Bài học chƣa thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở trung quốc ( 1986 2010) luận án TS khu vực học và văn hóa học 62 31 50 01 (Trang 130 - 133)

4.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRUNG QUỐC

4.2.2. Bài học chƣa thành công

Bảo hiểm thất nghiệp chịu ảnh hƣởng của cơ cấu nhị ngun phân hóa thành thị và nơng thơn

Tuy q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc nhƣng sự tồn tại lâu đời của cơ cấu nhị nguyên thành thị- nông thôn đã ảnh hƣởng sâu sắc từ nhận thức tới chính sách kinh tế xã hội ở nƣớc này. Bảo hiểm thất nghiệp không là ngoại lệ, đã phân hố thành thị và nơng thơn khi quy định phạm vi hoạt động, chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp ở thành thị, cũng có nghĩa là những đơn vị doanh nghiệp và lao động khu vực nông thôn không thuộc phạm vi bảo đảm của bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, cùng với quá trình đơ thị hóa, dân số sống ở thành thị đã cơ bản xấp xỉ dân số sống ở nơng thơn, thậm chí chiếm tỉ lệ cao hơn, nhƣ năm 2011, dân số thành thị chiếm 51,3%, dân số nông thôn chiếm 48,7% tổng dân số toàn quốc [213]. Mặc dù tiến trình đơ thị hóa diễn ra nhanh nhƣng chƣa thật đồng bộ với các chính sách liên quan, trong đó có bảo hiểm thất nghiệp. Trong q trình đơ thị hóa, chế độ này chƣa đƣợc điều chỉnh phù hợp nên đã thể hiện phần nào sự mất cân đối trong chính sách phát triển ở nƣớc này. Lao động nông thôn dù làm nông nghiệp hay thuộc các xí nghiệp hƣơng trấn đều chƣa là đối tƣợng mà bảo hiểm thất nghiệp hƣớng tới. Đó là một hạn chế lớn mà Trung Quốc phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục đƣợc.

Cơ cấu nhị nguyên giữa thành thị và nơng thơn chƣa đƣợc tháo dỡ cịn khiến cho quyền lợi của lao động ngoại tỉnh bị ảnh hƣởng. Họ là lực lƣợng lao động nông thôn ra thành phố làm thuê, vừa góp phần tăng thu nhập cho gia đình họ, vừa là nhân tố thúc đẩy phát triển đô thị, phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, họ bị đối xử thiếu cơng bằng trong nhiều chính sách và quyền lợi xã hội. Việc hạn chế đăng ký hộ khẩu cho ngƣời dân ngoại tỉnh khơng đồng bộ với tiến trình đơ thị hóa tăng nhanh, dẫn đến mọi quyền lợi cơ bản đối với ngƣời thành phố không đƣợc áp dụng cho lao động ngoại tỉnh. Tình hình này tạo ra hai thái cực tƣơng phản trong việc thụ hƣởng chính sách xã hội, khiến ngƣời lao động ngoại tỉnh tỏ thái độ cực đoan, bất mãn, đối kháng, bức xúc khơng chỉ với chính quyền, với ngƣời sử dụng lao động mà với cả ngƣời thành phố.

Bảo hiểm thất nghiệp chủ yếu phục vụ đối tƣợng công nhân viên chức và doanh nghiệp nhà nƣớc, chƣa quan tâm đúng mức tới các đối tƣợng khác

Mặc dù chế độ bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc đã qua nhiều lần bổ sung và sửa đổi, cho phép nhiều loại hình doanh nghiệp đều đƣợc tham gia vào bảo hiểm thất nghiệp, nhƣng theo đánh giá của các cơ quan chức năng liên quan tới bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc, số lƣợng doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp tập thể, đơn vị sự nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp vẫn là đối tƣợng chiếm thế áp đảo [110, tr.311]. Nguyên nhân sâu xa là bởi các quy định, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đều đƣợc xây dựng dựa vào tính chất, đặc thù của loại hình doanh nghiệp nhà nƣớc và nhằm phục vụ chủ yếu cho doanh nghiệp nhà nƣớc. Chính vì thế, nhiều loại hình doanh nghiệp ngồi nhà nƣớc đã khơng thể đáp ứng những điều kiện mà quy định bảo hiểm thất nghiệp đặt ra. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp đã tìm cách từ chối tham gia bảo hiểm thất nghiệp mang tính bắt buộc này, khiến nhiều lao động không đƣợc bảo đảm quyền lợi hợp pháp. Có thể thấy một nghịch lý ở Trung Quốc là, ngƣời lao động trong khối doanh nghiệp nhà nƣớc là đối tƣợng khó xảy ra thất nghiệp thì lại đƣợc hƣởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo luật định, trong khi khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc thƣờng xuyên xảy ra thất nghiệp lại không đƣợc áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp.

