là do, lối sống là một thể thống nhất biện chứng giữa tự nhiên - cá nhân và xã hội, lối sốngcủa con người được hình thành trong quá trình con người tham gia vào các hoạt động, trước tiên là lao động sản xuất, hoạt động chính trị xã hội và các hoạt động khác...đồng thời chịu sự chi phối

của các hoạt động đó. Sự hình thành lối sống của con người là sự thống nhất biện chứng giữa cá nhân và xã hội; là quá trình thống nhất của những điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan; giữa giáo dục và tự giáo dục.

Hai là, lối sống nói chung đều mang tính văn hóa, nhận thức, tình cảm, hoạt động của con người là đặc thù của xã hội loài người, nên những hoạt động xã hội đều mang ý nghĩa văn hóa, đạo đức, luôn hướng tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Nói cách khác, lối sống nói chung mang giá trị văn hóa chung của lịch sử nhân loại, hướng tới chân - thiện - mỹ vừa mang tính phổ quát, vừa mang tính đặc thù. Bởi vì, phạm vi và nội dung của lối sống bao gồm: các khuôn mẫu ứng xử, các thiết chế xã hội vận hành theo một bảng giá trị trong toàn bộ các hoạt động sống của dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện của một hình thái KT-XH nhất định, và biểu hiện trong các lĩnh vực đời sống: trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa con người với con người trong sinh hoạt tinh thần và văn hóa hàng ngày. Từ đó, suy rộng ra các quốc gia, dân tộc, giai cấp khác nhau trong các giai đoạn khác nhau có lối sống khác nhau.

Ba là, lối sống là tổng hòa các mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần, cá nhân và xã hội, dân tộc và quốc tế. Do đó, các đặc điểm của lối sống được thể hiện qua tất cả các hình thức hoạt động sống của con người. Lối sống bao gồm toàn bộ mọi lĩnh vực hoạt động của con người trong một xã hội nhất định, lối sống được biểu hiện qua quan hệ giữa con người với tự nhiên, con người với con người trong lao động sản xuất, trong lĩnh vực chính trị, trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trong ứng xử giao tiếp hàng ngày.

Tóm lại, lối sống được hiểu như là một phương thức hoạt động sống của con người thì ta phải lấy các lĩnh vực hoạt động sống quan trọng nhất làm nền tảng cho cơ sở của lối sống, các lĩnh vực ấy bao gồm: lao động, sinh hoạt, hoạt động chính trị - xã hội và văn hóa - xã hội.

2.1.1.2. Phân biệt lối sống với lẽ sống, nếp sống Lối sống và lẽ sống

Lẽ sống là điều thường được người ta coi là mục đích của cuộc sống, định hướng của cuộc đời. Đây là vấn đề trung tâm của đời sống con người theo ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân. Có thể xem lẽ sống là nền tảng tinh thần của con người.

Nó chi phối và liên quan mật thiết đến những định hướng hết sức cơ bản của con người như: lý tưởng, niềm tin, thái độ sống, các quan niệm về hạnh phúc, thiện, ác. Lẽ sống là biểu hiện của tự ý thức cao nhất ở con người về cuộc sống của mình, là

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) giáo dục đạo đức trong việc xây dựng lối sống cho sinh viên việt nam hiện nay (qua thực tế các trường cao đẳng, đại học ở hà nội) (Trang 32 - 179)