2. 2 Tái định cư vùng lòng hồ thuỷ điện – dạng đặc thù của chuyển cư ởnông thôn trong Đổi mới.
2.3 Chuyển cư của cư dân nông thôn những năm 2000-
2.3.1 - Những đặc trưng chung về chuyển cư ở nông thôn những năm 2000- 2010
Theo số liệu Tổng Điều tra dân số 1999 cho thấy trong vòng 5 năm (1995-1999) ở Việt Nam có khoảng 2 triệu người di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác [10]. Chỉ có 11% nhập cư vì lý do học tập, đào tạo. Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, Đồng Nai, Bình Thuận là nơi đến của dòng chuyển cư.
Trong số hơn 78,4 triệu người từ 5 tuổi trở lên trong năm 2009, có 2,1% hay tương ứng với 1,6 triệu người di cư trong huyện; 2,2% hay 1,7 triệu người di cư liên huyện; 4,3% hay 3,4 triệu người di cư liên tỉnh, và có một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 0,1% người nhập cư quốc tế. Kết quả từ các cuộc điều tra 1999 và 1989 cũng cho thấy mô hình tương tự.
Với sự tăng trưởng kinh tế hàng năm, trong những năm 2000-2010 dân số Việt Nam có nhiều biến động. Những cuộc điều tra về dân cư cho thấy hiện tượng chuyển cư đó khắc hoạ đặc trưng cho dân số năng động của Việt Nam. những chỉ báo về di cư cho thấy động thái đó. Vùng có động thái lớn nhất là Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung bộ. Vùng nhập cư nhiều nhất là Đông Nam Bộ, năm sau cao hơn năm trước. Phân tích từ các
dữ liệu thống kê cho thấy có một sự dịch chuyển dân cư giữa các vùng miền (bảng 2.10).
Điều đáng quan tâm là ở Tây Nguyên tỷ lệ chuyển cư đến vùng này trong hơn những năm qua là khá cao: tỷ lệ dân số Việt Nam sống ở Tây Nguyên đó tăng từ 4% năm 1998 lên gần 6% năm 2002 trong khi đó tỷ lệ dân tộc thiểu số giảm từ 45% xuống còn 39%. Điều đó phản ánh việc di cư nhiều của người Kinh đến Tây Nguyên trong những năm 1998-2000 [16 ].
Sự phân tích dựa trên số liệu Tổng Điều tra 1999 ước tính 6,5% dân số đó di cư trong năm năm qua, một nửa số này di chuyển ra tỉnh khác [13].
Bảng 2.11: Tỷ suất di cư thuần 1999-2004
TĐTDS 1/4/1999 1/4/1999 Điều tra 1/4/2001 Điều tra 1/4/2002 Điều tra 1/4/2003 Điều tra 1/4/2004 A. Các vùng KT-XH 1. ĐB sông Hồng -0,22 -0.48 1,09 -1,36 -0,25 2. Đông Bắc -0,24 -2,48 -1,75 0,05 -1,30 3. Tây Bắc -0,03 -1,53 -0,98 0,24 -0,15 4. Bắc Trung bộ -0,59 -4,25 -0,99 -1,45 -2,80 5. Nam Trung bộ -0,26 -3,35 -1,05 -3,47 -1,17 6. Tây Nguyên 1,57 3,93 -1,97 -0,52 -0,33 7. Đông Nam bộ 1,07 10,37 3,71 7,37 7,22
8. ĐB sông Cửu Long -0,24 -2,73 -1,30 -1,77 -2,27 B. Ba tỉnh trọng điểm
Hà Nội 9,7 23,9 19,4 12,0 15,3
TP Hồ Chí Minh 18,7 16,9 7,1 16,7 13,4
Bình Dương 13,7 27,2 11,8 11,6 23,2
[Nguồn: 164; 165; 166] Số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình 2002 cho thấy 1/3 số người di cư giữa các tỉnh đó chuyển cư đến Tây Nguyên. Khoảng 1/3 số này là người dân tộc thiểu số; hơn một nửa trong số họ vẫn còn nghèo. Còn 1/3 khác thì di cư đến vùng Đông Nam Bộ đang phát triển nhanh nhưng chỉ có 12% trong số họ là nghèo [18, tr. 29].
Bảng 2.10 cho thấy các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung có tỷ lệ xuất cư nhiều hơn cả. Trong những năm 2000 trong hai năm 2005, 2006 tỷ suất xuất cư không nhiều, trong khi đó tỷ xuất xuất cư cao nhất lại thuộc vùng Bắc Trung bộ, vùng núi Tây Bắc, có sự thay đổi không ổn định (năm 2005 nhập cư với tỷ suất + 0,3, nhưng năm 2006 lại là – 0,03). Điều đáng chú ý là năm 2006 Tây Nguyên dòng nhập cư lại có xu hướng tăng lên.
