Lý thuyết thị trường lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 52)

1. Chính sách phát triển KT-X H, điều kiện pháp lý, thị trường

1.2.6 Lý thuyết thị trường lao động.

Để khảo sát một cách toàn diện cần vận dụng cách tiếp cận của lý thuyết thị trường lao động. Đại diện của thuyết này là Linden H. và I. Wallerstein. Nội

dung của thuyết thị trường lao động thể hiện ở chỗ, sức lao động được coi như hàng hoá, và nó có cơ hội tạo ra những khoản lời để trao đổi lấy những khoản thu nhập nhất định. Sức lao động sử dụng được hay không phụ thuộc và sự tham dự của người tham gia vào thị trường lao động. Người di cư là người luôn tìm dến những nơi cần có nhu cầu sử dụng lao động. Chính vì thế thuyết này nhấn mạnh các nhân tố cung và cầu trong sự phân bố lao động. Thuyết này phát triển trên cơ sở học thuyết của J. M Keynes để xem xét quá trình di cư: Thứ nhất, xem chủ thể hành động xã hội như là một người làm công (worker) có sự lựa chọn tự do đối với những cơ hội họ có thể có trong thị trường lao động, nhưng ở lĩnh vực kinh tế tự do (không bị can thiệp, tự do kiếm việc làm). Thứ hai, sự hiện diện một hệ thống kinh tế thế giới phức hợp phụ thuộc lẫn nhau, mà trong đó có sự trao đổi những hình thức lao động sâu sắc. Hệ thống này cũng tính đến những yếu tố liên quan đến chính quyền, thuận lợi về y tế, công nghệ [211].

Về bản chất, thuyết này coi những người tham gia vào thị trường lao động để tìm kiếm cơ hội và thu nhập. Khoản tiền có được phụ thuộc vào cơ hội việc làm của anh ta. Chính vì vậy để nghiên cứu những người tham gia vào quá trình di cư cũng như chuyển cư cần tính đến cơ hội việc làm đầu tiên, tiền công,... như mà y có được, cũng như khoản thu nhấp từ việc làm đó, cơ hội cho những việc làm sau cùng những thay đổi nhận thức của anh ta về sự tham dự vào thị trường lao động này. Đó chính là những động lực (và là động cơ) của người dân di cư.

Theo Mác, những người tham gia vào thị trường lao động chịu tác động của quy luật thị trường: “sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hóa, khi nó được đưa ra thị trường, hay được chính ngay người chủ của nó, tức bản thân người lao động đó, đem bán.”, “người chủ sức lao động phải không còn khả năng bán những hàng hóa trong đó sức lao động của anh ta được vật

hóa, mà trái lại, với tư cách là hàng hóa, anh ta buộc phải đem bán chính ngay cái sức lao động chỉ tồn tại ở trong cơ thể sống của anh ta thôi” [121, tr. 245- 247]. Dưới góc độ lý luận xã hội học mác-xít cho phép thấu hiểu bản chất của người di cư tham gia vào thị trường lao động (ở đô thị và ở nông thôn).

Như vậy, Các lý thuyết xã hội học và dân số học cung cấp cho ta cách tiếp cận tổng hợp để khắc hoạ lại chân dung của những tham gia vào quá trình chuyển cư. Khái niệm di dân bao hàm cả những thay đổi nhất định về mặt không gian địa lý-xã hội, nhưng chưa nói lên được tính chất thay đổi của chủ nhân (actor) đã di chuyển. Đương nhiên, sự di chuyển này cần đến điều kiện tối thiểu về mặt không gian xã hội - địa lý nào đó để làm cơ sở cho phân biệt giữa tái định canh, tái định cư, di chuyển con lắc, di cư mùa vụ, dịch cư ... trong chuyển cư cùng những tính chất đặc trưng của chúng.

1. Quyết định ra đi của người tham gia vào quá trình chuyển cư này rất nhiều: Trước hết, phụ thuộc vào hoàn cảnh khách quan nơi xuất cư và nơi đến. Ở đây, cần xem xét những yếu tố "buộc họ phải ra đi", sự lôi kéo, quyến rũ (như một sự hứa hẹn), thậm chí "buộc phải chấp nhận " ở nơi đến. Sau đó phụ thuộc vào "động cơ" của hành động (quyết định) ra đi mà họ lựa chọn. Những yếu tố như: môi trường sống, chính sách xã hội, bạn bè, người thân, gia đình... chi phối anh ta. Vị thế anh ta (có được) phụ thuộc vào quan niệm xã hội của cộng đồng nơi anh ta ra đi và đến.

