Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đầu tư của các doanh nghiệp việt nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 192)

1.2. Cơ sở lý thuyết, các nhân tố ảnh hưởng và vai trò của Nhà nước

1.2.1.Cơ sở lý thuyết về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

Hiện nay có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về nguồn gốc, bản chất của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo quan điểm thương mại, có lý thuyết của Heckcher&Ohlin-HO, lý thuyết của Richard S.Eckaus, lý thuyết của MacDougall, mô hình của MacDougall-Kemp, lý thuyết của K. Kojima, lý thuyết phân tán rủi ro của D. Salvatore....Theo trường phái lý thuyết kinh tế công nghiệp, có lý thuyết của Stephen Hymer, lý thuyết của Charles Kindleberger, Robert Z.Aliber, lý thuyết chu kỳ sản phẩm của Vernon, lý thuyết chu kỳ sản phẩm bắt kịp của Akamatsu, lý thuyết nội vi hoá của Rugman và Berckley ....Tuy nhiên, trong luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng lý thuyết “chiết trung” của Dunning để luận giải những vấn đề liên quan đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài từ các nước đang phát triển.

Theo lý thuyết của Dunning, động lực thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài gồm 3 điều kiện chủ yếu: lợi thế về sở hữu (ownership advantage); lợi thế của nước chủ nhà (locational advantage) và lợi thế nội vi hóa của công ty (intenalization advantage). Các yếu tố này được phân tích thông qua mô hình OLI (Ownership/Location/Internalization Advantage) [69, tr. 173-190].

Dunning đã xây dựng hai mô hình bổ trợ để giải thích rõ hơn mô hình OLI là mô hình ESP (Environment/Systems/Policie - Môi trường/Hệ thống/Chính sách) và mô hình IDP (Investment Development Path - Giai đoạn phát triển của đầu tư). Hai mô hình này giải thích mối quan hệ giữa trình độ phát triển với đầu tư của một quốc gia và dự đoán trước được xu hướng phát triển của nó. Lý thuyết của Dunning là công cụ hữu hiệu giải thích về đầu tư ra nước ngoài của các TNCs và của các nước đang phát triển. Nội dung của mô hình OLI như sau:

O (Lợi thế sở hữu của doanh nghiệp): Những lợi thế về sở hữu, chủ yếu

về công nghệ, là điều kiện tiên quyết thúc đẩy công ty đầu tư ra nước ngoài. Các công ty có công nghệ hiện đại hơn sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng các đối thủ

cạnh tranh ở nước ngoài có năng lực công nghệ kém hơn.

L (Lợi thế đặc biệt của nước tiếp nhận): FDI sẽ được triển khai tại những

vùng lãnh thổ mà các lợi thế đặc biệt của vùng lãnh thổ (L) cho phép doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích khi sử dụng lợi thế đặc biệt của mình - O”. Lợi thế nư-

ớc chủ là giá cả nguyên nhiên vật liệu, lao động.... Theo Dunning, lợi thế này là động lực thúc đẩy các công ty mở rộng cơ sở sản xuất ra nước ngoài theo hướng khai thác nguồn nguyên liệu. Dunning đã chi tiết hóa các lợi thế đặc biệt của

vùng lãnh thổ qua mô hình ESP như sau:

E: Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, giai đoạn phát triển kinh tế, nền tảng tạo nên các yếu tố văn hóa - xã hội - lịch sử, cơ sở hạ tầng…

S: Mức độ tự do hóa kinh tế, hệ thống tổ chức xã hội, “thái độ” đối với tư bản nước ngoài, các yếu tố văn hóa và xã hội…

P: Các chính sách kinh tế vi mô và vĩ mô…

Việc tách biệt L thành ba nhóm yếu tố E, S và P không có nghĩa là ba nhóm này độc lập, mà chúng quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô hình này thể hiện toàn bộ cấu trúc của một xã hội, đặt dưới cái nhìn của nhà đầu tư khi cân nhắc lựa chọn địa điểm đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai.