Để tìm hiểu hiện tượng di, dịch dân cư nông thôn ở Việt Nam những năm 2000, việc xác định những yếu tố tác động đến quá trình này là một công việc quan trọng.
Bảng 2.12: Tăng trưởng dân số của Tây Nguyên trong 10 năm.
Dân số 1/4/2009 (người) Dân số 1/4/1999 (Người) Tăng (Giảm) (Người) % tăng so với 1999 1. Kon Tum 430037 314216 115821 36,86 2. Gia Lai 1272792 966950 305842 31,63 3. Đắk Lắk (***2004) 1729380 1690135 39245 2,32 4. ĐắkNông (***2004) 489442 329100 160342 48,72 5. Lâm Đồng 1186786 998027 188759 18,91 [Nguồn: 13; 14]
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình trạng dân di cư tự do từ nhiều địa phương vào Tây Nguyên có xu hướng giảm mạnh trước năm 2006 nhờ thực hiện tốt những chính sách ổn định của Chính phủ: Giai đoạn từ năm 1991-1995 có hơn 77600 hộ dân di cư tự do đến Tây Nguyên, thì giai đoạn 1996-2000, con số này là 47000 hộ, riêng từ năm 2001 đến 2006 chỉ còn khoảng 4600 hộ [256]
Tính toán từ các số liệu thống kê cho thấy: Đến năm 2006 có trên 130000 hộ dân di cư tự do đến các tỉnh Tây Nguyên lập nghiệp, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, và Lâm Đồng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng dân di cư tự do là do đời sống của đại bộ phận người dân ở địa phương cũ gặp quá nhiều khó khăn: thiếu đất, nước, tư liệu sản xuất và gặp nhiều thiên tai. Bên cạnh đó, công tác quản lý đất đai, nhân khẩu, bảo vệ rừng tại các tỉnh Tây Nguyên lỏng lẻo, dẫn tới việc dân di cư tự do từ nhiều địa phương đến cư trú bất hợp pháp mà chính quyền cơ sở không phát hiện được. Xu hướng di cư tự do tăng trở lại. Số liệu bảng 2.11 cho thấy Đắc Nông là tỉnh có nhiều di, biến động dân cư với số lượng tăng cao nhất trong giai đoạn 2003-2009.
Điều quan trọng là sự kiện tách tỉnh đã làm cho việc đăng ký hộ khẩu của cư dân có thể còn nhiều bất bất cập, song nó cho thấy sự chính xác của thống kê dân cư trong chừng mực nhất định. Điều đó xảy ra khi những người có trách nhiệm thống kê không làm trọn vai trò của mình qua các cuộc điều tra. Sự suy giảm dân cư cho thấy sự “biến động cư dân” trước và sau tách tỉnh thật ngoạn mục. Rõ ràng, có một bộ phận dân cư đó rời tỉnh để cư trú trong khu vực khác của đất nước. Lý do biến động dân cư đó có thể tính đến sự chuyển cư tự do vào Tây Nguyên như đó đề cập ở trên.
Những hình thức đa dạng và phức tạp mới của người di cư tự do đến Tây Nguyên là người dân tộc từ các tỉnh phía Bắc, dưới mọi cách thức để họ có thể định cư lại ở Tây Nguyên. Đó là tác nhân tác động mạnh đến dòng di cư vào Tây Nguyên hiện nay.
Tâm lý của người di dân tự do: họ tin rằng, cứ bám trụ, rồi sẽ được chăm bẵm, cơ quan chức năng dần dà sẽ “xuống tay”, sẽ cấp sổ đỏ cho đất ở, đất canh tác mà họ vừa giết rừng “cướp” được. “Thế thì tội gỡ mà không… phá rừng, người ta phá được thì tụi cũng phá được!” .... một người
di dân tự do nói “toạc móng heo”[259]. Ý thức chủ quan của người di cư ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định của họ trong quá trình di cư.