2. Sự di chuyển của một bộ phận dân cư sẽ làm ảnh hưởng đến cơ cấu dân số cả nơi đi và nơi đến và qua đó ảnh hưởng cơ cấu lao động - xã hội, thậm chí thay đổi cấu trúc lao động-việc làm nơi đến nữa. Chính vì vậy, cần xem xét quá trình di chuyển dân cư như là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống xã hội. Quá trình di cư là một sự đáp ứng nhu cầu phân bố lại

lao động của xã hội – đó là chức năng của hệ thống xã hội, hệ quả là tái cấu trúc cơ cấu của hệ thống đó.

Theo chúng tôi, cần có cách tiếp cận tổng-tích hợp trong nghiên cứu di cư bằng cách vận dụng các lý thuyết này để nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiện tượng đó.

1.3 - Hệ khái niệm công cụ

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các khái niệm sau làm khái niệm công cụ nhận thức quá trình di, dịch, chuyểncư dân nông thôn.

1.3.1 - Chuyển cư - là khái niệm chủ đạo của nghiên cứu này, nó phản ánh động thái của dân cư, chỉ trạng thái đang xảy ra của cư dân đang di động và cơ động (tiếng la tinh - mobilis).

Về mặt mặt ngữ nghĩa của khái niệm: “Di” là động từ có nghĩa “là dời đi nơi khác” [131, tr. 246]; Chuyển -là động từ chỉ quá trình “thay đổi hoặc làm thay đổi vị trí, phương hướng, trạng thái, tình hình, v.v. đến hoặc sang một vị trí khác, phương hướng, trạng thái, tình hình khác”. Có sự vận động, đổi khác, không còn đứng yên hoặc giữ nguyên trạng thái cũ [131, tr. 181]. Di chuyển là động từ chỉ “dời chỗ, chuyển đi nơi khác (thường nói về cái có quy mô lớn) [131, tr. 246], nó thể hiện sự vận động trong không gian và thời gian, những hình thức tồn tại của vật chất. Thuật ngữ chuyển cư - nhấn mạnh đến khía cạnh động thái di chuyển của cư dân, nhưng có sự tác động của nhân tố khác bên ngoài sự di chuyển, ví dụ sự tác động của kế hoạch phân bố lại dân cư của nhà nước, sự lôi kéo của cái gì đó gây ra quyết định dời đi (di), hay chuyển đi (di đi) của người nào đó. Khái niệm này đồng cấp, cùng nghĩa với khái niệm di cư. Thuật ngữ chuyển cư cho thấy cả hai trạng thái: sự chủ động của người tham gia vào vận động của dân cư, mặt khác nó bao hàm cả nội dung của “sự bắt buộc”, sự tác

động “đẩy con người” vào quá trình di chuyển trong không-thời gian với tư cách là hình thức của nó. Hơn thế, chuyển cư còn hàm chứa chỉ sự vận động xã hội có xu hướng nhất định nào đó. Khi thuật ngữ di cư được hiểu theo nghĩa chỉ sự di chuyển dân số qua một biên giới rõ với mục đích thiết lập một nơi ở cố định vĩnh viễn hay một thời gian dài hay “dời đến ở một miền hay một nước khác để sinh sống”. Nếu chỉ nói đến chuyển nơi ở thuần tuý, có thể dùng thuật ngữ “di trú” (nghĩa là “dời đến ở nơi khác”) [131, tr. 246].

Di cư được hiểu theo nghĩa dịch của từ tiếng Anh “migration” (nguồn gốc từ chữ Latin migratio – thuyên chuyển chỗ ở).

Di cư, chuyển cư, di dân là ba thuật ngữ đều hàm nghĩa là di chuyển nơi cư trú (hoặc lâu dài hoặc bán lâu dài) của các cá nhân hoặc nhóm từ nơi thường cư ngụ “dời đến ở một miền hay một nước khác để sinh sống”.

Di dân là đưa dân dời đến ở nơi khác để sinh sống, nhưng di dân hay được sử dụng với ý nghĩa di cư ở trong một nước [131, tr. 246]. Khái niệm này nhấn mạnh đến khía cạnh can thiệp có chủ định để làm nảy sinh ra sự di chuyển, vận động của dân cư, chẳng hạn như đưa dân đi xây dựng kinh tế mới, tái định canh, định cư, .v.v.. Theo nghĩa rộng, di dân là sự chuyển dịch của bất kỳ con người trong không gian và thời gian nhất định kèm theo sự thay đổi nơi cư trú tạm thời hay vĩnh viễn. Với nghĩa này, di dân đồng nhất với sự di động dân cư. Theo nghĩa hẹp của từ, di dân là sự di chuyển dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong khoảng một thời gian nhất định. Định nghĩa này được sử dụng nhằm khẳng định mối liên hệ giữa sự di chuyển theo một khoảng cách nhất định qua một địa giới hành chính, với việc thay đổi nơi cư trú” [9, tr. 136-143].