Một trong những yếu tố thu hút sự lưu tâm của nhà đầu tư tiềm năng là nước này ở giai đoạn nào của phát triển kinh tế. Dunning đã chỉ ra năm giai đoạn phát triển của đầu tư mà một nước nhất thiết sẽ phải lần lượt trải qua, thông qua mô hình IDP (Investment Development Path) [69, tr. 173-190]. như sau:

Giai đoạn 1 (giai đoạn tiền công nghiệp hóa): Trong giai đoạn này, L của

đất nước rất yếu, FDI vào là không đáng kể. Do O của các doanh nghiệp địa phương cũng rất yếu, nên FDI dòng ra rất hạn chế, coi như là bằng không.

Giai đoạn 2: Nhờ vào nỗ lực của nhà nước, L lớn mạnh dần và các doanh

nghiệp địa phương tích lũy O tăng lên. FDI dòng vào xuất hiện góp phần làm cho L và O trong nước phát triển.

Giai đoạn 3: Nhờ O đã phát triển đến một mức nhất định, dòng ra của

FDI xuất hiện. Các hành vi kinh tế của Nhà nước hướng về việc tạo điều kiện cho sự phát triển của O và từng bước xây dựng những nền móng cơ bản cho việc hình thành một nền kinh tế thị trường hoàn thiện.

Giai đoạn 4: Dòng ra của FDI tăng mạnh. O được sản sinh không chỉ nhờ

thương mại nội ngành và liên ngành tăng mạnh. Các chính sách của nhà nước sẽ hướng về việc khuyến khích FDI, đặc biệt là khuyến khích dòng ra.

Giai đoạn 5: Nước này thật sự trở thành một cường quốc đầu tư trên thế

giới. Những lợi thế lớn về sở hữu, nhất là sở hữu về công nghệ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy các công ty đầu tư ra nước ngoài.

I ( Lợi thế mang lại từ các hoạt động nội vi hóa): Để quyết định đầu tư ra

nước ngoài, công ty phải so sánh lợi ích giữa cho thuê các yếu tố sản xuất chủ yếu là công nghệ hoặc xuất khẩu với việc đầu tư ra nước ngoài. Nếu cách thứ nhất có lợi hơn thì công ty sẽ quyết định hướng vào phát triển thương mại (sản xuất trong nước để xuất khẩu). Ngược lại, họ sẽ quyết định đầu tư ra nước ngoài và chỉ trong trường hợp này mới hình thành TNCs. Theo Dunning, việc tạo dựng một hệ thống mạng lưới quốc tế qua nội vi hóa sẽ cho phép doanh nghiệp sở hữu O kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, tăng sức mạnh trước các nhà cung cấp, bảo vệ những thành quả của R&D.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp

1.2.2.1. Môi trường kinh doanh của nước chủ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (Nhân tố đẩy)

Những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của nước chủ đầu tư bao gồm chính sách kinh tế vĩ mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài và tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài [33, tr. 83-89].

(i) Chính sách kinh tế vĩ mô: Tác động rất lớn tới đầu tư ra nước ngoài là

chính sách tài chính- tiền tệ, xuất nhập khẩu, quản lý ngoại hối.

Việc chính phủ các nước áp dụng chính sách thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ sẽ tác động mạnh đến lãi suất thực tế, sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư. Chính sách tài chính - tiền tệ thay đổi còn ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, tác động gián tiếp đến đầu tư ra nước ngoài. Lạm phát cao, đồng tiền nội địa bị mất giá, một đơn vị tiền tệ nội địa sẽ mua được ít hơn các hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài. Ngược lại, khi đồng tiền nội địa của nước đầu

tư lên giá thì một đơn vị tiền tệ nội địa sẽ mua được nhiều hơn các hàng hóa, dịch vụ đầu tư ở nước ngoài.

