4.3. MỘT SỐ GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
4.3.1. So sánh chế độ bảo hiểmthất nghiệp ở Việt Nam và Trung Quốc
Ở Việt Nam, trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới sắp xếp doanh nghiệp nhà nƣớc, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống khó khăn, ảnh hƣởng tới phát triển kinh tế và trật tự an ninh xã hội. Do vậy, bảo hiểm thất nghiệp ra đời nhằm bù đắp về thu nhập cho ngƣời thất nghiệp, giúp họ ổn định đời sống, hỗ trợ họ đƣợc học tập và tìm việc làm, sớm đƣa họ trở lại thị trƣờng lao động, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội, giảm gánh nặng tài chính của nhà nƣớc và doanh nghiệp trong việc giải quyết vấn đề thất nghiệp và việc làm. Từ nhận thức đó, nƣớc ta chính thức xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp vào ngày 1-1-2009, trở thành quốc gia thứ 79 trên thế giới triển khai chế độ này. Bảo hiểm thất nghiệp đƣợc hình thành trong Luật Bảo hiểm xã hội, là chế độ chính sách mới có tác động trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động, là một bộ phận quan trọng của hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam. Bảo hiểm thất nghiệp của nƣớc ta mới ra đời nên giai đoạn đầu chỉ là những bƣớc đi thử nghiệm, tìm tịi và rút kinh nghiệm. Trong khi đó, bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc phát triển trƣớc chúng ta hơn hai mƣơi năm nên có sự chênh lệch nhất định về trình độ phát triển và kinh nghiệm đi trƣớc. Chính vì thế, so sánh hệ thống chính sách bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam và Trung Quốc là cách tốt nhất để gợi mở chính sách một cách phù hợp và hiệu quả.
Thứ nhất, về hình thức tham gia, bảo hiểm thất nghiệp của hai nƣớc đều tuân
theo hình thức bắt buộc. Nếu ở Trung Quốc, bảo hiểm thất nghiệp do Chính phủ chịu trách nhiệm chính và giao cho các bộ ngành làm bảo hiểm lao động trên toàn quốc trực tiếp quản lý thì ở Việt Nam, Chính phủ lập ra chính sách pháp luật liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp và yêu cầu ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động
đều phải tham gia. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội chịu trách nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc đối với bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, về diện che phủ, ngoài đối tƣợng tham gia là ngƣời lao động có ký
kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với đơn vị doanh nghiệp, sự nghiệp (Trung Quốc gọi là công nhân viên chức), bảo hiểm thất nghiệp của nƣớc ta mở rộng hơn diện che phủ, bao gồm đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động có hoặc khơng xác định thời hạn [41]. Việc mở rộng diện che phủ nhƣ vậy vừa tạo cơ hội cho nhiều ngƣời lao động đƣợc tham gia nhƣng cũng là thách thức của quỹ bảo hiểm thất nghiệp bởi đối tƣợng tham gia khá đa dạng và đơng đảo, tính chất nghề nghiệp khác nhau, khả năng chi trả trợ cấp là khá lớn dễ dẫn tới thâm hụt quỹ.