Như vậy, về hình thức có thể sử dụng ba thuật ngữ này chỉ chung 1 hiện tượng di chuyển dân cư mà không hàm chỉ nội dung của sự di chuyển đó. Chuyển cư nó bao quát được cả tính chất, nội dung của một hiện tượng xã hội luôn gắn liền với quá trình lịch sử của một xã hội, là một quá trình hình thành do các dòng người di chuyển nơi cư trú tạo ra. Sự di chuyển dân cư thể hiện “mặt động” mang một ý nghĩa quan trọng của mỗi xã hội, nó nhấn mạnh đến “cái đang xảy ra”, hơn là “cái đã xảy ra và có kết quả”. Về cấp độ (phạm trù) nó cùng cấp độ của khái niệm “di cư”, nhưng nhấn mạnh đến tính chất của hiện tượng xã hội mà nó phản ánh. Khác biệt với di động xã hội-tự nhiên (sinh, lớn lên, già, tử), chuyển cư là sự di động không gian của dân cư, là sự thay đổi phân bố lãnh thổ của nó, nghĩa là sự thay đổi địa lý. Trong nghĩa này, chuyển cư không thay đổi về số lượng cư dân trong khu vực quốc. Số lượng và cấu trúc (cơ cấu) dân cư làm thành những bộ phận riêng rẽ của lãnh thổ cho trước (trong một nước chẳng hạn) là bị thay đổi. Chuyển cư tác động, làm thay đổi những cái quan trọng nhất đối với sự phát triển xã hội về cơ cấu là làm phức tạp hơn và đa dạng hơn về chất: làm thay đổi cơ cấu giai cấp – xã hội, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp – tay nghề - xã hội, v.v… Chuyển cư và quá trình tái tạo – đó là hai thành phần hợp lại tạo thành các động lực dân số. Trong quá trình tái sản xuất dân cư các sự kiện riêng lẻ (tử, sinh nở) đem lại đối với mỗi con người thuộc sự kiện trong số đó mang một tính chất chỉ có một lần duy nhất; khi ấy trong các cuộc di dân các sự kiện riêng lẻ (xuất cư, nhập cư) của những người tham sự có thể được lặp lại. Di chuyển của cư dân luôn “gắn rất chặt” với sự phát triển kinh tế - xã hội, gắn với sự triển khai lực lượng sản xuất, gắn với sự đô thị hóa, v.v…

Quá trình đó bao gồm mô ̣t loa ̣t các sự kiê ̣n di chuyển hiê ̣n diê ̣n trong không gian và thời gian. Sự hiê ̣n diê ̣n (thực tế) này hàm chứa hai yêú tố: thời điểm có

mă ̣t của những người di cư trên các điểm m ới và cũ hơn của nơi sinh sống (cư trú). Khi tiến hành (thực hiê ̣n) di chuyển gồm có hai sự kiện: sự rời đi và sự đến của dân cư . Mỗi cuô ̣c chuyển cư la ̣i được hiê ̣n ra thành hai lần : Ban đầu như là mô ̣t thực tế ra đi và sau đó như mô ̣t thực tế đến. Sự kiê ̣n này hay sự kiê ̣n kia đều được thể hiê ̣n mô ̣t lần diễn ra về mă ̣t lãnh thổ trong chính mô ̣t khoảng thời gian . Nhưng nếu xem xét quá trình di cư không phải từ mă ̣t hình thức , mà về thực chất, thì nó là tổng thể những cuộc định cư.