Những ưu đãi khuyến khích xuất khẩu của nước chủ đầu tư sẽ tạo cơ hội cho hàng hoá của các công ty nước này thâm nhập vào thị trường nước ngoài dễ dàng sẽ khuyến khích sản xuất trong nước. Nếu nước chủ đầu tư giảm các rào cản nhập hàng hoá từ nước ngoài, nhất là từ các nước đang phát triển thì sẽ thúc đẩy các công ty đầu tư ra nước ngoài để khai thác lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ, nhân công rẻ sau đó nhập khẩu hàng thành phẩm về nước.

Chính phủ thực hiện việc nới lỏng quản lý ngoại hối sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài. Chính phủ quản lý chặt ngoại hối thì các nhà đầu tư phải tuân thủ các quy chế giới hạn chuyển vốn ra nước ngoài. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển họ thường áp dụng chính sách nới lỏng ngoại hối, thậm chí áp dụng chế độ tự do ngoại hối đối với hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chưa phát triển, hoặc mới ở trình độ phát triển trung bình, trung bình khá, đa số Chính phủ các nước đều áp dụng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ dòng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Sau đó, tùy theo sự phát triển của nền kinh tế, Chính phủ sẽ từng bước nới lỏng quản lý ngoại hối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

(ii) Các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài: Việc ký kết các hiệp

định đầu tư với nước ngoài như Hiệp định đầu tư song phương, đa phương là cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư ra nước ngoài. Việc ký các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nước cũng tạo thuận lợi để các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài vì họ chỉ phải nộp một lần thuế ở nước nhận đầu tư nên sẽ giảm bớt được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận. Các hiệp định này quy định nhiều nguyên tắc cơ bản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiếp cận và kinh doanh ở nước nhận đầu tư, là yếu tố quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài.

Để khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, Chính phủ của nước chủ đầu tư thường trợ giúp các nhà đầu tư của mình thông qua các chương trình xúc tiến đầu tư và hỗ trợ đầu tư hải ngoại, ví dụ như OPIC (Mỹ), MITI, JAIDO, JICA (Nhật Bản), KFW (Đức), FMO (Hà Lan)...Nhiều Chính phủ còn áp dụng chính sách bảo hiểm vốn đầu tư ở nước ngoài vì đầu tư vào thị trường mới thường mạo hiểm hơn đầu tư trong nước nên cũng góp phần thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các Chính phủ chỉ trợ giúp và ưu đãi về vốn cho những lĩnh vực, địa bàn được khuyến khích.

Việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên các thông tin về môi trường đầu tư nước ngoài và các chính sách đối ngoại cho các nhà đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư ra nước ngoài. Thông thường, Chính phủ các nước chỉ quan tâm và cung cấp thông tin ở những lĩnh vực và địa bàn đang khuyến khích đầu tư. Đặc biệt, chính sách đối ngoại của các nước lớn có ảnh hưởng không chỉ đối với đầu tư ra nước ngoài của một nước mà có ảnh hưởng đến tất cả các nhà đầu tư toàn cầu.

Ngoài ra, các hoạt động ngoại giao, giao lưu văn hóa quốc tế và cung cấp ODA cho các nước đang phát triển cũng tác động mạnh đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Trong các chuyến công tác nước ngoài của các nhà lãnh đạo thường có nhiều doanh nghiệp đi cùng để tìm cơ hội đầu tư, đối tác hợp tác kinh doanh. Trong các điều khoản cung cấp ODA của các nước thường có nhiều quyền ưu tiên cho các nhà đầu tư của quốc gia cấp ODA. Các nước có nền kinh tế phát triển là những nước cung cấp ODA sẽ hỗ trợ tích cực cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Do nguồn vốn và tiềm lực kinh tế đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trong nước còn rất hạn chế nên các nước đang phát triển sử dụng ODA để hỗ trợ cho đầu tư ra nước ngoài là không đáng kể, vì chính các nước này đang là đối tượng tiếp nhận ODA. Tuy nhiên, khi tiềm lực kinh tế của quốc gia ngày càng lớn mạnh thì nguồn vốn ODA sẽ tăng lên tương ứng.