Hộp 2.4: Tình hình phá rừng làm rẫy của dân di cư tự phát
“Một đêm, hàng chục héc-ta rừng bị chặt, đốt thẳng cẳng. Hàng chục căn nhà mọc lên. Bà con ập đến bất ngờ, người ngựa ngậm tăm, 40 người húm vào đẵn gỗ làm một cái nhà cho một hộ. Xong cái thứ nhất, làm cái thứ hai, làm cái thứ ba.... Họ làm nhà cuốn chiếu, một ngày đêm là mọc lên bản mới”. Anh Th. (quê ở xã Nam Quang, Bảo Lâm, Cao Bằng) nói: “Bản thân tôi, và cả 5.000 người trong xã Cư Kbang chúng tôi, đều là người di dân tự do. Lúc đầu, các cấp ngành rất đau đầu vì cái việc chúng tôi “từ trên trời rơi xuống”, nhưng giờ ổn định rồi, chi bộ xã có tới 53 đảng viên. Kinh tế rất phát triển. Chúng tôi mang cả cái lễ lớn nhất trong năm, hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày vào đây…chỉ có điều, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn, sẽ là một tai họa với các cánh rừng, gây mất ổn định tại địa phương....họ dựng lều, “mật phục” cả tuần cả tháng trong rừng, dưới suối, chờ dịp… nghỉ tết là đồng loạt chiếm đất, dựng nhà, phá nương làm rẫy!....nhiều bà con ngại bị ngăn chặn, họ đi bộ, lội rừng từ huyện Ea H’leo (cũng của Đắc Lắc) sang đây. Họ ập vào như cơn… gió.” [Nguồn: 259]
Điều đó dễ trở thành một tiền lệ. Từ một một sự việc, qua lan truyền, gây nên nhiều sự kiện. Hệ quả là đó hình thành những dòng chuyển cư đến Tây Nguyên một cách âm thầm, lặng lẽ, nhưng quyết liệt. Hệ quả rừng bị phá, nhà nước luôn phải đối phó với việc quản lý người dân định cư mới này.
Người di cư tự do vào những năm 2000-2010 khi đặt chân đến vùng đất mới có đời sống vô cùng khó khăn, họ sinh sống rải rác trên các khu đất sản xuất, hoặc sống sâu trong các khu rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng
đặc dụng, xa các khu trung tâm, điều kiện sản xuất khó khăn, không có điều kiện khám chữa bệnh, con em không được đến trường, tỷ lệ thất học và mù chữ cao, nhiều thủ tục lạc hậu- mê tín vẫn còn tồn tại… Tình trạng du canh, du cư của di dân vẫn diễn ra thường xuyên dẫn đến những khu rừng tiếp tục bị tàn phá, gây tác động xấu đến bảo vệ môi trường sinh thái và ảnh hưởng lớn đến kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, nảy sinh ra nhiều các loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, mua bán, sang nhượng, tranh chấp đất đai giữa di dân với dân sở tại, giữa di dân với di dân, trong khi đói nghèo phổ biến, tạo điều kiện cho một số kẻ lợi dụng dân tộc, tôn giáo, gây mất tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc anh em. Những yếu tố đó gây nên mất ổn định tình hình an ninh, chính trị xã hội và cũng gây không ít khú khăn cho địa phương về quản lý nhân, hộ khẩu cũng như quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư [259; 260].
Trong những năm gần đây xuất hiện một xu hướng mới - đó là, sự chuyển cư tự phát có yếu tố kích động của những phần tử không tốt đó nảy sinh trong xã hội nông thôn, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người của các tỉnh miền núi phía Bắc. Lý do là: trong khi dân số ngày càng gia tăng, quỹ đất sản xuất bị thu hẹp, nghèo đói lại tiếp tục “đeo bám” lấy đời sống của đồng bào. Trong hoàn cảnh đó, không ít người dân đó bị mờ hoặc trước những lời dụ dỗ của kẻ xấu, tin vào viễn cảnh mà chúng vẽ ra về một tương lai tốt đẹp nơi “vùng đất hứa”. Nhiều gia đình đó tự bán hết nhà cửa, nương rẫy, rời bỏ quê hương đi làm ăn nơi đất khách quê người. Rõ ràng, đây là một trong những xu hướng chuyển cư của các dân tộc thiểu số ít người. Hiện tượng ấy hình thành là do tác động của nhiều yếu tố, như sự cởi mở của pháp luật, ảnh hưởng của tập quán du cư, du canh, sự khích động của những phần tử xấu trong hoạt động tôn giáo, sự đô thị hoá lối sống không phù hợp với quan niệm của người dân địa phương, v.v.. Dẫu sao, với tư
cách là sự kiện xã hội, hiện tượng di biến động dân cư này đó, đang gây dấu ấn vào đặc trưng di cư ở nông thôn Việt Nam.
Sự chuyển cư của nông thôn Việt Nam thời hiện đại chưa chấm dứt, nó âm thầm diễn ra. Và trong tương lai, nó còn tồn tại lâu dài, nếu không có sự quản lý chặt chẽ từ phía nơi đi, cũng như nơi đến. Nó còn phụ thuộc vào chính ý thức của người dân tham gia vào quá trình này, trong đó yếu tố văn hoá tác động không nhỏ.