Thứ ba, về tỉ lệ đóng góp, quy định về mức đóng góp của hai nƣớc vào quỹ
bảo hiểm thất nghiệp nhìn chung đều rất thấp so với nhiều quốc gia trên thế giới, mà tỉ lệ đóng góp của nƣớc ta còn thấp hơn mức 3% của Trung Quốc. Đó là doanh nghiệp đóng cho ngƣời lao động và trích từ tiền lƣơng tháng của ngƣời lao động để đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ là 2% (doanh nghiê ̣p đóng 1%, ngƣời lao đô ̣ng đóng 1% tiền lƣơng tháng ). Nhà nƣớc hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lƣơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những ngƣời lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hiện nay, số thu của bảo hiểm thất nghiệp tăng theo từng năm, tính đến năm 2011 tổng thu là khoảng 5.730 tỷ đồng, tăng hơn hai lần năm 2010, tổng chi là khoảng 1.096 tỷ đồng, cân đối thu chi tính đến cuối năm tồn quỹ là 14.638 tỷ đồng [25, tr.23]. Tuy nhiên, với cơ chế đóng góp nhƣ đã nêu, lại khơng có sự tham gia của các tổ chức xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khó phát triển bền vững và dễ đứng trƣớc nguy cơ mất an toàn khi doanh nghiệp làm ăn khó khăn, dẫn tới nợ đóng phí bảo hiểm, gây thiệt hại cho nguồn quỹ và quyền lợi của ngƣời lao động. Tình trạng nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp hiện nay ở nƣớc ta khá lớn. Tính đến tháng 6- 2013 số nợ đọng bảo hiểm thất nghiệp là 544,4 tỷ đồng [37]. Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho ngƣời lao động hoặc lách luật bằng cách ký hợp đồng lao
động/ hợp đồng làm việc với ngƣời lao động dƣới 12 tháng đến khơng phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho ngƣời lao động xuất hiện khá nhiều. Mặt khác, ngƣời lao động thƣờng nhận đƣợc trợ cấp thất nghiệp quá chậm sau khi nhận quyết định hƣởng, mức thụ hƣởng lại chỉ bằng 60% mức bình qn tiền lƣơng, tiền cơng của 6 tháng liền kề trƣớc khi thất nghiệp nên khó đảm bảo cho ngƣời lao động ổn định cuộc sống trong thời gian tìm việc làm mới.
Thứ tư, về mức hƣởng và thời gian hƣởng nhìn chung giữa hai nƣớc có sự
khác biệt. Nếu bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc không đƣa ra một mức hƣởng cụ thể và không liên quan tới mức lƣơng trƣớc khi ngƣời lao động thất nghiệp, thì ở nƣớc ta, quy định rất rõ, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lƣơng, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trƣớc khi thất nghiệp. Mặc dù mức hƣởng nhƣ vậy là thấp so với mức tăng lƣơng và tăng vật giá nhƣng có tính ƣu việt hơn Trung Quốc, bởi nó thể hiện tính cơng bằng về nghĩa vụ và quyền lợi tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Về thời gian hƣởng, nếu bảo hiểm thất nghiệp của Trung Quốc quy định thời gian hƣởng tối đa là 24 tháng, thì Việt Nam quy định mức hƣởng tối đa là 12 tháng, là mức hƣởng hợp lý và phổ biến trên thế giới. Thời gian hƣởng nhƣ vậy sẽ giúp ngƣời lao động nhanh chóng tìm đƣợc việc làm thích hợp mà khơng q trơng chờ vào khoản trợ cấp thất nghiệp.
Thứ năm, về chức năng quỹ bảo hiểm thất nghiệp của hai nƣớc chủ yếu vẫn
chú trọng vào công tác trợ cấp thất nghiệp bảo đảm đời sống cho ngƣời thất nghiệp nhƣ khoản trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế, (Trung Quốc bổ sung thêm tiền trợ cấp mai táng cho ngƣời thất nghiệp khi bị chết). Năm 2013, trong tổng số 8,421 triệu ngƣời tham gia bảo hiểm thất nghiệp ở nƣớc ta, số ngƣời hƣởng trợ cấp một lần là 54.133 ngƣời, số ngƣời đƣợc tƣ vấn giới thiệu việc làm là 984.509 ngƣời, số ngƣời đƣợc hỗ trợ học nghề là 13.599 ngƣời [37]. Bên cạnh đó, cơng tác hỗ trợ học nghề, tƣ vấn và giới thiệu việc làm cũng đƣợc đầu tƣ nhƣng thực sự vẫn chỉ mang tính hình thức, chƣa thực sự gắn kết bảo hiểm thất nghiệp với thị trƣờng lao động. Theo quy định bảo hiểm thất nghiệp hiện nay, với mức hỗ trợ thấp và thời gian đào tạo nghề ngắn, không quá 6 tháng với trình độ sơ cấp nên nhiều lao động thất nghiệp không thực sự hào hứng tham gia, hiện chỉ chiếm 0,29% số ngƣời hƣởng trợ cấp thất nghiệp [2, tr.5]. Thêm vào đó, do kinh phí đầu tƣ hạn chế cũng nhƣ chƣa
nhạy bén với cơ chế thị trƣờng, một số ngành nghề do trung tâm giới thiệu việc làm đào tạo không phù hợp với nhu cầu việc làm thị trƣờng và nhu cầu cũng nhƣ tay nghề của ngƣời lao động, do vậy sau khi đƣợc đào tạo, ngƣời lao động vẫn khó tìm đƣợc việc làm.