(iii) Tiềm lực kinh tế, khoa học-công nghệ: Mức độ tích lũy, tiềm lực của

ngoài. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển, khả năng tích lũy nội bộ cao, mức dự trữ ngoại tệ lớn thì mới xuất hiện nhu cầu đầu tư ra nước ngoài để khai thác hiệu quả hơn nguồn vốn “dư thừa tương đối”. Với các nước đang phát triển, khả năng tích lũy nội địa thấp, trình độ khoa học - công nghệ hạn chế, nhu cầu vốn đầu tư của nội bộ nền kinh tế lớn nên nhu cầu đầu tư ra nước ngoài không nhiều. Năng lực cạnh tranh yếu, tiềm lực tài chính có hạn, đại bộ phận doanh nghiệp ở các nước đang phát triển có quy mô nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu nên chỉ có một số doanh nghiệp có quy mô lớn, trình độ công nghệ sản xuất tương đối hiện đại hoặc phải có những sản phẩm độc đáo mới có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài.

1.2.2.2. Môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài (Nhân tố kéo)

Những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của nước nhận đầu tư được coi là những nhân tố kéo, hấp dẫn dòng đầu tư nước ngoài, bao gồm: tình hình chính trị, chính sách pháp luật, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, đặc điểm phát triển văn hóa xã hội [33, tr. 72-80].

(i) Tình hình chính trị: Sự ổn định chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

đối với nhà đầu tư nước ngoài vì môi trường chính trị ổn định là điều kiện tiên quyết để đảm bảo thực hiện các cam kết của Chính phủ đối với các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển kinh tế; đảm bảo duy trì các khuyến khích ưu đãi đầu tư trong thời hạn đã công bố nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chủ động hơn khi đầu tư dài hạn. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động kinh doanh dài hạn nên rất cần sự rõ ràng, ổn định trong định hướng đầu tư. Sự thay đổi không rõ ràng, thiếu ổn định sẽ làm cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải chấp nhận thua lỗ. Tình hình chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để đảm bảo sự an toàn của các hoạt động đầu tư. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao một số nước đang phát triển ở Châu Phi có tình hình chính trị bất ổn, không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

(ii) Chính sách, pháp luật: Hoạt động đầu tư nước ngoài chịu tác động bởi

qui định về lĩnh vực đầu tư, mức sở hữu của nước ngoài, miễn giảm thuế đầu tư, qui định tỷ lệ xuất khẩu, mức độ cạnh tranh, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ... và các chính sách có ảnh hưởng gián tiếp như các chính sách về tài chính-tiền tệ, thương mại, đối ngoại,....

Mức độ đầy đủ, hợp lý của các chính sách có ảnh hưởng mạnh đến dòng vốn đầu tư vào nước chủ nhà. Kinh doanh ở địa bàn xa lạ, các nhà đầu tư nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước chủ nhà để bảo đảm quyền lợi cho họ. Nếu việc thực thi pháp luật kém hiệu lực sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

(iii) Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao

gồm khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên,.... là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí, khả năng sinh lời hoặc rủi ro của hoạt động đầu tư. Địa điểm sản xuất và tiêu thụ có vị trí thuận lợi, không cách trở sẽ giảm được chi phí vận chuyển, hạ được giá thành sản xuất, hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, đặc điểm của khí hậu, thời tiết, độ ẩm, bão lũ.... cũng ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vì những yếu tố này sẽ tác động xấu đến độ bền công nghệ và điều kiện sống của các nhà đầu tư. Một nước sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài nếu có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, trữ lượng lớn, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Các nước đang phát triển thường có nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản và chi phí sản xuất rẻ là điều kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đầu tư của các doanh nghiệp việt nam ra nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 192)