2.4.2 – Xu hướng chuyển cư đến các đô thị và vùng công nghiệp phát triển trong giai đoạn 2000-2010.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là một quá trình thể hiện ra trong đời sống xã hội Việt Nam nói chung và nông thôn Việt Nam nói riêng. Đây là kết quả của hiện thực hoá các đường lối, chủ trương của Đảng, Chính phủ Việt Nam trong công cuộc kiến quốc thực hiện mục tiêu “dân giàu, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Chính vì thế, công nghiệp hóa là nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiện tượng chuyển cư ở Việt Nam.
Để lý giải điều này, chúng tôi sử dụng kết quả Điều tra di cư năm 2004. Đây là một nghiên cứu quốc gia đầu tiên theo phương pháp chọn mẫu về di cư. Nó bổ sung cho những khiếm khuyết của phương pháp phân tích tài liệu thống kê dân cư bằng biện pháp đăng ký hộ khẩu về mặt quản lý hành chính nhà nước. Cho đến thời điểm tháng 7 năm 2005, Hà Nội còn 206300 người thuộc hộ khẩu tạm trú dài hạn đang cư trú. Điều đó cho thấy Hà Nội vẫn là nơi thu hút lao động và người dân mọi miền đất nước về cư trú và làm ăn [167].
Bảng 2.12 - Tỷ suất nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng, 2005 và 2006
Vựng
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước 1/4/2005
Tỷ suất di cư trong 12 tháng trước 1/4/2006 Tỷ suất nhập cư (‰) Tỷ suất xuất cư (‰) Tỷ suất di cư thuần (‰) Tỷ suất nhập cư (‰) Tỷ suất xuất cư (‰) Tỷ suất di cư thuần (‰) Toàn quốc 3,4 3,4 0,0 4,0 4,0 0,00 Đồng bằng sông Hồng 2,5 3,1 -0,6 2,5 2,7 -0,2 Đông Bắc 1,8 2,9 -1,1 1,9 3,2 -1,3 Tây Bắc 1,9 1,6 0,3 2,1 2,4 -0,3 Bắc Trung bộ 2,2 4,6 -2,4 1,9 6,3 -4,4 Duyên hải Nam
Trung bộ 1,8 4,6 -2,8 1,7 5,1 -3,4 Tây Nguyên 4,7 4,9 -0,2 6,5 5,1 1,4 Đông Nam bộ 10,3 3,1 7,2 13,5 3,1 10,4 Đồng bằng sông Cửu Long 0,8 2,6 -1,8 1,1 4,7 -3,6 [Nguồn: 165, 166] Bảng số liệu 2.12 cho thấy thực trạng biến động dân cư ở Việt Nam trong giai đoạn giữa thập niên 2000, những vùng có các tỉnh phát triển thủ công nghiệp, công nghiệp thu hút dân cư đến nhiều hơn (cao nhất là Đông Nam Bộ, nơi có thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng tàu, Đồng Nai).
Những khu công nghiệp đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm, do đó nó thu thút các nguồn nhân lực về đây. Điều này làm cho các dòng lao động nhập cư về các vùng công nghiệp phát triển ngày càng sôi động. Hơn thế, việc làm trong các xí nghiệp công ty đòi hỏi cần có tay nghề nhất định, nên người lao động cần phải đáp ứng yêu cầu của người tuyển dụng. Hệ quả là, tính chọn lọc lao động diễn ra trong quá trình di cư. Dân cư nhập đến các
vùng công nghiệp có kỹ năng lao động và trình độ học vấn cao hơn những vùng xuất cư. Di chuyển như vậy làm phá vỡ cân bằng về nhân lực giữa các vùng miền, xu hướng chung là, những vùng có công nghiệp phát triển nhận được dân cư mang tính chất “tinh hoa” hơn. Ngược lại, quá trình này làm “nghèo nàn” về dân cư nơi xuất cư về mặt học vấn và kỹ thuật. Để “cân bằng” lại, cần đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng cường sản xuất và cải thiện tăng thu nhập ở những vùng nông thôn xuất cư, nhờ đó, có thể thu hút, giữ chân những người có trình độ ở lại nơi bản quán của họ. Đây là bài toán khó giải trong thời kỳ hiện đại hoá nông thôn ngày nay. Bởi, nếu phát triển đều ở mọi vùng miền, vốn đầu tư sẽ dàn trải, hơn thế, điều kiện địa lý, môi trường, gia thông của các vùng miền không như nhau. Hệ quả là khó có sự cân bằng ổn định cơ cấu lao động giữa các vùng miền trrong nước. Tính chọn lọc di cư vẫn đang và sẽ xảy ra, ở cả nội vùng, nội tỉnh và giữa các vùng trong nước. Hiện tượng đó luôn là một quy luật.