Đối tƣợng của bảo hiểm thất nghiệp Trung Quốc là công nhân viên chức, nên chế độ này còn đƣợc gọi là ―chế độ bảo hiểm thất nghiệp công nhân viên chức‖. Xét về nghĩa vụ, ngƣời lao động đều có nghĩa vụ cống hiến sức lao động xây dựng xã hội nhƣ nhau, nhƣng xét về quyền lợi, lại chỉ có đối tƣợng cơng nhân viên chức đƣợc hƣởng bảo hiểm thất nghiệp, điều đó thể hiện sự bất cơng trong quan hệ lao động. Ngồi cơng nhân viên chức, lực lƣợng lao động của Trung Quốc còn bao gồm rất nhiều thành phần khác nhƣ lao động tự do, sinh viên tốt nghiệp, quân nhân giải ngũ, lao động nông thôn ra thành phố làm thuê, lao động nông thôn… Những đối tƣợng này khơng có việc làm ổn định, thƣờng xuyên di chuyển, thậm chí chƣa từng đi làm nhƣ sinh viên mới ra trƣờng, là nhóm đối tƣợng cần đƣợc bảo đảm hơn cả nhƣng lại chƣa đƣợc bảo hiểm thất nghiệp quan tâm.

Cơ sở pháp lý và năng lực tuyên truyền về bảo hiểm thất nghiệp cịn hạn chế

Mặc dù, Trung Quốc đã cơng bố ―Luật Bảo hiểm xã hội” vào tháng 10- 2010, nhƣng bảo hiểm thất nghiệp ở nƣớc này mới dừng ở cấp độ các văn bản quy định dƣới luật. Điều đó cho thấy sự khơng đồng bộ trong chính sách bảo hiểm xã hội ở Trung Quốc, là rào cản cho việc thi hành chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở nƣớc này. Việc chậm trễ ban hành luật về bảo hiểm thất nghiệp gây khó khăn cho các cơ quan chức năng làm bảo hiểm trong việc áp dụng thi hành chính sách và xử phạt các hành vi vi phạm. Đồng thời, nó khơng thể hiện đƣợc tính nghiêm minh của một chế độ mang tính bắt buộc nhƣ bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, cơng tác tun truyền bảo hiểm thất nghiệp chƣa thật hiệu quả. Chính quyền địa phƣơng chƣa thật sự quán triệt đúng đắn tinh thần của TW về thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, dẫn tới tình trạng chênh lệch lớn trong ngân sách tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nơi bội chi, nơi dƣ thừa. Nhiều doanh nghiệp và ngƣời lao động đã khơng thấy đƣợc vai trị quan trọng của bảo hiểm thất nghiệp đối với bản thân họ và với cộng đồng, thậm chí cịn hiểu sai về chế độ này, coi đó là một chế độ cứu trợ xã hội, gây thiệt hại tới quyền lợi của ngƣời lao động. Do vậy, việc hoàn thiện luật về bảo hiểm thất nghiệp là điều cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc.

Kinh nghiệm xây dựng bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc là cần thiết cho Việt Nam khi bắt tay xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Nhƣng xét bối cảnh tình hình hai nƣớc, nhận thấy Trung Quốc cũng có những khó khăn và hạn chế nhất định liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp để thấy rằng chúng ta không thể học tập mọi kinh nghiệm của họ mà phải vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt. Bởi lẽ, với một quốc gia đông dân nhƣ Trung Quốc hiện nay, họ cũng đang gặp khơng ít khó khăn trong vấn đề quản lý lao động, thất nghiệp và việc làm. Vấn đề di dân và chuyển dịch lao động nông thơn ra thành thị là bài tốn phức tạp của Trung Quốc bởi công cuộc đơ thị hóa ở nƣớc này cịn nhiều bất cập, chƣa có một chính sách an sinh xã hội hoàn thiện bảo đảm quyền lợi cho những cƣ dân này, đặc biệt là chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Vấn đề phân hóa cơ cấu nhị ngun thành thị nơng thôn mà biểu hiện ở chế độ hộ tịch hộ khẩu tạo sự phân biệt và mâu thuẫn trong xã hội. Bởi lẽ, chế độ này nhƣ một bức tƣờng thành ngăn cách thành thị và nông thôn thành hai

khu vực biệt lập mà quyền lợi luôn nghiêng về phía thành thị, nhƣ về quyền lợi hƣởng bảo hiểm thất nghiệp phân tích ở trên .... Do vậy, chúng ta cần ‗tìm lợi tránh hại‖ trong những kinh nghiệm thành công và chƣa thành công của Trung Quốc để xây dựng một chế độ bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở trung quốc ( 1986 2010) luận án TS khu vực học và văn hóa học 62 31 50 01 (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)