Có lẽ vì thế mà từ ngày 1-1-2015, nƣớc ta chính thức đƣa bảo hiểm thất nghiệp vào Luật Việc làm năm 2013, thay cho quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 nhằm phát huy hơn nữa vai trò xúc tiến việc làm của bảo hiểm thất nghiệp. Trong khi Trung Quốc còn đang nghiên cứu xây dựng Luật Bảo đảm việc làm thì chúng ta đã chính thức đƣa bảo hiểm thất nghiệp vào Luật Việc làm. Tuy thời gian chƣa đủ để đánh giá thành công của việc làm này nhƣng đã cho thấy sự đổi mới trong nhận thức của lãnh đạo các cấp về tầm quan trọng và vai trò của bảo hiểm thất nghiệp đối với bảo đảm việc làm. Trên cơ sở Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp, Luật Việc làm bổ sung thêm một số điều nhằm phù hợp hơn với yêu cầu của ngƣời lao động về bảo hiểm thất nghiệp và việc làm. Trong đó đáng chú ý là đối tƣợng bắt buộc tham gia đƣợc mở rộng thêm gồm lao động có Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dƣới 12 tháng nhằm tạo điều kiện cho nhiều đối tƣợng đƣợc tham gia, vừa bảo đảm quyền lợi ngƣời lao động vừa tăng nguồn thu cho ngân sách bảo hiểm thất nghiệp. Điều kiện hƣởng cũng đƣợc quy định chặt chẽ hơn, một trong những yêu cầu đó là phải nộp hồ sơ hƣởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc [49]. Điều này sẽ giúp bảo hiểm thất nghiệp chi trả đúng đối tƣợng, hạn chế nguy cơ trục lợi quỹ. Việc đƣa bảo hiểm thất nghiệp vào Luật Việc làm sẽ giúp các bộ ngành triển khai các công tác liên quan tới trợ cấp thất nghiệp và việc làm trở nên đồng bộ,
thống nhất và không bị chồng chéo. Những điểm mới về bảo hiểm thất nghiệp là
bƣớc chuyển quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế trong mấy năm thực hiện chế độ này ở nƣớc ta, hƣớng tới thực hiện một chế độ bảo hiểm thất nghiệp thực sự hiệu quả, phát huy vai trị tích cực đối với ngƣời lao động.
Nhìn chung, chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam mới ra đời, tuy đã đạt đƣợc một số thành quả bƣớc đầu, nhƣng không tránh khỏi những hạn chế cần từng bƣớc khắc phục. Bởi lẽ, bảo hiểm thất nghiệp mới đi vào cuộc sống trong một
khoảng thời gian ngắn, kinh nghiệm của ngƣời làm công tác bảo hiểm chƣa nhiều, chƣa lƣờng hết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, cũng nhƣ chƣa căn cứ vào bối cảnh kinh tế xã hội và đặc thù lao động nƣớc ta để thực hiện triển khai. Chính sách bảo hiểm thất nghiệp chƣa hồn thiện khiến nhu cầu của ngƣời lao động khơng đƣợc đáp ứng đầy đủ, đồng thời tạo kẽ hở cho các hoạt động gian lận bảo hiểm hoạt động, làm thất thoát nguồn quỹ bảo hiểm cũng nhƣ tạo gánh nặng tài chính của nhà nƣớc. Ngồi ra, cũng nhƣ Trung Quốc, bảo hiểm thất nghiệp ở nƣớc ta cũng đang phải đối diện với nhiều thách thức nhƣ áp lực việc làm, tỉ lệ thất nghiệp, đa dạng hoá ngành nghề, nhận thức của xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đối với sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội…. Tuy nhiên, trƣớc xu thế phát triển bảo hiểm thất nghiệp trên thế giới, việc xây dựng và phát triển bảo hiểm thất nghiệp ở nƣớc ta là tất yếu, là yêu cầu quan trọng để hội nhập và phát triển kinh tế xã hội.