* Những đặc trưng của chuyển cư

1. Hướng di chuyển là đặc trưng cho sự chuyển cư. Có các hướng sau: “Di chuyển dân cư từ nông thôn ra đô thị; Di chuyển dân cư nông thôn - nông thôn; Di chuyển dân cư đô thị - nông thôn; Di chuyển dân cư đô thị - đô thị” [5; 9, tr. 140; 92, tr. 88 - 90; 137, tr. 31]

2. Nó “mang một áp lực nhất định”, hay nói cách khác nó phải liên quan đến sức ép nào đó như sức ép về đất đai, kinh tế, việc làm, có thể là tạm thời hay vĩnh cửu. Mặt khác, nó phải thể hiện nhu cầu, động cơ của hành vi di chuyển (từ nhu cầu chủ quan của cá nhân (kỳ vọng, sở thích, động cơ tìm việc làm, tăng thu nhập hay nhu cầu học tập, mong muốn gần và đoàn tụ gia đình, v.v.) và những “lôi cuốn” của nơi đến (cơ hội việc làm, điều kiện và môi trường sống tốt hơn, v.v..). Những yếu tố này trở thành tác nhân tác động đến người tham gia di cư. Những nhân tố khách quan nảy sinh từ khách quan bên ngoài (như nhu cầu lao động, cơ hội việc làm, sự phát triển kinh tế, môi trường sống, điều kiện sống, điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho làm ăn, sinh sống, v.v.) ở nơi đến.

3. Chuyển cư còn bao hàm cả việc dời đi trong một khoảng cách không gian nhất định, có một sự thay đổi vị trí trong các quan hệ với môi trường sống.

Đây là tiêu chí phân loại quan trọng nhất của di chuyển dân cư, xác định về mặt nhận thức: đi xa hay đi gần giữa nơi đi và nơi đến. Xuất phát từ luận điểm trên chuyển cư được hiểu như là một “sự vận động” cả nhất thời và cả thường xuyên của cư dân từ một địa phương này đến một địa phương khác, từ nơi cư trú này sang nơi cư trú khác, từ nước này sang nước khác.

4. Căn cứ khoảng cách không gian địa lý, chuyển cư là động thái của quá trình cơ động xã hội (social mobility) của các chủ thể. Nó mang dấu hiệu đặc trưng

vượt qua ranh giới hành chính của lãnh thổ nhất định (gianh giới của quốc

gia, một huyện, tỉnh .v.v.).

5. Độ dài của thời gian chuyển cư, có thể chia ra hai dạng: chuyển cư vĩnh viễn hay không quay trở về nơi ra đi (điểm xuất cư), chuyển cư tạm thời chỉ sự tạm vắng với một khoảng thời gian nhất định ở nơi ra đi. Khi ấy, sẽ xảy ra một thực tế: người tham gia di chuyển trở về nơi cũ khi ra đi (còn hàm nghĩa khác là “hồi cư”). Nó còn chỉ tình thái của một quá trình mà một bộ phận dân cư có thể chuyển đến nơi khác, nước khác sinh sống, làm việc một giai đoạn nào đó.

* Các hình thức di, dịch chuyển của cư dân.

Theo tính tổ chức của quá trình di chuyển có thể phân biệt:

* Di dân có tổ chức hay chuyển cư có kế hoạch (được thực hiện có sự giúp

đỡ của nhà nước hoặc các tổ chức xã hội. Đây là hình thức chuyển cư theo chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm phân bố dân cư cho hợp lý theo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng.

* Di cư tự phát, không có tổ chức (mang tính tự phát cá nhân, do bản thân người chuyển cư quyết định, không có sự trợ giúp nào của nhà nước hay bất cứ một tổ chức xã hội nào) [9, tr 136-143].

* Di cư tự do chỉ quá trình người dân đi tìm công ăn việc làm theo khả năng của mình không chịu sự áp đặt nào, trong quá trình đó người dân có sự thay đổi nơi cư trú và làm việc không chịu kiểm soát của bất cứ nhóm xã hội nào. Đó là sự thay đổi môi trường sống và làm việc tuỳ thuộc vào ý định, sự lựa chọn và ra quyết định của chủ thể, và “tuột” khỏi sự kiểm soát của xã hội, hay xã hội không kiểm soát được việc quyết định di chuyển của những người di cư.

* Di cư mùa vụ chỉ dòng di cư xuất hiện khi nơi đến xuất hiện nhu cầu lao động. Hay nói cách khác, xuất hiện một thị trường lao động, nơi xuất hiện cơ hội việc làm, nhu cầu sử dụng lao động. Người di cư đến làm việc theo một thời gian nhất định, sau đó lại quy về nơi đi. Về mặt cư trú, địa vị “dân gốc-bản địa” không thay đổi. còn vị thế anh ta thay đổi ở nơi anh dến trong thời gian lưu trú ở đó. Đây là một dạng trong cách hiểu hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) những nhân tố kinh tế xã hội tác động đến sự chuyển cư của cư dân nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 35 - 52)