Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đầu tư của các doanh nghiệp việt nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)

1.1. Khái niệm, các hình thức và tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra

1.1.3. Tính tất yếu của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang

phát triển

Đầu tư trực tiếp nước ra ngoài là xu hướng tất yếu khi các nền kinh tế hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Vai trò của các nước phát triển đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn rất quan trọng, nhưng trong thời gian gần đây, vai trò của các nước đang phát triển đối với hoạt động này ngày càng tăng. Tính

tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang phát triển xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, quy luật phân bố tài nguyên không đồng đều giữa các quốc gia,

vùng lãnh thổ là yếu tố thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để chủ động nguồn cung, bù đắp sự thiếu hụt trong nước: Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, nhưng nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn có trữ lượng hữu hạn và phân bổ không đều ở các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi kinh tế phát triển, năng lực sản xuất tăng lên thì nhu cầu sử dụng tài nguyên, nhiên liệu cũng tăng lên tương ứng. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sản xuất hàng hóa tại một quốc gia có thể cung cấp cho thị trường toàn cầu nên nhu cầu tài nguyên càng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong điều kiện nguồn tài nguyên trong nước có hạn, các quốc gia phải sử dụng tài nguyên của các quốc gia khác thông qua nhập khẩu tài nguyên hoặc phải đầu tư ra nước ngoài để khai thác, chủ động nguồn cung nguyên, nhiên liệu đáp ứng nhu cầu của sản xuất.

Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ, khi kinh tế phát triển, nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu trong nước tăng lên, nhưng nguồn tài nguyên trong nước đã bị khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt, tất yếu phải nhập khẩu. Tuy việc nhập khẩu tài nguyên, nhiêu liệu, năng lượng là giải pháp phổ biến nhưng thường bị lệ thuộc vào nhà cung cấp, đặc biệt là rất khó khăn khi xảy ra khủng hoảng. Để nắm quyền chủ động nguồn cung nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ sản xuất, tất yếu Việt Nam phải đầu tư ra nước ngoài để khai thác.

Thứ hai, quy luật về sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc

gia trên thế giới tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế mà trên thực tế mỗi quốc gia lại có những lợi thế riêng. Các quốc gia phát triển đã và đang khai thác những lợi thế về vốn đầu tư lớn, trình độ KHCN hiện đại để đầu tư ra nước ngoài. Các quốc gia đang phát triển có thể đầu tư vào một số lĩnh vực đầu tư còn bị bỏ ngỏ hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực tương đối cao so với các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia đang phát triển đi trước có thể đầu tư sang các nước có trình độ kinh tế phát triển kém hơn. Điều này thể hiện rất rõ

trong nền kinh tế Mỹ, là quốc gia đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất, nhưng cũng tiếp nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất.

Thứ ba, nhờ sự nỗ lực của chính bản thân và đầu tư nước ngoài, các quốc

gia đang phát triển đã thoát ra khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên mạnh mẽ về mọi mặt để thực hiện đầu tư, phát triển các thế mạnh của mình ở trong và ngoài nước. Doanh nghiệp các nước này cũng vươn lên phát triển mạnh, một số doanh nghiệp đã tích lũy tiềm lực kinh tế, công nghệ đủ mạnh để đầu tư ra nước ngoài vì thị trường trong nước càng trở thành nhỏ bé. Đầu tư ra nước ngoài trở thành nhu cầu tất yếu để mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận. Hiện nay, doanh nghiệp ở các nước đang phát triển đều nhận thức được rằng họ đang hoạt động trong nền kinh tế toàn cầu nên phải có tầm nhìn quốc tế. Những cơ hội tiềm năng ở nước ngoài xuất hiện trong hội nhập kinh tế đã thúc đẩy dòng FDI ra của các TNCs từ các nước đang phát triển diễn ra sớm và mạnh mẽ hơn. Động cơ đầu tư ra nước ngoài của TNCs từ nước đang phát triển là lợi thế cạnh tranh về giá hơn là dựa vào công nghệ hay sự khác biệt của sản phẩm. Hơn nữa, trong xã hội của các quốc gia này xuất hiện nhiều tư tưởng tiến bộ và những sáng tạo mang tính chiến lược tạo ra sự bứt phá cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển.

Thứ tư, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế với đặc trưng là vừa hợp tác vừa

cạnh tranh giữa các quốc gia cũng đòi hỏi các nước đang phát triển phải nỗ lực trong việc tận dụng những thời cơ để phát triển. Để phát huy những lợi thế so sánh, cần thực hiện chuyên môn hóa sản xuất, sự hợp tác giữa các nước nhằm mục đích sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đang ngày một khan hiếm. Khi các quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, mỗi quốc gia đảm nhiệm một vai trò mà mình có thế mạnh. Mỗi quốc gia, trong đó có các nước đang phát triển là một mắt xích trong mạng lưới của nền kinh tế thế giới nên cần hợp tác có hiệu quả với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các quốc gia đều muốn tăng nhanh tốc độ phát triển để thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến nên buộc phải tích cực nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những bước tiến vượt bậc về kinh tế, chính

trị, xã hội và khoa học, công nghệ. Và chính trong quá trình phát triển, các quốc gia cũng cạnh tranh với nhau, tìm các giải pháp để thu được nhiều lợi ích nhất.

Thứ năm, OFDI là một trong những giải pháp quan trọng nhằm mục tiêu

thâm nhập thị trường hay vượt qua rào cản thương mại của các nước. Trong bối cảnh xu thế mở cửa hội nhập trở thành tất yếu thì cạnh tranh thương mại giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng quyết liệt. Trên thực tế, các nước đang phát triển đang phải đối mặt với chế độ bảo hộ bằng các hàng rào phi thuế quan của các nước phát triển. Mặc dù quy định của WTO đối với hàng rào thuế quan ngày càng được hoàn thiện và thuế quan có xu hướng ngày càng giảm, nhưng các nước phát triển vẫn lợi dụng những sơ hở trong các quy định để bảo hộ mậu dịch như đề ra các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường.... Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài là một phương thức quan trọng để vượt qua các hàng rào bảo hộ thương mại của các nước.

Đầu tư ra nước ngoài còn là giải pháp giúp phát triển kinh tế mà không hao tổn về tài nguyên, không gánh chịu hậu quả của ô nhiễm môi trường trong nước vv... Vì vậy, Chính phủ các nước phát triển đều khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, nhất là với những ngành tiêu dùng nhiều tài nguyên, năng lượng, ô nhiễm môi trường...

Tóm lại, đầu tư ra nước ngoài là tất yếu khách quan đối với các quốc gia kể cả các nước phát triển và đang phát triển. Mặc dù, đất nước đang cần vốn phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng Đầu tư ra nước ngoài vẫn cần phải được quan tâm, nhất là những lợi ích dài hạn. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có khả năng tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Sự thành công của hoạt động này sẽ góp phần quan trọng vào việc hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đầu tư của các doanh nghiệp việt nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)